Cảnh sát cơ động gồm lực lượng nào?
Cảnh sát cơ động là một cá nhân giữ chức vị nhất định, thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động của Bộ Công an Việt Nam thực hiện các chức năng, quyền hạn được giao để đảm bảo an ninh trật tự quốc gia, giữ gìn trật tự xã hội, an toàn xã hội và các nhiệm vụ khác theo quy định của luật hiện hành.
Cảnh sát cơ động gồm: Lực lượng đặc nhiệm; Lực lượng tác chiến đặc biệt; Lực lượng bảo vệ mục tiêu; Lực lượng huấn luyện, sử dụng động vật nghiệp vụ.
Tổ chức của Cảnh sát Cơ động gồm: Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động; Cảnh sát Cơ động công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Quy định về khám đồ vật, khám phương tiện giao thông
Điều 128 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính được tiến hành khi có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật của người tham gia giao thông có cất giấu tang vật vi phạm hành chính.
Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật nêu trên phải có quyết định bằng văn bản và phải do người có thẩm quyền ban hành tiến hành kiểm soát, đơn cử như:
- Trưởng phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
- Trưởng phòng cảnh sát trật tự.
- Trưởng phòng CSGT đường bộ, đường sắt.
- Thủ trưởng đơn vị cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, trạm trưởng trạm công an cửa khẩu…
Trong trường hợp đặc biệt, nếu căn cứ cho rằng không tiến hành khám ngay thì tang vật vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, tiêu hủ thì ngoài trưởng phòng CSGT ra, chiến sĩ CSGT, cảnh sát cơ động đang thi hành công vụ được khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính.
Cảnh sát cơ động có quyền kiểm tra cốp xe không?
Thông tư 58/2015/TT-BCA quy định quyền hạn của cảnh sát cơ động bao gồm:
- Kiểm soát người, phương tiện, đồ vật, tài liệu theo quy định của pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát.
- Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo thẩm quyền.
- Áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật.
- Yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết vụ, việc liên quan đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật, động vật nghiệp vụ phục vụ hoạt động tuần tra, kiểm soát.
- Thực hiện quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
Như vậy, cảnh sát cơ động có quyền kiểm soát người, kiểm tra giấy tờ tùy thân, kiểm tra cốp xe khi đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát.
Đối tượng tuần tra, kiểm soát gồm khu vực, mục tiêu, tuyến, địa bàn được phân công; người, phương tiện, đồ vật, tài liệu.
Bình luận