(VTC News) – Thẻ ngành công an mà rút bừa bãi, không đúng chỗ, không đúng việc sẽ khiến niềm tin người dân vào Nhà nước, vào pháp luật bị xói mòn.
Liên quan đến vụ Cảnh sát hình sự TP. Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) rút thẻ ngành chặn xe 2 cô gái để kiểm tra giấy tờ, đòi đo nồng độ cồn, giám định số khung, số máy xe vào “giờ giới nghiêm”, phóng viên VTC News đã có cuộc phỏng vấn TS.LS Nguyễn Hữu Thế Trạch - Đoàn Luật sư TP.HCM, nhằm làm rõ vấn đề đã nêu.
TS.LS Nguyễn Hữu Thế Trạch |
Theo những gì thể hiện trong video clip, thông tin báo chí, lời nói cùa nam thanh niên - người trực tiếp quay video clip cho rằng, lúc trong quán bar Discovery nhóm cảnh sát hình sự xin số điện thoại 2 cô gái không được nên kiếm cớ chặn xe, gây khó dễ, đưa ra những điều lệnh không đúng khiến dư luận bức xúc.
Nếu quả như vậy, việc làm của 3 CSHS này là sai hoàn toàn 100%. Nếu có sự việc kiểm tra trong quán bar, cần phải có lệnh công tác do cấp trên chỉ đạo, ký quyết định. Tuy nhiên, theo như trả lời của lãnh đạo Công an tỉnh Bình Thuận, hoàn toàn không có kế hoạch kiểm tra, kiểm soát gì ở đây thì việc làm của các anh này sai. Có vẻ như là đi việc riêng mà làm việc công.
- Phải chăng các chiến sỹ CSHS này "tay nghề" còn non kém, hay liệu có sự lạm quyền ở đây?
Hành vi của các CSHS trong đoạn video thể hiện rõ sự non kém, không được đào tạo chuyên sâu. Ban đầu, các anh kiếm cớ vì xét thấy 2 cô gái chạy xe có dấu hiệu nghi vấn nên ép dừng xe để kiểm tra. Đến khi các cô này xuất trình đủ giấy tờ thì anh lại một mức ép đưa xe về trụ sở vì cho rằng số khung, số máy xe có khi bị “cạ” lại, làm giả. Những đánh giá này anh đưa ra khi chỉ quan sát bằng mắt thường là rất thiếu chuyên nghiệp, phi lý.
Việc giám định số khung, số máy xe có dấu hiệu khả nghi phải đưa xe về bộ phận chuyên dụng, phải dùng kỹ thuật, công nghệ cao để giám định chứ không thể nhìn bằng mắt thường, trực quan mà biết được.
Đến khi bắt lỗi giám định số khung, số máy không được, CSHS bắt kiểm tra cốp xe, hoàn toàn lại không có gì vi phạm, ngoài những vật dụng linh tinh của chị em phụ nữ.
Video: CSHS dừng xe đòi kiểm tra giấy tờ xe của 2 cô gái
Vẫn chưa chịu bỏ cuộc, tiếp tục xuất hiện một CSHS “hổ báo”, răng nanh cọp beo đeo đầy cổ, giọng nói nhừa nhựa như say đưa ra chiếc điện thoại cho mọi người xem để nhằm chứng tỏ và xác định các cô gái đã vi phạm “giờ giới nghiêm”, anh này cho rằng “giờ giới nghiêm của TP.Phan Thiết là 22h, còn đây đã là 0h37 phút ngày hôm sau”, nghĩa là nhóm thanh niên nam nữ lưu thông trên đường đã vi phạm luật "giới nghiêm" cần phải đưa xe về trụ sở để xử lý.
Nhóm CSHS đã yếu về chuyên môn nghiệp vụ mà còn tỏ ra "nguy hiểm", bởi Việt Nam mình hiện nay làm gì có giờ giới nghiêm, TP Phan Thiết cũng vậy.
Tình hình an ninh trật tự nước ta ổn định mà, CSHS nói như vậy vô hình chung làm khách tham quan, khách du lịch quốc tế nhìn Việt Nam mình bằng ánh mắt, thái độ khác, họ quan ngại về tình hình an ninh trật tự mất ổn định nên Việt Nam ra lệnh “giới nghiêm”. Điều này vô tình gây tai hại, ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.
Tình hình an ninh trật tự nước ta ổn định mà, CSHS nói như vậy vô hình chung làm khách tham quan, khách du lịch quốc tế nhìn Việt Nam mình bằng ánh mắt, thái độ khác, họ quan ngại về tình hình an ninh trật tự mất ổn định nên Việt Nam ra lệnh “giới nghiêm”. Điều này vô tình gây tai hại, ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.
3 CSHS TP.Phan Thiết (Bình Thuận) là Mai Duy Kiên, Nguyễn Hữu Hiếu và Nguyễn Hữu Hùng trong video clip |
- Một CSHS đòi đo nồng độ cồn 2 cô gái và đòi đo cho chính anh ta luôn, rồi thách thức “dám chơi không”, nhóm CSHS trong video clip có vẻ mặt, giọng nói lè nhè như đã có sử dụng chất kích thích bia, rượu, ông nhìn nhận vấn đề như thế nào?
Đâu phải anh vào bar uống bia rượu say rồi muốn làm gì làm, ghẹo gái hay xin số điện thoại là chuyện cá nhân, anh không nên lạm dụng quyền hạn, chức vụ, anh rút thẻ ngành công an là anh đang đại diện một “quyền lực Nhà nước” chứ không phải chuyện đùa.
Một khi anh rút thẻ ngành bừa bãi, không đúng lúc, không đúng chuyện, có khi gây hậu quả khôn lường, điều quan trọng là niềm tin của người dân dần dần mất đi vào pháp luật, vào những người thực thi pháp luật, thừa hành pháp luật. Điều này, cũng là kẽ hở để côn đồ, kẻ xấu lợi dụng hình ảnh của những cán bộ, chiến sỹ công an biến chất, thoái hóa, mất đạo đức mà trục lợi vi phạm pháp luật.
- Quy định pháp luật có chế tài đối với hành vi của nhóm CSHS này?
Hành vi của những CSHS này làm ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh lực lượng CSHS nói riêng mà cả ngành công an nói chung, khiến người dân dần mất niềm tin vào lực lượng bảo vệ pháp luật. Để các băng nhóm tội phạm lợi dụng cơ hội, mạo danh “ăn theo” CSHS để trấn lột, cướp bóc người dân.
Chính vì vậy, chắc chắc, cơ quan cấp trên quản lý nhóm CSHS sẽ áp dụng quy định, điều lệ ngành chuyên biệt để xử lý nhóm chiến sỹ này. Cơ quan chức năng TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận cần có văn bản trả lời trước đương sự, công luận rõ vụ việc, khi có vụ việc xảy ra thì đối xử như thế nào, kết quả ra sao phải nêu rõ, không nên bao che.
Chính vì vậy, chắc chắc, cơ quan cấp trên quản lý nhóm CSHS sẽ áp dụng quy định, điều lệ ngành chuyên biệt để xử lý nhóm chiến sỹ này. Cơ quan chức năng TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận cần có văn bản trả lời trước đương sự, công luận rõ vụ việc, khi có vụ việc xảy ra thì đối xử như thế nào, kết quả ra sao phải nêu rõ, không nên bao che.
Công văn khẩn UBND tỉnh Bình Thuận đề nghị Công an tỉnh làm rõ vụ việc, có báo cáo trước ngày 25/1/2016 |
- Theo ông, các cô gái có quyền khiếu nại hành vi của CSHS TP. Phan Thiết?
Có chứ. Họ có quyền viết đơn khiếu nại gửi trực tiếp đến giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận để xử lý đúng theo điểu lệ ngành và quy định pháp luật. Đây cũng là bài học, kinh nghiệm, nhằm răn để những người thực thi pháp luật cần thượng tôn luật pháp. Và ngược lại, cũng là cách người dân học được cách ứng xử khi có trường hợp tương tự xảy ra. Người dân cũng cần có cách tự bảo vệ lấy họ.
Căn cứ điều 87 Luật giao thông đường bộ năm 2008, theo đó cảnh sát giao thông là người có thẩm quyền trong việc tuần tra, kiểm soát để kiểm soát người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Lực lượng cảnh sát khác chỉ tham gia tuần tra, kiểm soát trong trường hợp cần thiết.
Căn cứ theo nghị định 27/2010/NĐ-CP, lực lượng cảnh sát khác chỉ tiến hành tham gia tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Như vậy, cảnh sát hình sự được xem là lực lượng cảnh sát khác nên không có thẩm quyền trong việc tuần tra, kiểm tra người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi không có kế hoạch.
- Xin cảm ơn ông!
Phan Cường (thực hiện)
Bình luận