Sau 8 năm liền tham gia kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, lần đầu tiên, trường phổ thông Vùng cao Việt Bắc có một học sinh dân tộc H’Mông đạt giải nhì môn Lịch sử. Đó là Vừa Mí Kỵ.
8 anh chị em, một mình được đi học
Sinh ra trên mảnh đất cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang, Vừ Mí Kỵ là con thứ tư trong gia đình có 8 anh chị em. Ba tuổi, Kỵ mất đi người mẹ thân yêu. Hai năm sau, bố em đi bước nữa. Từ đó, Kỵ sống với cha và mẹ kế. May mắn thay, người mẹ thứ hai cũng yêu thương em và các anh chị như con ruột của mình.
Kỵ chia sẻ: “Quê em toàn núi đá nên chủ yếu trồng ngô, làm việc cực nhọc quanh năm nhưng cũng chỉ đủ ăn”. Vì vậy, như bao gia đình người Mông ở vùng rẻo cao này, mèn mén (bột ngô hấp) là món ăn chính nuôi lớn em.
Gia cảnh khó khăn nên các chị đã đi lấy chồng, em nhỏ phải ở nhà giúp bố mẹ làm nương rẫy, trong 8 người con chỉ một mình Kỵ may mắn được đến trường.
Say mê học tập từ nhỏ, lớp ba Kỵ được chuyển đến trường nội trú tại thị trấn Phó Bảng (cách nhà 5 km) để học. Theo em, khó khăn nhất đối với học sinh dân tộc ít người đó là việc sử dụng thành thạo tiếng Kinh để tiếp thu những kiến thức mà giáo viên truyền đạt.
Bố mẹ chỉ nói được tiếng Mông lại mù chữ, nên mọi việc học hành Kỵ đều phải tự mình cố gắng. Ba năm trước khi được học tại trường Phổ thông vùng cao Việt Bắc, em mới bắt đầu nói được ngôn ngữ phổ thông.
Với trí thông minh, Kỵ nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới và tự rèn luyện khả năng ngôn ngữ. Từ một học sinh nói chưa sõi, đến nay Vừ Mí Kỵ đã có thể tự tin giao tiếp và viết văn thành thạo. Cuối cấp 2, nam sinh này được đi thi học sinh giỏi môn Sử của tỉnh Hà Giang và đạt giải nhì. Với thành tích này, em được tuyển thẳng vào trường Phổ thông vùng cao Việt Bắc.
Trong ba năm THPT, Vừ Mí Kỵ giành được hai huy chương bạc tại kỳ thi Olympic duyên hải - đồng bằng Bắc Bộ và Hùng Vương. Không chỉ vậy, với kết quả học tập xuất sắc, chàng trai này đã vinh dự được nhận học bổng Vừ A Dính.
Đặc biệt hơn nữa, trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2014, nam sinh này còn được vinh danh trên bảng vàng truyền thống của nhà trường với giải nhì môn Lịch sử. Sau 8 năm, lần đầu tiên, trường phổ thông Vùng cao Việt Bắc có một học sinh dân tộc H’Mông đạt giải này.
Mặc dù học xa nhà 350 km, mỗi năm chỉ được về hai lần vào dịp Tết và nghỉ hè, nhưng Vừ Mí Kỵ luôn cảm thấy may mắn vì được đến trường và thực hiện ước mơ của mình.
Học Sử để dạy chữ cho người Mông
Khi được hỏi lý do yêu thích lịch sử, Vừ Mí Kỵ chia sẻ: “Môn học này giúp em tìm hiểu về nguồn gốc dân tộc và đất nước ta đã từng trải qua những giai đoạn nào mới có ngày hôm nay”.
Cô Hoàng Thị Đặng (giáo viên Lịch sử) chia sẻ: "Thời gian đầu nhiều bài viết của Vừ Mí Kỵ còn có cả tiếng Mông. Em đã rất cố gắng và nỗ lực trong học tập để có được kết quả như ngày hôm nay".
Nhận thức rõ điểm yếu của mình chính là kỹ năng viết. Vì vậy, Vừ Mí Kỵ luôn trau chuốt từng câu chữ trong mỗi bài làm. Theo em: “Bạn nào cũng có khả năng nhớ kiến thức cơ bản, nhưng để đạt giải cao phải dựa vào cách diễn đạt, gắn kết sự kiện của người viết”.
Ngoài giờ học trên lớp, hàng ngày Kỵ chỉ cần dành 1-2 tiếng để tự ôn lại kiến thức môn Lịch sử và đọc thêm sách tham khảo. Rất thích thú với phòng điện tử của trường, vì vậy cuối tuần nào cậu học trò người Mông cũng lên mạng, xem những hình ảnh về lịch sử và nghe các giáo viên nổi tiếng giảng bài.
Yêu mến và coi ngôi trường như gia đình thứ hai, Vừ Mí Kỵ tâm sự: “Thầy cô là những người rất quan trọng trong cuộc đời em. Đó không chỉ là người truyền kiến thức mà còn chăm sóc, dạy bảo chúng em như những người con”.
Nhìn tấm gương các giáo viên nơi đây và nhận thấy rằng gia đình mình cũng như nhiều bà con khác trong bản còn chưa biết tiếng phổ thông, trẻ em không được đến trường, Vừ Mí Kỵ đã quyết tâm trở thành thầy giáo để đem cái chữ đến với quê hương mình.
Vừa qua, chàng trai này đã nộp hồ sơ vào ĐH Sư phạm Hà Nội để tiếp tục con đường thực hiện ước mơ đó.
Khi được hỏi, sinh ra trong nghèo khó, nhưng may mắn có điều kiện được học hành, tại sao không chọn một nghề có thể kiếm được nhiều tiền, Vừ Mí Kỵ thẳng thắn: “Em chỉ nghĩ rằng việc gì bản thân mình thích sẽ có thể làm tốt”.
Theo An Hoàng/Zing
8 anh chị em, một mình được đi học
Sinh ra trên mảnh đất cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang, Vừ Mí Kỵ là con thứ tư trong gia đình có 8 anh chị em. Ba tuổi, Kỵ mất đi người mẹ thân yêu. Hai năm sau, bố em đi bước nữa. Từ đó, Kỵ sống với cha và mẹ kế. May mắn thay, người mẹ thứ hai cũng yêu thương em và các anh chị như con ruột của mình.
Kỵ chia sẻ: “Quê em toàn núi đá nên chủ yếu trồng ngô, làm việc cực nhọc quanh năm nhưng cũng chỉ đủ ăn”. Vì vậy, như bao gia đình người Mông ở vùng rẻo cao này, mèn mén (bột ngô hấp) là món ăn chính nuôi lớn em.
Gia cảnh khó khăn nên các chị đã đi lấy chồng, em nhỏ phải ở nhà giúp bố mẹ làm nương rẫy, trong 8 người con chỉ một mình Kỵ may mắn được đến trường.
Vừ Mí Kỵ - học sinh lớp 12A6, trường phổ thông Vùng cao Việt Bắc (Ảnh: vungcaovietbac.edu.vn). |
Bố mẹ chỉ nói được tiếng Mông lại mù chữ, nên mọi việc học hành Kỵ đều phải tự mình cố gắng. Ba năm trước khi được học tại trường Phổ thông vùng cao Việt Bắc, em mới bắt đầu nói được ngôn ngữ phổ thông.
Với trí thông minh, Kỵ nhanh chóng hòa nhập với môi trường mới và tự rèn luyện khả năng ngôn ngữ. Từ một học sinh nói chưa sõi, đến nay Vừ Mí Kỵ đã có thể tự tin giao tiếp và viết văn thành thạo. Cuối cấp 2, nam sinh này được đi thi học sinh giỏi môn Sử của tỉnh Hà Giang và đạt giải nhì. Với thành tích này, em được tuyển thẳng vào trường Phổ thông vùng cao Việt Bắc.
Trong ba năm THPT, Vừ Mí Kỵ giành được hai huy chương bạc tại kỳ thi Olympic duyên hải - đồng bằng Bắc Bộ và Hùng Vương. Không chỉ vậy, với kết quả học tập xuất sắc, chàng trai này đã vinh dự được nhận học bổng Vừ A Dính.
Đặc biệt hơn nữa, trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2014, nam sinh này còn được vinh danh trên bảng vàng truyền thống của nhà trường với giải nhì môn Lịch sử. Sau 8 năm, lần đầu tiên, trường phổ thông Vùng cao Việt Bắc có một học sinh dân tộc H’Mông đạt giải này.
Mặc dù học xa nhà 350 km, mỗi năm chỉ được về hai lần vào dịp Tết và nghỉ hè, nhưng Vừ Mí Kỵ luôn cảm thấy may mắn vì được đến trường và thực hiện ước mơ của mình.
Học Sử để dạy chữ cho người Mông
Khi được hỏi lý do yêu thích lịch sử, Vừ Mí Kỵ chia sẻ: “Môn học này giúp em tìm hiểu về nguồn gốc dân tộc và đất nước ta đã từng trải qua những giai đoạn nào mới có ngày hôm nay”.
Cô Hoàng Thị Đặng (giáo viên Lịch sử) chia sẻ: "Thời gian đầu nhiều bài viết của Vừ Mí Kỵ còn có cả tiếng Mông. Em đã rất cố gắng và nỗ lực trong học tập để có được kết quả như ngày hôm nay".
Nhận thức rõ điểm yếu của mình chính là kỹ năng viết. Vì vậy, Vừ Mí Kỵ luôn trau chuốt từng câu chữ trong mỗi bài làm. Theo em: “Bạn nào cũng có khả năng nhớ kiến thức cơ bản, nhưng để đạt giải cao phải dựa vào cách diễn đạt, gắn kết sự kiện của người viết”.
Ngoài giờ học trên lớp, hàng ngày Kỵ chỉ cần dành 1-2 tiếng để tự ôn lại kiến thức môn Lịch sử và đọc thêm sách tham khảo. Rất thích thú với phòng điện tử của trường, vì vậy cuối tuần nào cậu học trò người Mông cũng lên mạng, xem những hình ảnh về lịch sử và nghe các giáo viên nổi tiếng giảng bài.
Nhìn tấm gương các giáo viên nơi đây và nhận thấy rằng gia đình mình cũng như nhiều bà con khác trong bản còn chưa biết tiếng phổ thông, trẻ em không được đến trường, Vừ Mí Kỵ đã quyết tâm trở thành thầy giáo để đem cái chữ đến với quê hương mình.
Vừa qua, chàng trai này đã nộp hồ sơ vào ĐH Sư phạm Hà Nội để tiếp tục con đường thực hiện ước mơ đó.
Khi được hỏi, sinh ra trong nghèo khó, nhưng may mắn có điều kiện được học hành, tại sao không chọn một nghề có thể kiếm được nhiều tiền, Vừ Mí Kỵ thẳng thắn: “Em chỉ nghĩ rằng việc gì bản thân mình thích sẽ có thể làm tốt”.
Theo An Hoàng/Zing
Bình luận