• Zalo

Cặp tàu hộ vệ tên lửa Gepard thứ 2 của Việt Nam được hạ thủy

Quân sựThứ Ba, 26/04/2016 07:00:00 +07:00Google News

Ngày 27/4/2016, nhà máy Zelenodolsk mang tên AM Gorky sẽ làm lễ hạ thủy các tàu hộ vệ tên lửa Gepard-3.9 theo đơn đặt hàng của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Ngày 27/4/2016, nhà máy Zelenodolsk mang tên AM Gorky sẽ làm lễ hạ thủy các tàu hộ vệ tên lửa Gepard-3.9 theo đơn đặt hàng của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Đây là cặp tàu hộ vệ tên lửa Gepard-3.9 thứ hai được phía Nga đóng cho Hải quân Nhân dân Việt Nam. Hai tàu Gepard-3.9 tương tự đầu tiên đã được bàn giao cho phía Việt Nam theo hợp đồng kí vào tháng 12/2006, được đóng theo thiết kế tàu hộ vệ tên lửa có mã số đề án 11661E do Viện thiết kế đề án Thung lũng Xanh cung cấp.

Đề án tàu hộ vệ tên lửa Gepard-3.9 là kết quả của quá trình hợp tác và chuyển giao công nghệ nghiên cứu, thiết kế tàu chiến đấu giữa các đơn vị thiết kế tàu quân sự hàng đầu của Việt Nam và Liên bang Nga.
Cặp tàu hộ vệ tên lửa Gepard đầu tiên do Nga đóng cho Việt Nam đã được bàn giao và mang số hiệu HQ-011 và HQ-012
Cặp tàu hộ vệ tên lửa Gepard đầu tiên do Nga đóng cho Việt Nam đã được bàn giao và mang số hiệu HQ-011 và HQ-012 
Cặp tàu hộ vệ tên lửa Gepard này nhằm đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ của lực lượng hải quân và ngành công nghiệp đóng tàu quân sự Việt Nam trong giai đoạn mới, đồng thời phục vụ hoạt động xuất khẩu vũ khí hải quân của Nga nói chung, cũng như duy trì năng lực nghiên cứu và đóng mới tàu quân sự của các đơn vị trong ngành công nghiệp tàu quân sự liên quan của Nga nói riêng.

Tàu hộ vệ tên lửa Gepard-3.9 có lượng choán nước đầy đủ 2.100 tấn, chiều dài thân tàu 102,2m, chiều rộng thân tàu 13,1m, độ mớn nước 5,3m, tốc độ tối đa 28 hải lí/giờ, tốc độ tuần phòng 21 hải lí/giờ, có khả năng sử dụng các hệ thống vũ khí được trang bị trong điều kiện biển động tới cấp 5 và hành trình không lệ thuộc vào cấp biển động, thời gian hoạt động độc lập trên biển tới 20 ngày và hành trình tối đa 5.000 hải lí ở tốc độ tuần phòng cho mỗi lần tiếp liệu, có khả năng nhận tiếp liệu ngay trong hải hành.

Tàu hộ vệ tên lửa Gepard-3.9 được thiết kế và trang bị các loại vũ khí, khí tài hiện đại, đủ khả năng thực hiện nhiều loại hình nhiệm vụ cả trong thời bình và thời chiến một cách độc lập hoặc trong đội hình biên đội tàu mặt nước, đồng thời có khả năng hiệp đồng chiến đấu với các lực lượng trên không và trên bờ khác.

    Video: Tiêm kích Su-30MK2 Việt Nam phóng tên lửa Kh-31A 

Các nhiệm vụ của tàu Gepard-3.9 trong thời bình gồm: tuần tra bảo vệ các vùng biển và vùng đặc quyền kinh tế thuộc chủ quyền quốc gia, hỗ trợ các hoạt động hàng hải và hiện diện tại các khu vực liên quan tới lợi ích quốc gia.

Trong thời chiến, tàu Gepard-3.9 thực hiện các nhiệm vụ: chiến đấu chống mục tiêu trên không, trên biển và mục tiêu ngầm, tham gia hộ tống bảo vệ đội hình tàu mặt nước, tiến hành tuần tra trực ban chiến đấu, yểm trợ hỏa lực cho lực lượng đổ bộ đường biển và rải thủy lôi phong tỏa đường biển.

Dự kiến lễ hạ thủy sẽ có mặt đầy đủ một số các quan chức Nga, như đại diện của tập đoàn Rosoboronexport, các bộ các ngành của Cộng hòa Tatarstan, các đại diện của thành phố Zelenodolsk, cùng các đại diện đến từ Bộ Quốc phòng của Việt Nam.

Đã có những thông tin tiết lộ cho biết rằng, nhiều khả năng phía Hải quân Việt Nam sẽ tiếp tục đặt những cặp tàu Gepard tiếp theo với một số thay đổi về trang bị vũ khí.

Nguồn: Infornet
Bình luận
vtcnews.vn