Với ý định xuống nhà bác ruột ở để dự đám cưới, không ngờ em Trần Văn Đạt (SN 2000, trú xã Đức Thủy, H.Đức Thọ, Hà Tĩnh) lại đi lạc vào tận… Quảng Trị.
Hai ngày hai đêm, đạp xe suốt 300km, cậu bé không hề chợp mắt, chỉ ăn 1 chiếc bánh mỳ và uống 5 chai nước.
Đạp xe hơn 300km chỉ ăn 1 chiếc bánh mỳ
Chiều 23/7, chúng tôi tìm gặp Trần Văn Đạt (đang ở nhà bác ruột ở xã Xuân Liên, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) - cậu bé vừa có "thành tích" đạp xe suốt 300km từ Hà Tĩnh vào tận Quảng Trị mà không hề chợp mắt và chỉ ăn duy nhất 1 chiếc bánh mỳ.
Đạp xe hơn 300km chỉ ăn 1 chiếc bánh mỳ
Chiều 23/7, chúng tôi tìm gặp Trần Văn Đạt (đang ở nhà bác ruột ở xã Xuân Liên, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) - cậu bé vừa có "thành tích" đạp xe suốt 300km từ Hà Tĩnh vào tận Quảng Trị mà không hề chợp mắt và chỉ ăn duy nhất 1 chiếc bánh mỳ.
Cậu bé Trần Văn Đạt với kỳ tích đạp xe suốt 2 ngày đêm mà chỉ ăn 1 ổ bánh mỳ. |
Đập vào mắt chúng tôi là hình ảnh một cậu bé có dáng người nhỏ nhắn với làn da cháy sạm vì nắng thiêu đốt trong những ngày đi lạc.
Đạt kể: "Khoảng 15h ngày 19/7, sau khi học bài với chị gái xong, cháu xin phép bố mẹ đạp xe xuống nhà bác Đào chơi dịp chuẩn bị làm lễ cưới cho anh. Từ nhà cháu (xã Đức Thủy, huyện Đức Thọ) xuống nhà bác (xã Xuân Liên) khoảng hơn 20km.
Được bố mẹ đồng ý và cho 200 ngàn đồng, cháu mặc quần áo và lấy thêm 3 bộ quần áo khác vào túi xách rồi dắt xe đạp đi".
Theo lời Đạt, vì trời nhá nhem tối nên lúc đi đến ngã tư cầu Bến Thủy II (thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân) thì em lại đạp xe theo đường tránh thị xã Hồng Lĩnh vào TP Hà Tĩnh.
"Theo đướng lớn, cháu cứ đạp mãi, tới khi vào địa phận huyện Thạch Hà thì trời đổ mưa to, cháu trú vào một nhà dân. Cháu có hỏi một người đi đường, họ chỉ đường nào thì cháu đi đường đó, những đạp mãi cũng không về được nhà bác ở xã Xuân Liên.
Đạt kể: "Khoảng 15h ngày 19/7, sau khi học bài với chị gái xong, cháu xin phép bố mẹ đạp xe xuống nhà bác Đào chơi dịp chuẩn bị làm lễ cưới cho anh. Từ nhà cháu (xã Đức Thủy, huyện Đức Thọ) xuống nhà bác (xã Xuân Liên) khoảng hơn 20km.
Được bố mẹ đồng ý và cho 200 ngàn đồng, cháu mặc quần áo và lấy thêm 3 bộ quần áo khác vào túi xách rồi dắt xe đạp đi".
Theo lời Đạt, vì trời nhá nhem tối nên lúc đi đến ngã tư cầu Bến Thủy II (thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân) thì em lại đạp xe theo đường tránh thị xã Hồng Lĩnh vào TP Hà Tĩnh.
"Theo đướng lớn, cháu cứ đạp mãi, tới khi vào địa phận huyện Thạch Hà thì trời đổ mưa to, cháu trú vào một nhà dân. Cháu có hỏi một người đi đường, họ chỉ đường nào thì cháu đi đường đó, những đạp mãi cũng không về được nhà bác ở xã Xuân Liên.
Cả đêm, cháu cứ đạp xe theo con đường lớn (QL 1A), cứ mong sẽ tìm được đường về", Đạt tiếp lời.
"Đến sáng hôm sau (20/7), cháu vẫn tiếp tục đi. Cháu chỉ nhớ là có đi qua một cửa hầm có dòng chữ "Hầm đường bộ Đèo Ngang". Sau đó, cháu có hỏi một người dân đường về xã Đức Thủy thì họ chỉ cho cháu. Cháu lại theo sự hướng dẫn của người đó, nhưng càng đạp càng không thấy đường về.
Đến trưa 21/7, cháu đạp xe đến một ngã ba và ngay cạnh ngã ba này có một tấm bảng hiệu to đề dòng chữ “TP.Đông Hà, Quảng Trị.
"Nhìn xung quanh, cháu thấy một người công nhân làm đường rồi chú đó chỉ cho cháu quay xe trở lại mà đi ra. Đạp mãi cho đến lúc tối, mệt quá cháu mới xuống dắt xe đi bộ thì gặp mấy chú CSGT hỏi và đưa về trụ sở công an", Đạt kể rành mạch.
Không dám ăn vì sợ tốn tiền
Theo như lời của Đạt, quãng đường mà cậu bé đi là từ xã Đức Thủy đến TP Đông Hà (Quảng Trị) và từ TP Đông Hà về lại huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), nghĩa là gần 300km. Vậy mà suốt dọc đường, cậu bé chỉ ăn duy nhất 1 ổ bánh mỳ và mua 5 chai nước.
Giây phút Đạt hội ngộ với bố và chị gái ở Phòng CSGT Quảng Bình. |
Khi chúng tôi hỏi vì sao cháu chỉ ăn như vậy, Đạt nhẻm miệng cười: "Dạ, cháu sợ hết tiền".
"Suốt dọc đường, cháu cũng chỉ đạp xe thôi, lần nghỉ nhiều nhất là được 5 phút, vì khi ấy cháu ghé vào quán mua bánh mỳ. Vào buổi tối không thấy đường thì cháu đạp xe theo ánh đèn ô tô. Nhiều lúc buồn ngủ nhưng cháu không dám ngủ vì sợ mất xe. Và cháu cũng cố gắng đạp để mong sớm về nhà", Đạt cho biết.
"Lúc đi, cháu mang theo 200 ngàn đồng, trừ đi tiền mua bánh mỳ và nước uống, vẫn còn lại 121 ngàn, cháu đã đưa cho chị gái cất rồi", Đạt khoe với chúng tôi.
Cũng theo Đạt, trên đường đi, khi cậu bé hỏi đường, nhiều người đã ngỏ ý nói Đạt ở lại làm thuê để kiếm tiền (như chăn bò, nuôi heo, nuôi gà…). Nhưng lúc ấy, trong đầu cậu bé chỉ mong tìm đường về nhà nên đã từ chối.
Ông Trần Văn Thủy (bố cháu Đạt) nhớ lại, sau khi cháu Đạt mất tích, gia đình đi khắp nơi để tìm kiếm nhưng vẫn không được. Đang lo lắng thì bất ngờ nhận được điện thoại từ Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Bình mời vào làm thủ tục để đón con về.
"Ngay tối đó, tôi thuê xe taxi chạy từ Hà Tĩnh vào TP Đồng Hới để kịp sáng sớm mai làm thủ tục đón con. Gặp cháu, nước mắt tôi cứ chảy mà nó vẫn rất bình thường.
"Lúc đi, cháu mang theo 200 ngàn đồng, trừ đi tiền mua bánh mỳ và nước uống, vẫn còn lại 121 ngàn, cháu đã đưa cho chị gái cất rồi", Đạt khoe với chúng tôi.
Cũng theo Đạt, trên đường đi, khi cậu bé hỏi đường, nhiều người đã ngỏ ý nói Đạt ở lại làm thuê để kiếm tiền (như chăn bò, nuôi heo, nuôi gà…). Nhưng lúc ấy, trong đầu cậu bé chỉ mong tìm đường về nhà nên đã từ chối.
Ông Trần Văn Thủy (bố cháu Đạt) nhớ lại, sau khi cháu Đạt mất tích, gia đình đi khắp nơi để tìm kiếm nhưng vẫn không được. Đang lo lắng thì bất ngờ nhận được điện thoại từ Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Bình mời vào làm thủ tục để đón con về.
"Ngay tối đó, tôi thuê xe taxi chạy từ Hà Tĩnh vào TP Đồng Hới để kịp sáng sớm mai làm thủ tục đón con. Gặp cháu, nước mắt tôi cứ chảy mà nó vẫn rất bình thường.
Tôi xin chân thành cảm ơn CSGT Quảng Bình, nhờ họ mà cháu Đạt mới sớm tìm được về nhà, chứ không chẳng biết chuyện gì sẽ xảy ra nữa", ông Thủy nói.
» Vừ Già Pó lạc sang Pakistan: Cuốc bộ qua Myanmar
» Vừ Già Pó lạc sang Pakistan: Vạn lý độc hành
» Vừ Già Pó lưu lạc sang Pakistan: Hành trình về phía mặt trời lặn
» Cuộc phiêu lưu kỳ lạ của 'thánh phượt' Vừ Già Pó
Theo VNN
Bình luận