Sau các thủ tục kiểm tra, điểm danh những người tham dự phiên tòa, đúng 8 giờ 10 phút sáng nay (27-3), ông Phạm Thanh Bình cùng 8 bị cáo khác đã được dẫn giải ra trước vành móng ngựa để bắt đầu phiên tòa xét xử vụ cố ý làm trái, gây thiệt hại hơn 910 tỷ đồng cho Nhà nước.
Sáng nay (27-3), TAND TP Hải Phòng đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
Sau các thủ tục kiểm tra, điểm danh những người tham dự phiên tòa, 8 giờ 10 phút, ông Phạm Thanh Bình cùng 8 bị cáo khác đã được dẫn giải ra trước vành móng ngựa. Phiên tòa đã chính thức khai mạc lúc 8 giờ 15 phút. Chủ toạn phiên tòa là thẩm phán Trần Văn Nhiên – chánh tòa kinh tế, TAND TP Hải Phòng. Phiên tòa có tới 21 luật sư bảo vệ cho các bị can trong vụ án này.
Trong vụ án này, có 9 bị cáo được đưa ra xét xử trong vụ án này gồm: Phạm Thanh Bình, nguyên chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vinashin; Trần Quang Vũ, nguyên Tổng giám đốc Vinashin; Trần Văn Liêm, nguyên Trưởng ban kiểm soát tập đoàn; Nguyễn Văn Tuyên, nguyên Giám đốc công ty cổ phần Công nghệ tàu thủy Hoàng Anh cùng các bị cáo: Nguyễn Tuấn Dương, Tô Nghiêm, Trịnh Thị Hậu, Hoàng Gia Hiệp, Đỗ Đình Côn là nguyên các cán bộ ở Vinashin.
Liên quan đến vụ án này, hiện có 2 bị can Hồ Ngọc Tùng (nguyên Tổng giám đốc Công ty tài chính TNHH một thành viên Công nghiệp tàu thủy) và Giang Kim Đạt (nguyên Trưởng phòng kinh doanh Công ty vận tải viễn dương Vinashin) đã bỏ trốn. Cơ quan điều tra đang tiến hành truy nã.
Theo cáo trạng dài 32 trang của Viện KSND tối cao, bị cáo Phạm Thanh Bình cùng các đồng phạm đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế trong lĩnh vực đầu tư, quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước ở năm dự án với tổng thiệt hại trên 910 tỉ đồng.
Cụ thể, Phạm Thanh Bình cùng các đồng phạm đã không tuân thủ quy định của pháp luật, không thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ và cố ý làm trái các quy định của Nhà nước trong việc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại các dự án: Dự án mua tàu Hoa Sen gây thiệt hại cho nhà nước số tiền hơn 469,5 tỷ đồng; dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Sông Hồng (tỉnh Nam Định) là hơn 316,5 tỷ đồng; Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy nhiệt điện Diezel Cái Lân gây thiệt hại hơn 66,5 tỷ đồng; Dự án đầu tư tàu Bình Định Star gây thiệt hại hơn 30,4 tỷ đồng và việc bán vỏ tàu Bạch Đằng Giang gây thiệt hại hơn 27,3 tỷ đồng.
Tổng thiệt hại do hành vi phạm tội của các bị can trong vụ án đã gây ra là 910.471.130.854 đồng.
Cáo trạng của VKSND tối cao khẳng định: hậu quả thiệt hại do hành vi cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế của các bị cáo gây ra trong từng dự án cũng như tổng thiệt hại chung của vụ án này thuộc trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Các bị can trong vụ án đều là những người có chức vụ, quyền hạn, được giao trọng trách quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính, tài sản của Tập đoàn Vinashin và các DN thành viên của tập đoàn này.
“Ngoài hậu quả thiệt hại về tiền, tài sản của Nhà nước với giá trị đặc biệt lớn, hành vi phạm tội của các bị can còn làm đình trệ sản xuất kinh doanh, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư nước ngoài đối với ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam”, cáo trạng nêu rõ.
Dự kiến, phiên sơ thẩm sẽ diễn ra trong 3 ngày từ 27 đến 29-3.
Sau gần hết buổi sáng kiểm tra căn cước và đọc cáo trạng, tòa chuyển sang phần thẩm vấn các bị cáo. Vụ việc đầu tiên được đưa ra xét hỏi là vụ đầu tư nhà máy nhiệt điện diesel Cái Lân.
Năm 2001, Vinashin có quyết định đầu tư xây dựng khu Công nghiệp tàu thủy Cái Lân, trong đó có dự án đầu tư nhà máy nhiệt điện diesel tại P.Giếng Đáy, TP.Hạ Long, Quảng Ninh.
Ban quản lý dự án do Phạm Thanh Bình, Chủ tịch - Tổng giám đốc Vinashin làm trưởng ban, ông Tô Nghiêm làm phó trưởng ban. Ông Tô Nghiêm cũng là Chủ tịch HĐQT Công ty công nghiệp tàu thủy Cái Lân.
Trong dự án này, từ ngày 7.3.2002, khi dự án chưa được lập và phê duyệt, Phạm Thanh Bình đã ký thỏa thuận mua bán dây chuyền máy móc, thiết bị với Công ty Jacobsen Elektro (Na Uy) để mua một nhà máy nhiệt điện công suất 39 MW đã lắp đặt tại Trung Quốc về lắp tại Cái Lân.
Vinashin giao cho đơn vị chức năng lập dự án nhà máy nhiệt điện diesel 39 MW mức đầu tư là 507 tỉ đồng.
Đến năm 2003, khi tổ chức đấu thầu, có 4 nhà thầu tham dự, trong đó có Công ty Jacobsen. Cáo trạng của Viện Kiểm soát nhân dân tối cao nêu rõ: “Do đã thỏa thuận, trao đổi trước với Vinashin nên Jacobsen có hồ sơ dự thầu phù hợp với hồ sơ mời thầu của chủ đầu tư và được chấm điểm cao nhất”. Tuy nhiên, công ty này bỏ giá tới 40 triệu USD, lớn hơn tổng mức đầu tư dự án (507 tỉ, tương đương 33,4 triệu USD).
Do vượt tổng mức dự toán, Phạm Thanh Bình và Tô Nghiêm thương thảo với nhà thầu, giảm giá từ 40 triệu USD xuống 36 triệu USD. Tuy nhiên, số này vẫn lớn hơn dự toán. Để “xử lý" khoản vượt này mà không phải đấu thầu lại, Phạm Thanh Bình đã chỉ đạo và thống nhất với Tô Nghiêm viết lại dự án, đưa mức đầu tư lên 592 tỉ đồng (khoảng 38,9 triệu USD).
Tại tòa, hội đồng xét xử hỏi bị cáo Bình, tại sao lại thỏa thuận với Jacobsen trước khi đấu thầu? Bị cáo Bình đáp: Vì khi đó chỉ có Jacobsen mới có thể thu xếp cho chúng tôi vay vốn của Ngân hàng Societe Generale (Pháp) với khoảng 70% tổng mức đầu tư dự án.
Căn cứ vào đâu các bị cáo nâng mức đầu tư từ 507 lên 592 tỉ, tòa đặt câu hỏi.
Phạm Thanh Bình đáp: Vì khi làm dự toán lần đầu, có nhiều khoản chúng tôi chưa tính hết. Nhà thầu bỏ giá 40 triệu USD, sau đó giảm xuống 36 triệu USD, vẫn cao hơn dự toán. Vì thủ tục rất rườm rà, không muốn hủy dự án để làm lại, chúng tôi đã điều chỉnh, viết lại dự án để rút ngắn thời gian.
Tòa truy tiếp: Khi đấu thầu có khách quan không? Có ưu ái cho Jacobsen không?
Bị cáo Bình: Thực tế, chúng tôi không ưu ái, về đấu thầu hoàn toàn khách quan.
Tòa: Bị cáo có lấy hồ sơ kỹ thuật chuyển cho nhà thầu không?
Chúng tôi chỉ đưa ra yêu cầu kỹ thuật cho họ.
Tòa: Hợp đồng với Jacobsen là hợp đồng chìa khóa trao tay, nhưng tại sao khi chưa hoàn thành dự án, các bị cáo đã nhận bàn giao, trả hết tiền cho Jacobsen, vậy có đúng không?
Bị cáo Bình: Điều đó là không đúng, nhưng lúc đó, để chạy thử đầy tải, hết công suất thì phải có nhà máy thép, mà nhà máy thép thì vào chậm, nên chúng tôi phải trả hết tiền cho Jacobsen.
Tòa hỏi tiếp: Tại sao bị cáo mua nhà máy cũ?
Vì mua nhà máy điện cũ, mà còn tốt mang về lắp đặt thì sẽ rẻ bằng một nửa nhà máy mới.
Sau phần này, tòa chuyển sang phần xét hỏi liên quan đến dự án mua tàu Hoa Sen.
Năm 2001, Vinashin có quyết định đầu tư xây dựng khu Công nghiệp tàu thủy Cái Lân, trong đó có dự án đầu tư nhà máy nhiệt điện diesel tại P.Giếng Đáy, TP.Hạ Long, Quảng Ninh.
Ban quản lý dự án do Phạm Thanh Bình, Chủ tịch - Tổng giám đốc Vinashin làm trưởng ban, ông Tô Nghiêm làm phó trưởng ban. Ông Tô Nghiêm cũng là Chủ tịch HĐQT Công ty công nghiệp tàu thủy Cái Lân.
Trong dự án này, từ ngày 7.3.2002, khi dự án chưa được lập và phê duyệt, Phạm Thanh Bình đã ký thỏa thuận mua bán dây chuyền máy móc, thiết bị với Công ty Jacobsen Elektro (Na Uy) để mua một nhà máy nhiệt điện công suất 39 MW đã lắp đặt tại Trung Quốc về lắp tại Cái Lân.
Vinashin giao cho đơn vị chức năng lập dự án nhà máy nhiệt điện diesel 39 MW mức đầu tư là 507 tỉ đồng.
Đến năm 2003, khi tổ chức đấu thầu, có 4 nhà thầu tham dự, trong đó có Công ty Jacobsen. Cáo trạng của Viện Kiểm soát nhân dân tối cao nêu rõ: “Do đã thỏa thuận, trao đổi trước với Vinashin nên Jacobsen có hồ sơ dự thầu phù hợp với hồ sơ mời thầu của chủ đầu tư và được chấm điểm cao nhất”. Tuy nhiên, công ty này bỏ giá tới 40 triệu USD, lớn hơn tổng mức đầu tư dự án (507 tỉ, tương đương 33,4 triệu USD).
Do vượt tổng mức dự toán, Phạm Thanh Bình và Tô Nghiêm thương thảo với nhà thầu, giảm giá từ 40 triệu USD xuống 36 triệu USD. Tuy nhiên, số này vẫn lớn hơn dự toán. Để “xử lý" khoản vượt này mà không phải đấu thầu lại, Phạm Thanh Bình đã chỉ đạo và thống nhất với Tô Nghiêm viết lại dự án, đưa mức đầu tư lên 592 tỉ đồng (khoảng 38,9 triệu USD).
Tại tòa, hội đồng xét xử hỏi bị cáo Bình, tại sao lại thỏa thuận với Jacobsen trước khi đấu thầu? Bị cáo Bình đáp: Vì khi đó chỉ có Jacobsen mới có thể thu xếp cho chúng tôi vay vốn của Ngân hàng Societe Generale (Pháp) với khoảng 70% tổng mức đầu tư dự án.
Căn cứ vào đâu các bị cáo nâng mức đầu tư từ 507 lên 592 tỉ, tòa đặt câu hỏi.
Phạm Thanh Bình đáp: Vì khi làm dự toán lần đầu, có nhiều khoản chúng tôi chưa tính hết. Nhà thầu bỏ giá 40 triệu USD, sau đó giảm xuống 36 triệu USD, vẫn cao hơn dự toán. Vì thủ tục rất rườm rà, không muốn hủy dự án để làm lại, chúng tôi đã điều chỉnh, viết lại dự án để rút ngắn thời gian.
Tòa truy tiếp: Khi đấu thầu có khách quan không? Có ưu ái cho Jacobsen không?
Bị cáo Bình: Thực tế, chúng tôi không ưu ái, về đấu thầu hoàn toàn khách quan.
Tòa: Bị cáo có lấy hồ sơ kỹ thuật chuyển cho nhà thầu không?
Chúng tôi chỉ đưa ra yêu cầu kỹ thuật cho họ.
Tòa: Hợp đồng với Jacobsen là hợp đồng chìa khóa trao tay, nhưng tại sao khi chưa hoàn thành dự án, các bị cáo đã nhận bàn giao, trả hết tiền cho Jacobsen, vậy có đúng không?
Bị cáo Bình: Điều đó là không đúng, nhưng lúc đó, để chạy thử đầy tải, hết công suất thì phải có nhà máy thép, mà nhà máy thép thì vào chậm, nên chúng tôi phải trả hết tiền cho Jacobsen.
Tòa hỏi tiếp: Tại sao bị cáo mua nhà máy cũ?
Vì mua nhà máy điện cũ, mà còn tốt mang về lắp đặt thì sẽ rẻ bằng một nửa nhà máy mới.
Sau phần này, tòa chuyển sang phần xét hỏi liên quan đến dự án mua tàu Hoa Sen.
Sáng nay (27-3), TAND TP Hải Phòng đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
Phiên tòa thu hút sự chú ý của dư luận. |
Sau các thủ tục kiểm tra, điểm danh những người tham dự phiên tòa, 8 giờ 10 phút, ông Phạm Thanh Bình cùng 8 bị cáo khác đã được dẫn giải ra trước vành móng ngựa. Phiên tòa đã chính thức khai mạc lúc 8 giờ 15 phút. Chủ toạn phiên tòa là thẩm phán Trần Văn Nhiên – chánh tòa kinh tế, TAND TP Hải Phòng. Phiên tòa có tới 21 luật sư bảo vệ cho các bị can trong vụ án này.
Trong vụ án này, có 9 bị cáo được đưa ra xét xử trong vụ án này gồm: Phạm Thanh Bình, nguyên chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vinashin; Trần Quang Vũ, nguyên Tổng giám đốc Vinashin; Trần Văn Liêm, nguyên Trưởng ban kiểm soát tập đoàn; Nguyễn Văn Tuyên, nguyên Giám đốc công ty cổ phần Công nghệ tàu thủy Hoàng Anh cùng các bị cáo: Nguyễn Tuấn Dương, Tô Nghiêm, Trịnh Thị Hậu, Hoàng Gia Hiệp, Đỗ Đình Côn là nguyên các cán bộ ở Vinashin.
Liên quan đến vụ án này, hiện có 2 bị can Hồ Ngọc Tùng (nguyên Tổng giám đốc Công ty tài chính TNHH một thành viên Công nghiệp tàu thủy) và Giang Kim Đạt (nguyên Trưởng phòng kinh doanh Công ty vận tải viễn dương Vinashin) đã bỏ trốn. Cơ quan điều tra đang tiến hành truy nã.
Bị cáo Phạm Thanh Bình đứng giữa. (Ảnh Thanhnien) |
Theo cáo trạng dài 32 trang của Viện KSND tối cao, bị cáo Phạm Thanh Bình cùng các đồng phạm đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế trong lĩnh vực đầu tư, quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước ở năm dự án với tổng thiệt hại trên 910 tỉ đồng.
Cụ thể, Phạm Thanh Bình cùng các đồng phạm đã không tuân thủ quy định của pháp luật, không thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ và cố ý làm trái các quy định của Nhà nước trong việc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn Nhà nước tại các dự án: Dự án mua tàu Hoa Sen gây thiệt hại cho nhà nước số tiền hơn 469,5 tỷ đồng; dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Sông Hồng (tỉnh Nam Định) là hơn 316,5 tỷ đồng; Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy nhiệt điện Diezel Cái Lân gây thiệt hại hơn 66,5 tỷ đồng; Dự án đầu tư tàu Bình Định Star gây thiệt hại hơn 30,4 tỷ đồng và việc bán vỏ tàu Bạch Đằng Giang gây thiệt hại hơn 27,3 tỷ đồng.
Tổng thiệt hại do hành vi phạm tội của các bị can trong vụ án đã gây ra là 910.471.130.854 đồng.
Cáo trạng của VKSND tối cao khẳng định: hậu quả thiệt hại do hành vi cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế của các bị cáo gây ra trong từng dự án cũng như tổng thiệt hại chung của vụ án này thuộc trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Các bị can trong vụ án đều là những người có chức vụ, quyền hạn, được giao trọng trách quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính, tài sản của Tập đoàn Vinashin và các DN thành viên của tập đoàn này.
“Ngoài hậu quả thiệt hại về tiền, tài sản của Nhà nước với giá trị đặc biệt lớn, hành vi phạm tội của các bị can còn làm đình trệ sản xuất kinh doanh, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư nước ngoài đối với ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam”, cáo trạng nêu rõ.
Dự kiến, phiên sơ thẩm sẽ diễn ra trong 3 ngày từ 27 đến 29-3.
Theo NLĐ - Thanh niên
Bình luận