Dư âm chuyến công du 4 ngày tại Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama vẫn còn hiện diện mạnh mẽ trong mỗi người dân. Những ứng xử tinh tế của Obama trước sự đón tiếp rất văn hóa, nồng hậu và chân thành của các nhà lãnh đạo và nhân dân Việt Nam được dư luận đánh giá cao.
Tổng thống Mỹ Obama thân mật với người dân Việt NamỞ góc độ là một chuyên gia văn hóa ứng xử, giao tiếp, Tiến sỹ Mỹ học Thế Hùng (nguyên giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội) đã có những kiến giải thú vị.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, người Việt chúng ta xem họ là kẻ thù. Thế nhưng, đến nay, người Việt Nam đã sang bước ngoặt mới, sang tư duy mới. Chúng ta đã cài vào đầu tư duy mới là tinh thần hữu nghị, là quan niệm thế giới phẳng và xóa khoảng cách.
Từ các nhà lãnh đạo cấp cao cho đến toàn bộ người dân yêu nước của chúng ta đã đứng trên tinh thần yêu chuộng hòa bình, xác định là thành viên của đại gia đình thế giới nên chào đón ông Obama rất văn hóa, nồng hậu và chân thành.
Sự khác biệt của Obama với các tổng thống khác chính là sự gần gũi. Người ta không cảm thấy khoảng cáchcủa một người lãnh đạo của một cường quốc trên thế giới. Đây là sự thể hiện giữa con người với con người, mang tính nhân văn rất cao.
Tất cả hành xử của Obama trong những ngày vừa rồi thể hiện ông là con người nhất trong những con người bình thường, ông ứng xử giao tiếp trong mối quan hệ giữa người với người.
Điều đó có lý do từ việc Obama cảm nhận được tấm lòng của lãnh đạo và người dân Việt Nam đối với mình, từ lúc hạ cánh ở sân bay cho đến khi về khách sạn, rồi trong suốt quá trình thăm và làmviệc mấy ngày ở Việt Nam.
Video: Những câu nói bất hủ của ông Obama khi ở Việt Nam
Ở một góc độ nào đó, bản thân Obama cũng là tấm gương về hành xử văn hóa, về ứng xử và kỹ năng giao tiếp. Người ta không cảm thấy sự cách biệt giữa một ông tổng thống một nước lớn với những người dân bình thường khi ông ấy đi ăn bún chả, uống bia Hà Nội, hay đi thăm bà con làng cốm…
Obama đối xử với dân chúng rất nhẹ nhàng, thân tình và tinh tế. Ông hòa vào dân, tan vào dân và biến thành bạn của dân, không còn khoảng cách nữa rồi. Thế nhưng, Obama vẫn giữ được sự lịch lãm, lịch thiệp.
Obama trước khi bắt tay người dân còn cởi nhẫn ra. Có nhiều người không dịch được thông điệp này. Riêng tôi, tôi dịch được. Trong khi bắt tay, người đàn ông thường có sức mạnh, khi vô tình bóp vào tay phụ nữ thì sẽ gây đau.Tôi là chuyên gia giảng dạy về văn hóa ứng xử nên tôi biết, quy tắc bắt tay phụ nữ bao giờ cũng bắt tay phía ngón, bắt với lực vừa phải. Vì thế, ông Obama tháo nhẫn trước khi bắt tay cũng thể hiện tầm ứng xử văn hóa rất cao…
Trong kỹ năng thu phục lòng người ban đầu có 4 chữ “S” thì ông Obama có đầy đủ. Đó là: Smile (Cười); Smart (Lịch sự): Speed (Nhanh nhẹn); Sincerity (Chân thành). Ông Obam đã đạt đủ 4 kỹ năng này.
Ông Obama có nói rằng, sau khi nghỉ hưu, ông ấy sẽ đưa vợ con sang Việt Nam. Đó là vì, ông ấy thấy rằng, ông ấy trở lại đây là một quyết định đúng đắn, vì ở đây, con người đẹp, cảnh đẹp, không gian đẹp. Như vậy, ông ấy muốn trở lại vì cái TÌNH và vì cái ĐẸP.
TS Phạm Thế HùngTiến sỹ Mỹ học Thế Hùng, tên đầy đủ là Phạm Thế Hùng, sinh ngày 20/8/1947, quê gốc Ninh Bình. Ông tốt nghiệp khóa 1 lớp Sáng tác của Hội Nhạc sỹ Việt Nam, tốt nghiệp lớp Sáng tác của Hội Âm nhạc Hà Nội. Ông là Tiến sỹ Mỹ học của trường Đại học Quốc gia Hà Nội, giảng viên thỉnh giảng ở bậc Đại học, Cao học Nhạc viện Hà Nội, Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật quân đội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Đại học Sư phạm Hà Nội và Đại học Mỹ thuật Hà Nội.
Tiến sỹ Thế Hùng còn là hội viên Hội Nhà văn, Hội Mỹ thuật, Hội Nhà báo Việt Nam. Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Quốc tế. Là chuyên gia đào tạo chuyên nghiệp về văn hóa giao tiếp và kỹ năng mềm; Giám khảo nhiều cuộc thi Hoa hậu, Hoa khôi. Ông thuyết trình hơn 1.400 cuộc cho 600 đơn vị bộ, ngành… Hiện, ông đang mở chương trình từ thiện trí tuệ miễn phí cho mọi đối tượng.
Bình luận