Nhấn F5 để cập nhập
Đường dây 500kV gặp sự cố, 10 nhà máy điện ngừng hoạt động
Bão đã khiến hệ thống truyền tải điện 500kV bị sự cố, làm mất liên kết hệ thống điện quốc gia, và khiến 10 nhà máy điện ngừng hoạt động khẩn cấp, gây mất điện diện rộng.
Điện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, vào lúc 22h25 ngày 14/10, hệ thống truyền tải điện 500kV đã bị sự cố trên các đoạn đường dây Nho Quan - Hà Tĩnh, Hà Tĩnh - Đà Nẵng, Đà Nẵng - Dốc Sỏi - Pleiku, làm mất liên kết Hệ thống điện quốc gia dẫn đến hệ thống điện hai miền Bắc Nam vận hành độc lập.
Sự cố bất khả kháng này đã khiến hơn 10 nhà máy thủy điện khu vực miền Trung phải ngừng hoạt động khẩn cấp (Bản Vẽ, A Vương, Đak Mi 4, Sông Tranh...) và làm mất điện một số phụ tải khu vực miền Bắc (khoảng 1250 MW) và khu vực miền Trung (khoảng 580 MW).
Bão đã khiến hệ thống truyền tải điện 500kV bị sự cố, làm mất liên kết hệ thống điện quốc gia, và khiến 10 nhà máy điện ngừng hoạt động khẩn cấp, gây mất điện diện rộng.
Bão Nari đã khiến hệ thống truyền tải điện 500kV bị sự cố. Ảnh: Minh họa |
Sự cố bất khả kháng này đã khiến hơn 10 nhà máy thủy điện khu vực miền Trung phải ngừng hoạt động khẩn cấp (Bản Vẽ, A Vương, Đak Mi 4, Sông Tranh...) và làm mất điện một số phụ tải khu vực miền Bắc (khoảng 1250 MW) và khu vực miền Trung (khoảng 580 MW).
11h30', bão trên khu vực biên giới Việt Lào
Theo tin mới nhất từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, do ảnh hưởng của bão số 11, ở Nam vịnh Bắc Bộ và vùng biển các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định đã có gió giật mạnh cấp 6 – 11, vùng gần tâm bão đi qua gió giật mạnh cấp 12 – 14.
Quảng Nam - Đà Nẵng: mất điện, mất nước, 7 người bị thương
Đến 11h30' ngày 15/10, tại TP.Đà Nẵng lượng mưa đã giảm. Tuy nhiên, từng đợt gió lớn vẫn gầm rú liên hồi. Những gốc cây cổ thụ và các biển hiệu quảng cáo tiếp tục bay khắp đường.
Báo cáo nhanh của Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão TP.Đà Nẵng cho biết đến thời điểm này có 7 người bị thương trong đó có 4 người ở quận Ngũ Hành Sơn, 1 người Sơn Trà, 2 người ở huyện Hòa Vang bị thương nặng. Hiện số người bị thương đã được đưa đi cấp cứu. Chưa có thông tin về số người chết.
Hiện tại, ở Đà Nẵng, hệ thống điện đã bị cắt, nước sinh hoạt bị mất trên diện rộng. Các tuyến đường vắng người qua lại, mực nước sông trên khu vực tiếp tục dâng cao.
Tại khu vực Tây Nguyên:
Hiện nay, ở khu vực Tây Nguyên các hồ chứa vừa và lớn hầu hết nước đã tích trên 80% dung tích thiết kế. Hiện có 5/13 hồ lớn đã đầy và qua tràn như Đắk Uy, Đắk Yên (Kon Tum), Biển Hồ (Gia Lai) Hồ Buôn Yong, Ea Kao (Đắk Lắk). Hiện 14 trong tổng số 20 hồ thủy điện ở miền Trung - Tây Nguyên đang xả nước điều tiết.
11h24' tại Quảng Trị: Mất điện trên toàn huyện đảo Cồn Cỏ
Quảng Ngãi: Huyện Lý Sơn thiệt hại nặng nhất
10h16 tại Thừa Thiên – Huế: 3 người bị thương, hàng trăm ngôi nhà sập, tốc mái
10h08': Đã có2 người mất tích, 11 người bị thương
Sáng 15/10, Ban chỉ đạo tiền phương đối phó bão số 11 cho biết đã có 2 người mất tích, 11 người bị thương sau bão số 11.
Trong đó, 2 em nhỏ ở Thừa Thiên - Huế bị sóng cuốn trôi từ chiều 13/10 là Nguyễn Hoài Nam (13 tuổi) và Nguyễn Văn Bảo (15 tuổi, anh em họ, cùng trú thôn Trung Kiền, xã Lộc Tiến, H.Phú Lộc) ra ghềnh đá Bãi Bàng để câu cá trong khi biển động, đến nay vẫn chưa tìm được thi thể.
Có ít nhất 11 người ở Đà Nẵng bị thương khi chống bão, trong đó Q.Ngũ Hành Sơn có 5 người, Q.Sơn Trà 1 người, Q.Hòa Vang 4 người, Lữ đoàn 54 Quân khu 5 có 1 người.
Ông Phùng Tấn Viết, Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng cho hay công trình cao tầng Trung tâm hành chính TP.Đà Nẵng bị rơi 70 m2 kính xuống đất và bị ngập xung quanh.
Quảng Nam: 21 tàu thuyền bị chìm trong bão
8h sáng 15/10, Báo Quảng Nam đưa tin từ Trung tâm Phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Nam cho hay, đã có 21 tàu thuyền của ngư dân bị sóng đánh chìm khi neo đậu trú bão. Trong đó, có 16 tàu thuyền ở khu neo đậu An Hoà (Núi Thành), Tam Quang 4, Cù Lao Chàm 1.
Ngoài ra, tại Cù Lao Chàm có 5 thuyền của ngư dân bị sóng đánh hỏng.
9h, tại Quảng Nam: Theo thống kê sơ bộ, tại huyện Điện Bàn (Quảng Nam) đã có 3.000 ngôi nhà bị tốc mái, 170 ngôi nhà sập đổ hoàn toàn, 2 người chết. Toàn tỉnh có đến 8.000 ngôi nhà bị tốc mái và sập do cơn bão số 11 quét qua.
9h30 tại Đà Nẵng: Gần như toàn bộ hệ thống cây xanh đã bị gãy gổ.
9h10 tại Hội An: Theo thống kê mới nhất đến 9h sáng 15/10, bão số 11 đã làm 2 người thiệt mạng và 22 chiếc ghe bị chìm. Hàng nghìn ngôi nhà, trường học bị tốc mái, sập hoàn toàn và chìm sâu trong nước. Cây cối gãy đổ nằm ngổn ngang, gây ách tắc giao thông trên các tuyến đường, đặc biệt tại TP.Tam Kỳ.
Tại P.An Sơn, TP.Tam Kỳ, nhiều nhà dân sống ven sông Bàn Thạch đã bị cây cổ thụ gãy đè lên mái nhà vô cùng nguy hiểm, may mắn là người dân đã chạy thoát ra ngoài kịp. Tại Hội An, các tuyến đường cũng bị chìm sâu trong nước. Nhiều nhà dân bị hư hỏng nặng nề. Gió mạnh cuốn cả người đi đường và xe máy nên đến 9h sáng nay người dân vẫn chưa dám bước ra khỏi nhà.
Theo ghi nhận, tại các xã Tam Phú, P.An Phú (TP.Tam Kỳ) và một số khu vực các xã Tam Xuân 1, Tam Xuân 2, Tam Tiến của huyện Núi Thành chìm sâu trong nước. Người dân bị cô lập hoàn toàn.
8h55 tại Quảng Nam, Đà Nẵng: Mực nước của các sông ở khu vực Quảng Nam, Đà Nẵng đã lên mức báo động 3. Do vậy, cảnh sát giao thông hiện vẫn cấm xe tuyến QL1A đoạn Quảng Nam - Thừa Thiên - Huế.
8h45 tại Huế: Nhiều tuyến đường đã bị cô lập.
8h40 tại Đà Nẵng: Sở chỉ huy tiền phương tại Đà Nẵng đã thức trắng đêm chống bão cùng nhân dân, sáng nay đã vào họp. Theo thông tin mới nhất mới nhận được, chưa có thương vong về người trong cơn bão số 11 nhưng đã có gần 10 người bị thương.
Sáng nay 15/10, trên khắp các tuyến đường Đà Nẵng, cây xanh bật gốc, đổ, gãy, nằm la liệt. Dây điện rơi xuống căng ngang nhiều tuyến đường. Tuyến đường ven biển Nguyễn Tất Thành gió vẫn lớn và quất liên hồi. Mái tôn nhiều nhà bị bốc tung. Toàn thành phố bị cúp điện. Lực lượng dân quân, công an, quân đội… đang chia làm nhiều tốp, túc trực trên khắp các tuyến đường để hướng dẫn, hỗ trợ người dân.
Dự báo, lũ trên các sông từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi và khu vực bắc Tây Nguyên tiếp tục lên. Đến chiều, tối nay (15/10), lũ trên các sông từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Nam có khả năng lên mức BĐ2-BĐ3; các sông ở Quảng Trị, Quảng Ngãi và khu vực bắc Tây Nguyên lên mức BĐ1 và trên BĐ1.
Mực nước trên các sông có khả năng như sau:
- Sông Bồ tại Phú Ốc: 4,5m, ở mức BĐ3;
- Sông Hương tại Kim Long: 3,2m, dưới BĐ3: 0,3m;
- Sông Vu Gia tại Ái Nghĩa: 8,8m, dưới BĐ3: 0,2m;
- Sông Thu Bồn tại Câu Lâu: 3,2m, trên BĐ2: 0,2m.
Từ đêm nay, lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có khả năng lên.
Cần đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt ở vùng thấp và đồng bằng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi.
6h30 sáng 15/10 tại Đà Nẵng: Ghi nhận tại một số căn nhà, khách sạn cao tầng, người dân có thể cảm nhận được độ rung lắc của công trình sau mỗi cơn gió cùng tiếng rít liên hồi.
Anh Bình (33 tuổi, phường Thuận Phước, quận Hải Châu) chia sẻ: “Tại khu vực người dân chứng kiến liên tiếp các cơ gió lớn với cấp độ mạnh dần tấn công. Tưởng rằng sẽ giảm dần nhưng từ 6h chiều qua (14/10) cho đến 6h30 sáng nay (15/10), gió vẫn không suy giảm mà có chiều hướng mạnh thêm, gây gãy đổ nhiều cây xanh và tốc mái nhiều căn nhà".
Tại khu vực ven biển, dọc tuyến đường Trường Sa, Hoàng Sa và các khu dân cư lân cận, sóng biển cao từ 5-10m đã xuất hiện, đánh tung và sát chân tường kè ven biển Mỹ Khê. Các hàng quán, nhà hàng bị gió giật tốc mái, bảng hiệu bị gãy đổ hàng loạt.
Lúc 6 giờ sáng nay (15/10): vùng tâm bão đã đổ bộ vào khu vực Đà Nẵng – Quảng Nam. Vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 108,4 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (tức là từ 89 đến 102 km một giờ), giật cấp 11, cấp 12.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp.
5 giờ 30 ngày 15.10: Tại Thành phố Đà Nẵng, gió giật mạnh dữ dội trở lại trong khoảng 10 phút, người dân chưa ai dám ra khỏi nhà. Nhìn qua cửa kính, Thành phố Đà Nẵng ngổn ngang trong đổ nát.
4h sáng, Tại Quảng Bình, hiện có mưa to và gió cấp 5 - 6, ngoài đường rất ít người đi lại. Vào khoảng 4h sáng nay, TP.Đồng Hới mất điện cho đến gần 8h mới có lại. Trong khi đó, theo PV An Kỳ tại Huế, nhiều tuyến đường đã bị nước lũ cô lập.
4h sáng, tại Quảng Trị: hiện vẫn còn gió mạnh và mưa to. Vào thời điểm tâm bão đi qua lúc 4h sáng nay, gió đo được tại đảo Cồn Cỏ là cấp 9, tại Khe Sanh có gió giật cấp 10.
Hiện các hồ đập nhỏ do địa phương quản lý có mực nước 80 - 90% dung tích, nếu lơ là, chủ quan, không theo dõi để nước tràn hồ, gây xói mòn thân đập thì ảnh hưởng rất lớn đến tài sản và tính mạng của nhân dân vùng hạ lưu.
Sáng nay, học sinh toàn tỉnh Quảng Trị được nghỉ học. Ngoài đường, gió to nên rất ít người đi lại, nhiều người nghỉ làm. Trung tâm Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị khuyến cáo do hoàn lưu bão nên vẫn còn gió to, mọi người không nên ra đường nếu không có việc cần thiết. UBND tỉnh Quảng Trị lập 4 đoàn đi các huyện xung yếu kiểm tra thiệt hại.
Theo tin mới nhất từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, do ảnh hưởng của bão số 11, ở Nam vịnh Bắc Bộ và vùng biển các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định đã có gió giật mạnh cấp 6 – 11, vùng gần tâm bão đi qua gió giật mạnh cấp 12 – 14.
Hiện tâm bão số 11 đang trên khu vực biên giới Việt Lào. |
Ở các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Ngãi có gió giật mạnh cấp 6 – 9; các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam có gió giật mạnh cấp 10 – 12.
Ở các tỉnh Trung Trung Bộ có mưa to đến rất to với tổng lượng mưa tính đến 07h sáng 15/10 (15/10) khoảng 100 – 250mm, một số nơi có lượng lớn hơn như đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) 396mm, Nam Đông (Huế) 345mm; Bạch Mã (Huế) 659mm; Tam Kỳ (Quảng Nam) 340mm; A Lưới (Huế) 219mm.
Lúc 10h sáng 15/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,6 độ Vĩ Bắc; 107,4 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Việt - Lào. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10.
Ở các tỉnh Trung Trung Bộ có mưa to đến rất to với tổng lượng mưa tính đến 07h sáng 15/10 (15/10) khoảng 100 – 250mm, một số nơi có lượng lớn hơn như đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) 396mm, Nam Đông (Huế) 345mm; Bạch Mã (Huế) 659mm; Tam Kỳ (Quảng Nam) 340mm; A Lưới (Huế) 219mm.
Lúc 10h sáng 15/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,6 độ Vĩ Bắc; 107,4 độ Kinh Đông, trên khu vực biên giới Việt - Lào. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74 km một giờ), giật cấp 9, cấp 10.
Quảng Nam - Đà Nẵng: mất điện, mất nước, 7 người bị thương
Đến 11h30' ngày 15/10, tại TP.Đà Nẵng lượng mưa đã giảm. Tuy nhiên, từng đợt gió lớn vẫn gầm rú liên hồi. Những gốc cây cổ thụ và các biển hiệu quảng cáo tiếp tục bay khắp đường.
Bão đánh sập một xưởng cơ khí trên đường Hoàng Đạo Thuý, Đà Nẵng. |
Hiện tại, ở Đà Nẵng, hệ thống điện đã bị cắt, nước sinh hoạt bị mất trên diện rộng. Các tuyến đường vắng người qua lại, mực nước sông trên khu vực tiếp tục dâng cao.
Tại khu vực Tây Nguyên:
Hiện nay, ở khu vực Tây Nguyên các hồ chứa vừa và lớn hầu hết nước đã tích trên 80% dung tích thiết kế. Hiện có 5/13 hồ lớn đã đầy và qua tràn như Đắk Uy, Đắk Yên (Kon Tum), Biển Hồ (Gia Lai) Hồ Buôn Yong, Ea Kao (Đắk Lắk). Hiện 14 trong tổng số 20 hồ thủy điện ở miền Trung - Tây Nguyên đang xả nước điều tiết.
11h24' tại Quảng Trị: Mất điện trên toàn huyện đảo Cồn Cỏ
Bão số 11 làm mất điện trên toàn huyện đảo Cồn Cỏ; một số công trình xây dựng đang được sửa chữa do bão số 10 gây thiệt hại vừa qua cũng đã bị tốc mái trở lại. Đặc biệt, hệ thống đê kè chắn sóng biển bị sạt lở một đoạn dài. Rất may không có người bị thương vong. Hiện vẫn chưa thể thống kê thiệt hại do bão số 11 gây ra.
Hiện mưa gió vẫn bao vây Quảng Trị.
Ông Nguyễn Văn Bài - Giám đốc sở Nông nghiệp Phát triển Nông thôn tỉnh cho biết, hiện mực nước tại các hồ đập trong toàn tỉnh đang ở cao trình đón lũ và an toàn. Tỉnh đã lên kế hoạch di dời hơn 26.000 người ở các vùng ven biển, vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất…
Cồn Cỏ (Quảng Trị) kiệt quệ do bão chồng bão càn quét. |
chú thích: Mưa gió vẫn tiếp tục quần thảo TP. Đông Hà (Quảng Trị). |
Quảng Ngãi: Huyện Lý Sơn thiệt hại nặng nhất
Tuy không đổ bộ trực tiếp, song bão Nari đã gây nhiều thiệt hại cho các địa phương trong tỉnh, nhất là huyện đảo Lý Sơn.
Gió lớn kèm theo mưa to đã làm hệ thống đường dây nhà máy điện gặp sự cố, toàn đảo bị mất điện.
PV báo Quảng Ngãi cho hay, tính đến 9h30 sáng 15/10, bão đã làm một người ở huyện đảo Lý Sơn bị thương nặng, do cây đổ ngã.
Thiệt hại về tài sản sơ bộ có 80 nhà dân bị tốc mái, trong đó Bình Sơn có 3 nhà, Lý Sơn 75 nhà, Sơn Tây 2 nhà và 10 nhà tạm ở Khu tái định cư huyện Sơn Hà bị sập. 5 trường học ở Lý Sơn bị tốc mái.
Về giao thông, mưa lớn đã làm nhiều tuyến đường giao thông ở các huyện miền núi bị sạt lở, cô lập, nhiều nhất là ở các huyện Trà Bồng, Tây Trà. Về thủy lợi, hơn 4 tuyến kênh mương bị sạt lở, với trên 7.300m3, chủ yếu ở huyện Trà Bồng.
Về thủy sản, đã có một tàu của ngư dân Lý Sơn bị chìm và 30 tàu khác bị hư hỏng do va đập.
Mưa bão cũng đã khiến nhiều thiệt hại nhiều diện tích hoa màu của người dân, trong đó trên 150 ha hành, tỏi của nông dân Lý Sơn mất trắng; trên 60 ha cây keo ở Trà Bồng bị ngã đổ…
Nhiều tàu cá của ngư dân Lý Sơn bị va đập và sóng biển nhấn chìm. Ảnh: Báo Quảng Ngãi |
PV báo Quảng Ngãi cho hay, tính đến 9h30 sáng 15/10, bão đã làm một người ở huyện đảo Lý Sơn bị thương nặng, do cây đổ ngã.
Thiệt hại về tài sản sơ bộ có 80 nhà dân bị tốc mái, trong đó Bình Sơn có 3 nhà, Lý Sơn 75 nhà, Sơn Tây 2 nhà và 10 nhà tạm ở Khu tái định cư huyện Sơn Hà bị sập. 5 trường học ở Lý Sơn bị tốc mái.
Cây cối gãy đổ khắp nơi, hệ thống điện tại huyện đảo Lý Sơn gặp sự cố, toàn đảo mất điện |
Về giao thông, mưa lớn đã làm nhiều tuyến đường giao thông ở các huyện miền núi bị sạt lở, cô lập, nhiều nhất là ở các huyện Trà Bồng, Tây Trà. Về thủy lợi, hơn 4 tuyến kênh mương bị sạt lở, với trên 7.300m3, chủ yếu ở huyện Trà Bồng.
Về thủy sản, đã có một tàu của ngư dân Lý Sơn bị chìm và 30 tàu khác bị hư hỏng do va đập.
Mưa bão cũng đã khiến nhiều thiệt hại nhiều diện tích hoa màu của người dân, trong đó trên 150 ha hành, tỏi của nông dân Lý Sơn mất trắng; trên 60 ha cây keo ở Trà Bồng bị ngã đổ…
10h16 tại Thừa Thiên – Huế: 3 người bị thương, hàng trăm ngôi nhà sập, tốc mái
Tin từ Báo Thừa Thiên - Huế: Huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có 3 người bị thương trong lúc chằng chống nhà cửa.
Trong đó, ông Nguyễn Đức Bi (65 tuổi) trú thôn Đông Duy Tây Hồ, xã Phong Bình bị chấn thương sọ não hiện đang cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Huế; ông Phạm Bá Chiểu (75 tuổi) trú thôn Đông Duy Tây Hồ, xã Phong Bình và ông Nguyễn Văn Nghi (45 tuổi) trú thôn Mỹ Phú, xã Phong Chương bị gãy tay, chân.
Toàn huyện cũng đã có 11 nhà dân bị tốc mái tập trung ở 2 xã Phong Hải và Điền Hải.
Mưa lớn và do Thủy điện Hương Điền xả lũ, nên tuyến Tỉnh lộ 11B (đoạn đi Phong An – Phong Sơn) nhiều chỗ bị ngập nặng. Điện lưới cũng đã bị mất. Diện tích cây cao su bị ngã đổ do bão số 10 gây ra, nay chưa khắc phục hết, nay lại chịu ảnh hưởng của bão số 11…
Tại huyện Phúc Lộc, ở xã Lộc Bình đã có 54 nhà tốc mái (trong đó có 1 nhà mẫu giáo, 1 nhà họp thôn) và 3 nhà sập; 1 biển quảng cáo tuyên truyền về DS-KHHGĐ bị đổ; 12 nhà ngập chìm trong nước.
Trong đó, ông Nguyễn Đức Bi (65 tuổi) trú thôn Đông Duy Tây Hồ, xã Phong Bình bị chấn thương sọ não hiện đang cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Huế; ông Phạm Bá Chiểu (75 tuổi) trú thôn Đông Duy Tây Hồ, xã Phong Bình và ông Nguyễn Văn Nghi (45 tuổi) trú thôn Mỹ Phú, xã Phong Chương bị gãy tay, chân.
Toàn huyện cũng đã có 11 nhà dân bị tốc mái tập trung ở 2 xã Phong Hải và Điền Hải.
Mưa lớn và do Thủy điện Hương Điền xả lũ, nên tuyến Tỉnh lộ 11B (đoạn đi Phong An – Phong Sơn) nhiều chỗ bị ngập nặng. Điện lưới cũng đã bị mất. Diện tích cây cao su bị ngã đổ do bão số 10 gây ra, nay chưa khắc phục hết, nay lại chịu ảnh hưởng của bão số 11…
Tại huyện Phúc Lộc, ở xã Lộc Bình đã có 54 nhà tốc mái (trong đó có 1 nhà mẫu giáo, 1 nhà họp thôn) và 3 nhà sập; 1 biển quảng cáo tuyên truyền về DS-KHHGĐ bị đổ; 12 nhà ngập chìm trong nước.
Đến sáng 15/10, nước sông Hương đang dâng cao và chảy cuồn cuộn. Giao thông đoạn qua Đập Đá của TP.Huế gián đoạn vì nước sông Hương dâng cao. |
10h08': Đã có2 người mất tích, 11 người bị thương
Sáng 15/10, Ban chỉ đạo tiền phương đối phó bão số 11 cho biết đã có 2 người mất tích, 11 người bị thương sau bão số 11.
Trong đó, 2 em nhỏ ở Thừa Thiên - Huế bị sóng cuốn trôi từ chiều 13/10 là Nguyễn Hoài Nam (13 tuổi) và Nguyễn Văn Bảo (15 tuổi, anh em họ, cùng trú thôn Trung Kiền, xã Lộc Tiến, H.Phú Lộc) ra ghềnh đá Bãi Bàng để câu cá trong khi biển động, đến nay vẫn chưa tìm được thi thể.
Có ít nhất 11 người ở Đà Nẵng bị thương khi chống bão, trong đó Q.Ngũ Hành Sơn có 5 người, Q.Sơn Trà 1 người, Q.Hòa Vang 4 người, Lữ đoàn 54 Quân khu 5 có 1 người.
Ông Phùng Tấn Viết, Phó Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng cho hay công trình cao tầng Trung tâm hành chính TP.Đà Nẵng bị rơi 70 m2 kính xuống đất và bị ngập xung quanh.
Quảng Nam: 21 tàu thuyền bị chìm trong bão
8h sáng 15/10, Báo Quảng Nam đưa tin từ Trung tâm Phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Nam cho hay, đã có 21 tàu thuyền của ngư dân bị sóng đánh chìm khi neo đậu trú bão. Trong đó, có 16 tàu thuyền ở khu neo đậu An Hoà (Núi Thành), Tam Quang 4, Cù Lao Chàm 1.
Ngoài ra, tại Cù Lao Chàm có 5 thuyền của ngư dân bị sóng đánh hỏng.
9h, tại Quảng Nam: Theo thống kê sơ bộ, tại huyện Điện Bàn (Quảng Nam) đã có 3.000 ngôi nhà bị tốc mái, 170 ngôi nhà sập đổ hoàn toàn, 2 người chết. Toàn tỉnh có đến 8.000 ngôi nhà bị tốc mái và sập do cơn bão số 11 quét qua.
Quốc lộ 1A ngập sâu |
9h30 tại Đà Nẵng: Gần như toàn bộ hệ thống cây xanh đã bị gãy gổ.
9h10 tại Hội An: Theo thống kê mới nhất đến 9h sáng 15/10, bão số 11 đã làm 2 người thiệt mạng và 22 chiếc ghe bị chìm. Hàng nghìn ngôi nhà, trường học bị tốc mái, sập hoàn toàn và chìm sâu trong nước. Cây cối gãy đổ nằm ngổn ngang, gây ách tắc giao thông trên các tuyến đường, đặc biệt tại TP.Tam Kỳ.
Tại P.An Sơn, TP.Tam Kỳ, nhiều nhà dân sống ven sông Bàn Thạch đã bị cây cổ thụ gãy đè lên mái nhà vô cùng nguy hiểm, may mắn là người dân đã chạy thoát ra ngoài kịp. Tại Hội An, các tuyến đường cũng bị chìm sâu trong nước. Nhiều nhà dân bị hư hỏng nặng nề. Gió mạnh cuốn cả người đi đường và xe máy nên đến 9h sáng nay người dân vẫn chưa dám bước ra khỏi nhà.
Theo ghi nhận, tại các xã Tam Phú, P.An Phú (TP.Tam Kỳ) và một số khu vực các xã Tam Xuân 1, Tam Xuân 2, Tam Tiến của huyện Núi Thành chìm sâu trong nước. Người dân bị cô lập hoàn toàn.
8h55 tại Quảng Nam, Đà Nẵng: Mực nước của các sông ở khu vực Quảng Nam, Đà Nẵng đã lên mức báo động 3. Do vậy, cảnh sát giao thông hiện vẫn cấm xe tuyến QL1A đoạn Quảng Nam - Thừa Thiên - Huế.
8h45 tại Huế: Nhiều tuyến đường đã bị cô lập.
8h40 tại Đà Nẵng: Sở chỉ huy tiền phương tại Đà Nẵng đã thức trắng đêm chống bão cùng nhân dân, sáng nay đã vào họp. Theo thông tin mới nhất mới nhận được, chưa có thương vong về người trong cơn bão số 11 nhưng đã có gần 10 người bị thương.
Đến 7h45 sáng 15/10, tại TP.Đà Nẵng: Gió lại rít từng cơn. Cây cối ngã nhào về một hướng. Đường phố không một bóng người. Nước sông Hàn đã mấp mé đường Bạch Đằng.
Nhiều ngôi nhà ở Đà Nẵng đã bị bão đánh sập. |
Đường Nguyễn Tất Thành, TP Đà Nẵng bị bão quần thảo. |
Cây cối gãy đổ trên đường Bạch Đằng (Đà Nẵng) |
Dự báo, lũ trên các sông từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi và khu vực bắc Tây Nguyên tiếp tục lên. Đến chiều, tối nay (15/10), lũ trên các sông từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Nam có khả năng lên mức BĐ2-BĐ3; các sông ở Quảng Trị, Quảng Ngãi và khu vực bắc Tây Nguyên lên mức BĐ1 và trên BĐ1.
Mực nước trên các sông có khả năng như sau:
- Sông Bồ tại Phú Ốc: 4,5m, ở mức BĐ3;
- Sông Hương tại Kim Long: 3,2m, dưới BĐ3: 0,3m;
- Sông Vu Gia tại Ái Nghĩa: 8,8m, dưới BĐ3: 0,2m;
- Sông Thu Bồn tại Câu Lâu: 3,2m, trên BĐ2: 0,2m.
Từ đêm nay, lũ trên các sông từ Thanh Hóa đến Quảng Bình có khả năng lên.
Cần đề phòng lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt ở vùng thấp và đồng bằng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi.
6h30 sáng 15/10 tại Đà Nẵng: Ghi nhận tại một số căn nhà, khách sạn cao tầng, người dân có thể cảm nhận được độ rung lắc của công trình sau mỗi cơn gió cùng tiếng rít liên hồi.
Anh Bình (33 tuổi, phường Thuận Phước, quận Hải Châu) chia sẻ: “Tại khu vực người dân chứng kiến liên tiếp các cơ gió lớn với cấp độ mạnh dần tấn công. Tưởng rằng sẽ giảm dần nhưng từ 6h chiều qua (14/10) cho đến 6h30 sáng nay (15/10), gió vẫn không suy giảm mà có chiều hướng mạnh thêm, gây gãy đổ nhiều cây xanh và tốc mái nhiều căn nhà".
6h30 sáng 15/10, các đường phố tan hoang |
Cụ ông Tấn Hiệp (90 tuổi, trú tổ 39, phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) cho biết: "Tôi chưa từng thấy cơn bão nào kinh khủng như cơn bão này. Nó không chỉ mạnh với liên tiếp những đợt gió giật mạnh mà thời gian quần đảo với gió lớn kéo dài".
Nhà cửa tốc mái, cây cố ngã đổ ngổn ngang |
Gió giật mạnh đã làm nhiều ngôi nhà tại khu vực bị tốc mái, hàng loạt cây xanh trên các tuyến đường Quang Trung, Ông Ích Khiêm, Thanh Thủy,… bị gãy đổ. Do ảnh hưởng của bão, TP Đà Nẵng bị cắt điện hoàn toàn khiến công tác theo dõi với diễn biến bão số 11 của người dân gặp nhiều khó khăn.
Nhiều nhà cửa bị sập đổ |
Tại khu vực ven biển, dọc tuyến đường Trường Sa, Hoàng Sa và các khu dân cư lân cận, sóng biển cao từ 5-10m đã xuất hiện, đánh tung và sát chân tường kè ven biển Mỹ Khê. Các hàng quán, nhà hàng bị gió giật tốc mái, bảng hiệu bị gãy đổ hàng loạt.
Lúc 6 giờ sáng nay (15/10): vùng tâm bão đã đổ bộ vào khu vực Đà Nẵng – Quảng Nam. Vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,8 độ Vĩ Bắc; 108,4 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (tức là từ 89 đến 102 km một giờ), giật cấp 11, cấp 12.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 15km, đi sâu vào đất liền và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó áp thấp nhiệt đới tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp.
5 giờ 30 ngày 15.10: Tại Thành phố Đà Nẵng, gió giật mạnh dữ dội trở lại trong khoảng 10 phút, người dân chưa ai dám ra khỏi nhà. Nhìn qua cửa kính, Thành phố Đà Nẵng ngổn ngang trong đổ nát.
4h sáng, Tại Quảng Bình, hiện có mưa to và gió cấp 5 - 6, ngoài đường rất ít người đi lại. Vào khoảng 4h sáng nay, TP.Đồng Hới mất điện cho đến gần 8h mới có lại. Trong khi đó, theo PV An Kỳ tại Huế, nhiều tuyến đường đã bị nước lũ cô lập.
4h sáng, tại Quảng Trị: hiện vẫn còn gió mạnh và mưa to. Vào thời điểm tâm bão đi qua lúc 4h sáng nay, gió đo được tại đảo Cồn Cỏ là cấp 9, tại Khe Sanh có gió giật cấp 10.
Hiện các hồ đập nhỏ do địa phương quản lý có mực nước 80 - 90% dung tích, nếu lơ là, chủ quan, không theo dõi để nước tràn hồ, gây xói mòn thân đập thì ảnh hưởng rất lớn đến tài sản và tính mạng của nhân dân vùng hạ lưu.
Sáng nay, học sinh toàn tỉnh Quảng Trị được nghỉ học. Ngoài đường, gió to nên rất ít người đi lại, nhiều người nghỉ làm. Trung tâm Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị khuyến cáo do hoàn lưu bão nên vẫn còn gió to, mọi người không nên ra đường nếu không có việc cần thiết. UBND tỉnh Quảng Trị lập 4 đoàn đi các huyện xung yếu kiểm tra thiệt hại.
Nhóm phóng viên(tổng hợp)
Bình luận