(VTC News) - Lý Liên Kiệt từng được những cao tăng võ học Thiếu Lâm đích thân truyền thụ trong một lớp học đặc biệt dành cho những võ sinh có năng khiếu.
Lý Liên Kiệt kể, cha anh qua đời vì tai nạn lao động năm anh hai tuổi, mẹ anh một mình nuôi năm anh chị em họ Lý khôn lớn. Tám tuổi, Lý chập chững nhập môn học võ trong trường Thể dục thể thao Bắc Kinh, cùng một thầy với Chân Tử Đan.
Ba năm sau, anh đoạt ngôi vô địch võ thuật toàn quốc - giải đầu tiên được mở sau thời kỳ Cách mạng Văn hóa.
Giải này khi đó chưa được coi là giải chính thức, nhưng những pha quyền thuật của Lý mang lại cho anh danh xưng Thần đồng võ thuật.
Sau đó, Lý liên tục giật giải quán quân trong các kỳ thi võ thuật với trường quyền, đao thuật, thương thuật và đấu đối kháng (1975, 1977, 1978). Một năm sau, anh đoạt giải Thành tựu Vàng của Tổng hội Võ thuật Trung Quốc khi 16 tuổi.
Theo một số tờ báo Trung Quốc, họ Lý từng được những cao tăng võ học Thiếu Lâm đích thân truyền thụ trong một lớp học đặc biệt dành cho những võ sinh có năng khiếu.
Người ta kể rằng, thời gian võ sinh nơi đây đứng tấn nhiều hơn đi ngủ. Nhiều người trong số họ sau này trở thành bộ đội đặc công bởi khả năng cận chiến hoàn hảo, ý chí thép và những tuyệt chiêu hạ gục đối phương chỉ trong một động tác.
Lý cũng được chọn tham gia đoàn võ thuật Trung Quốc đi thăm và biểu diễn tại gần 40 nước để giới thiệu võ thuật Trung Hoa cổ truyền.
Trong lần đi ấy, Lý gặp Tổng thống Mỹ khi đó là Richard Nixon, và được mời làm vệ sỹ riêng cho ông này khi anh trưởng thành.
Ngoài sự tưởng tượng của nhiều người, Lý đáp: “Tôi muốn bảo vệ cho hơn 1 tỷ người Trung Quốc thay vì bảo vệ một cá nhân”.
Câu trả lời khiến ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger ngẩn người một lúc rồi thốt lên: “Cậu bé này nói chuyện như một nhà ngoại giao”.
Lý ghi dấu tên tuổi trong làng điện ảnh năm 1981 khi tham gia phim Thiếu Lâm tự. Năm 1988, trong thời gian nghỉ mát tại Mỹ, Lý bị bài từ “Mãn Hồng Giang” cuốn hút rồi sau đó anh sáng tạo “Mãn Hồng Giang quyền”, bài quyền được danh gia võ học Trung Quốc - ông Lê Đạt Xung ca ngợi: “Lý Liên Kiệt là kỳ tài võ học”.
Nhiều người ví anh với huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long, Lý đáp: “Tôi chưa bao giờ và sẽ khó có thể đạt đến trình độ của anh ấy - thần tượng của tôi. Và tôi cho rằng, ngoài đường phố rất nhiều người có thể dạy cho tôi thế nào là quyền cước”.
'Hụt hơi' ở Hollywood
Theo đánh giá của giới điện ảnh, Lý là diễn viên đại lục đầu tiên thành công ở Hồng Kông. Chín năm sau khi nổi tiếng với Thiếu Lâm tự, anh trở thành hiện tượng tại Trung Quốc và nhiều nước châu Á với loạt phim Hoàng Phi Hồng khởi chiếu năm 1991.
Anh được cho là người thứ hai sau Lý Tiểu Long tạo nên cơn sốt tại Mỹ và châu Âu với những pha võ thuật Trung Quốc.
Lý khởi nghiệp ở Hollywood năm 1998, đóng vai phản diện trong phim Vũ khí chí mạng 4 (Lethal weapon 4) được khán giả phương Tây chào đón.
Năm 2000, lần đầu tiên Lý được giao vai chính trong Romeo phải chết (Romeo must die). Từ đó Jet Li (tên tiếng Anh của Lý) được coi là siêu sao hành động Hollywood.
Những năm sau, Lý góp mặt trong các phim Nụ hôn của Rồng (Kiss of dragon, 2001), Chúa Cứu thế (The one, 2001), Anh hùng (Hero, 2002), Long đàm hổ huyệt (Cradle 2 the Grave, 2003), Đấu khuyển (Danny the dog, 2005).
Tuy vậy, những vai diễn của Lý không được nhiều khán giả tại quê nhà đánh giá cao. Trên một số diễn đàn điện ảnh, nhiều bạn trẻ Trung Quốc bày tỏ: “Những vai diễn của Lý trên đất Mỹ thiếu phần nội tâm. Dường như Lý ngày càng giống một sát thủ lầm lỳ chỉ biết đấm đá”.
Hơn 20 năm đóng phim, Lý thổ lộ: “Tôi chưa bao giờ nghĩ mình là siêu sao. Lúc nhỏ nhà tôi rất nghèo, điện ảnh đã mang tới cho tôi cuộc sống sung túc”.
Anh cũng nói, vì hiểu rõ sự thua thiệt của trẻ nhà nghèo nên anh là một trong những người sáng lập quỹ từ thiện Nhất Cơ Kim với phương châm: “Mỗi người một ngày tiết kiệm 1 nhân dân tệ, sau một tháng, số tiền này đủ cho một gia đình nghèo sống qua ngày”.
Lý Liên Kiệt kể, cha anh qua đời vì tai nạn lao động năm anh hai tuổi, mẹ anh một mình nuôi năm anh chị em họ Lý khôn lớn. Tám tuổi, Lý chập chững nhập môn học võ trong trường Thể dục thể thao Bắc Kinh, cùng một thầy với Chân Tử Đan.
Ba năm sau, anh đoạt ngôi vô địch võ thuật toàn quốc - giải đầu tiên được mở sau thời kỳ Cách mạng Văn hóa.
Giải này khi đó chưa được coi là giải chính thức, nhưng những pha quyền thuật của Lý mang lại cho anh danh xưng Thần đồng võ thuật.
Sau đó, Lý liên tục giật giải quán quân trong các kỳ thi võ thuật với trường quyền, đao thuật, thương thuật và đấu đối kháng (1975, 1977, 1978). Một năm sau, anh đoạt giải Thành tựu Vàng của Tổng hội Võ thuật Trung Quốc khi 16 tuổi.
Có nguồn tin nói Lý Liên Kiệt từng được các cao tăng Thiếu Lâm chỉ điểm - Ảnh: fanpop.com |
Video: Một pha quyết đấu kinh điển của Lý Liên Kiệt trong phim Hoắc Nguyên Giáp
Người ta kể rằng, thời gian võ sinh nơi đây đứng tấn nhiều hơn đi ngủ. Nhiều người trong số họ sau này trở thành bộ đội đặc công bởi khả năng cận chiến hoàn hảo, ý chí thép và những tuyệt chiêu hạ gục đối phương chỉ trong một động tác.
Lý cũng được chọn tham gia đoàn võ thuật Trung Quốc đi thăm và biểu diễn tại gần 40 nước để giới thiệu võ thuật Trung Hoa cổ truyền.
Trong lần đi ấy, Lý gặp Tổng thống Mỹ khi đó là Richard Nixon, và được mời làm vệ sỹ riêng cho ông này khi anh trưởng thành.
Ngoài sự tưởng tượng của nhiều người, Lý đáp: “Tôi muốn bảo vệ cho hơn 1 tỷ người Trung Quốc thay vì bảo vệ một cá nhân”.
Câu trả lời khiến ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger ngẩn người một lúc rồi thốt lên: “Cậu bé này nói chuyện như một nhà ngoại giao”.
Lý ghi dấu tên tuổi trong làng điện ảnh năm 1981 khi tham gia phim Thiếu Lâm tự. Năm 1988, trong thời gian nghỉ mát tại Mỹ, Lý bị bài từ “Mãn Hồng Giang” cuốn hút rồi sau đó anh sáng tạo “Mãn Hồng Giang quyền”, bài quyền được danh gia võ học Trung Quốc - ông Lê Đạt Xung ca ngợi: “Lý Liên Kiệt là kỳ tài võ học”.
Nhiều người ví anh với huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long, Lý đáp: “Tôi chưa bao giờ và sẽ khó có thể đạt đến trình độ của anh ấy - thần tượng của tôi. Và tôi cho rằng, ngoài đường phố rất nhiều người có thể dạy cho tôi thế nào là quyền cước”.
'Hụt hơi' ở Hollywood
Theo đánh giá của giới điện ảnh, Lý là diễn viên đại lục đầu tiên thành công ở Hồng Kông. Chín năm sau khi nổi tiếng với Thiếu Lâm tự, anh trở thành hiện tượng tại Trung Quốc và nhiều nước châu Á với loạt phim Hoàng Phi Hồng khởi chiếu năm 1991.
Nhiều khán giả Trung Quốc nói họ không thực sự thích những vai hành động của Lý ở Hollywood - Ảnh: fanpop.com |
Lý khởi nghiệp ở Hollywood năm 1998, đóng vai phản diện trong phim Vũ khí chí mạng 4 (Lethal weapon 4) được khán giả phương Tây chào đón.
Video: Pha quyết đấu được so sánh với Lý Tiểu Long trong Tinh Võ Môn
Năm 2000, lần đầu tiên Lý được giao vai chính trong Romeo phải chết (Romeo must die). Từ đó Jet Li (tên tiếng Anh của Lý) được coi là siêu sao hành động Hollywood.
Những năm sau, Lý góp mặt trong các phim Nụ hôn của Rồng (Kiss of dragon, 2001), Chúa Cứu thế (The one, 2001), Anh hùng (Hero, 2002), Long đàm hổ huyệt (Cradle 2 the Grave, 2003), Đấu khuyển (Danny the dog, 2005).
Tuy vậy, những vai diễn của Lý không được nhiều khán giả tại quê nhà đánh giá cao. Trên một số diễn đàn điện ảnh, nhiều bạn trẻ Trung Quốc bày tỏ: “Những vai diễn của Lý trên đất Mỹ thiếu phần nội tâm. Dường như Lý ngày càng giống một sát thủ lầm lỳ chỉ biết đấm đá”.
Hơn 20 năm đóng phim, Lý thổ lộ: “Tôi chưa bao giờ nghĩ mình là siêu sao. Lúc nhỏ nhà tôi rất nghèo, điện ảnh đã mang tới cho tôi cuộc sống sung túc”.
Anh cũng nói, vì hiểu rõ sự thua thiệt của trẻ nhà nghèo nên anh là một trong những người sáng lập quỹ từ thiện Nhất Cơ Kim với phương châm: “Mỗi người một ngày tiết kiệm 1 nhân dân tệ, sau một tháng, số tiền này đủ cho một gia đình nghèo sống qua ngày”.
(Còn nữa)
Nguyên Vũ (Tổng hợp)
Bình luận