(VTC News) - Khi cáp quang biển bị đứt, công việc khắc phục, hàn nối được tiến hành khá phức tạp, cần độ chính xác cao và quá trình này cũng đòi hỏi phải có máy móc chuyên dụng để thổi cát dưới đáy biển, tạo thành rãnh đặt cáp quang vào và phủ lấp cát lại lên trên để giảm thiểu khả năng bị va chạm.
Trả lời PV VTC News về công tác khắc phục sự cố đứt cáp quang trên biển sẽ được tiến hành như thế nào, đại diện FPT Telecom cho biết, chỉ trong 48 giờ đầu tiên sau khi xác định được vị trí bị đứt gãy, phương án sửa chữa sẽ được Trung tâm Điều hành cáp quang AAG đưa ra. Theo phân chia, đội tàu cứu hộ nằm tại Singapore sẽ xử lý những sự cố xảy ra trên đoạn cáp quang đi qua Việt Nam.
Do phải đi qua vùng biển của nhiều nước nên quá trình cấp giấy phép cho đội tàu này sẽ kéo dài khoảng 1-2 tuần, thời gian di chuyển đến vị trí đứt mất 2-5 ngày. Cuối cùng quá trình xử lý nối cáp sẽ trong khoảng 7-10 ngày.
Sau khi tàu đến vị trí gặp ra sự cố, thợ lặn sẽ có nhiệm vụ xác định chính xác đoạn cáp bị đứt. Nhờ vậy, một cánh tay cần cẩu trên tàu sẽ được thả xuống đáy biển để đưa dây cáp lên boong và tiến hành nối lại.
Đối với những vùng biển sâu, sẽ dùng máy để kéo bó cáp quang từ đáy biển lên mặt nước, sau đó cố định đầu cáp bị đứt bằng phao nổi. Quá trình tiến hành nối từng sợi cáp quang trong phòng kỹ thuật đặc biệt trên tàu.
Khi việc sửa chữa hoàn tất, các sợi cáp quang sẽ được bọc lại như cũ và trả về vị trí ban đầu của chúng. Mặc dù vậy, quá trình này cũng đòi hỏi phải có máy móc chuyên dụng để thổi cát dưới đáy biển, tạo thành rãnh đặt cáp quang vào và phủ lấp cát lại lên trên để giảm thiểu khả năng bị va chạm.
Lý giải về thời gian sửa chữa thường kéo dài, chuyên viên FPT Telecom cho biết, các tàu xử lý trên không chỉ dành riêng để khắc phục sự cố mà còn được dùng vào nhiều mục đích khác, chính vì vậy việc đội tàu này có nhiệm vụ khác hay không sẽ khiến thời gian sửa chữa rút ngắn hoặc kéo dài hơn.
Được biết, trong quãng thời gian đợi sửa chữa, các nhà mạng sẽ sử dụng các tuyến cáp đất liền để chuyển tiếp lưu lượng AAG bị ngừng hoạt động nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tới khách hàng.
Trước đó, vào ngày 5/1, tuyến cáp quang biển quốc tế AAG cũng gặp sự cố tại đoạn rẽ nhánh vào trạm cập bờ Vũng Tàu. Phải tới 23/1 công tác khắc phục sự cố mới hoàn tất.
Còn mới đây nhất, hôm qua (23/4), tuyến cáp quang biển quốc tế AAG (Asia - America Gateway) đoạn từ Tp.HCM đi Hong Kong đã gặp hiện tượng đứt gãy. Đây là lần thứ 2 kể từ đầu năm 2015 sự cố tương tự đã xảy ra với đường truyền internet đi quốc tế này.
Việc cáp quang AAG xảy ra sự cố sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam đang khai thác tuyến cáp này như: VNPT, Viettel, FPT Telecom, CMC Telecom..., khiến tốc độ truy cập đi quốc tế của người dùng mạng chậm đi đáng kể.
Phía FPT Telecom cho biết nhà mạng này đã sử dụng các tuyến cáp đất liền để chuyển tiếp lưu lượng AAG bị ngừng hoạt động nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tới khách hàng. Đồng thời phối hợp với các bên liên quan nhằm mau chóng khắc phục sự cố trên tuyến cáp quang biển.
Do điểm đứt gãy thường nằm ở ngoài khơi, cách bờ từ 200 - 300 km nên thời gian sửa chữa thường khá dài, trung bình lên đến 3 tuần tới 1 tháng. Đồng thời quá trình này cũng yêu cầu sự phối hợp chặt chẽ của nhiều bên có liên quan như Trung tâm Điều hành cáp quang AAG, các nhà mạng quốc tế cũng bị ảnh hưởng bởi sự cố cũng như công ty sở hữu tàu xử lý ....
Lê Vy
Trả lời PV VTC News về công tác khắc phục sự cố đứt cáp quang trên biển sẽ được tiến hành như thế nào, đại diện FPT Telecom cho biết, chỉ trong 48 giờ đầu tiên sau khi xác định được vị trí bị đứt gãy, phương án sửa chữa sẽ được Trung tâm Điều hành cáp quang AAG đưa ra. Theo phân chia, đội tàu cứu hộ nằm tại Singapore sẽ xử lý những sự cố xảy ra trên đoạn cáp quang đi qua Việt Nam.
Do phải đi qua vùng biển của nhiều nước nên quá trình cấp giấy phép cho đội tàu này sẽ kéo dài khoảng 1-2 tuần, thời gian di chuyển đến vị trí đứt mất 2-5 ngày. Cuối cùng quá trình xử lý nối cáp sẽ trong khoảng 7-10 ngày.
Sau khi tàu đến vị trí gặp ra sự cố, thợ lặn sẽ có nhiệm vụ xác định chính xác đoạn cáp bị đứt. Nhờ vậy, một cánh tay cần cẩu trên tàu sẽ được thả xuống đáy biển để đưa dây cáp lên boong và tiến hành nối lại.
Đối với những vùng biển sâu, sẽ dùng máy để kéo bó cáp quang từ đáy biển lên mặt nước, sau đó cố định đầu cáp bị đứt bằng phao nổi. Quá trình tiến hành nối từng sợi cáp quang trong phòng kỹ thuật đặc biệt trên tàu.
Quá trình sửa chữa thường bị kéo dài ở khâu xin giấy phép và di chuyển |
Khi việc sửa chữa hoàn tất, các sợi cáp quang sẽ được bọc lại như cũ và trả về vị trí ban đầu của chúng. Mặc dù vậy, quá trình này cũng đòi hỏi phải có máy móc chuyên dụng để thổi cát dưới đáy biển, tạo thành rãnh đặt cáp quang vào và phủ lấp cát lại lên trên để giảm thiểu khả năng bị va chạm.
Lý giải về thời gian sửa chữa thường kéo dài, chuyên viên FPT Telecom cho biết, các tàu xử lý trên không chỉ dành riêng để khắc phục sự cố mà còn được dùng vào nhiều mục đích khác, chính vì vậy việc đội tàu này có nhiệm vụ khác hay không sẽ khiến thời gian sửa chữa rút ngắn hoặc kéo dài hơn.
Được biết, trong quãng thời gian đợi sửa chữa, các nhà mạng sẽ sử dụng các tuyến cáp đất liền để chuyển tiếp lưu lượng AAG bị ngừng hoạt động nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tới khách hàng.
Trước đó, vào ngày 5/1, tuyến cáp quang biển quốc tế AAG cũng gặp sự cố tại đoạn rẽ nhánh vào trạm cập bờ Vũng Tàu. Phải tới 23/1 công tác khắc phục sự cố mới hoàn tất.
Video cận cảnh cá mập cắn cáp quang biển:
Nguồn: Liveleak
Còn mới đây nhất, hôm qua (23/4), tuyến cáp quang biển quốc tế AAG (Asia - America Gateway) đoạn từ Tp.HCM đi Hong Kong đã gặp hiện tượng đứt gãy. Đây là lần thứ 2 kể từ đầu năm 2015 sự cố tương tự đã xảy ra với đường truyền internet đi quốc tế này.
Việc cáp quang AAG xảy ra sự cố sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tất cả các nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam đang khai thác tuyến cáp này như: VNPT, Viettel, FPT Telecom, CMC Telecom..., khiến tốc độ truy cập đi quốc tế của người dùng mạng chậm đi đáng kể.
Phía FPT Telecom cho biết nhà mạng này đã sử dụng các tuyến cáp đất liền để chuyển tiếp lưu lượng AAG bị ngừng hoạt động nhằm giảm thiểu ảnh hưởng tới khách hàng. Đồng thời phối hợp với các bên liên quan nhằm mau chóng khắc phục sự cố trên tuyến cáp quang biển.
Do điểm đứt gãy thường nằm ở ngoài khơi, cách bờ từ 200 - 300 km nên thời gian sửa chữa thường khá dài, trung bình lên đến 3 tuần tới 1 tháng. Đồng thời quá trình này cũng yêu cầu sự phối hợp chặt chẽ của nhiều bên có liên quan như Trung tâm Điều hành cáp quang AAG, các nhà mạng quốc tế cũng bị ảnh hưởng bởi sự cố cũng như công ty sở hữu tàu xử lý ....
Lê Vy
Bình luận