• Zalo

Cảnh sát biển Việt Nam căng mình giữ biển đảo Tổ quốc

Thời sựThứ Bảy, 17/05/2014 03:53:00 +07:00Google News

Những ngày tháng 5, lực lượng Cảnh sát biển trên vùng biển Hoàng Sa (biển Đông, Việt Nam) liên tục túc trực, mạnh mẽ, khôn khéo và bình tĩnh giữ vững chủ quyền.

Những ngày tháng 5, lực lượng Cảnh sát biển trên vùng biển Hoàng Sa (biển Đông, Việt Nam) liên tục túc trực, mạnh mẽ, khôn khéo và bình tĩnh để giữ vững chủ quyền dân tộc.

Nơi đầu sóng


Đối mặt với nhiều khó khăn và sự ngang ngược của các tàu Trung Quốc, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam trên vùng biển Hoàng Sa vẫn đứng vững.

Tạm gác một bên nỗi nhớ người thân nơi đất liền, những cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam đạp trên sóng dữ, quyết tâm hoàn thanh nhiệm vụ được giao.

Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc

  • Kiên trì dùng lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư buộc rút giàn khoan
  • Kết hợp đấu tranh pháp lý và đấu tranh ngoại giao
  • Kiện ra tòa án quốc tế
  • Tuyên truyền cho người Trung Quốc hiểu thực chất vấn đề
  • Ý kiến khác (comment ở cuối bài)
  • Thăm dò ý kiến Thăm dò ý kiến

Trên con tàu mà PV có mặt, tiếng thuyền trưởng - thượng úy Lê Trung Thành - dõng dạc vang lên qua loa truyền thanh: “Toàn tàu chú ý vào vị trí chuẩn bị tiến ra giàn khoan. Lập tức toàn tàu sẵn sàng tác chiến theo hiệu lệnh”.

Trung Quốc, ngang ngược, chiếm lấn, Việt Nam, chủ quyền, cảnh sát biển
Những hình ảnh được gửi từ Hoàng Sa cho thấy tàu TQ ngang ngược trước hoạt động chấp pháp của tàu Cảnh sát biển Việt Nam - Ảnh chụp trong 2 ngày 13-14/5 

Nhiều giờ liền trên biển vờn nhau với tàu Trung Quốc, thuyền trưởng Thành luôn giữ một tinh thần thép, linh hoạt và cương quyết khi đối mặt với tàu Trung Quốc. Khi thì anh mềm dẻo xử lý tình huống, có khi anh lại cứng rắn cho tàu tiến sâu vào khu vực mà Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981).


Nhưng còn có một Lê Trung Thành khác! Trong những phút nghỉ ngơi ít ỏi sau nhiều giờ căng mình với tàu Trung Quốc, chúng tôi ngồi lại với nhau, chia sẻ niềm riêng. Khi ấy, nhiều anh em trên tàu nhắc đến thuyền trưởng Thành với sự nể phục và hết sức thông cảm cho hoàn cảnh gia đình của anh.

Mẹ anh Thành bị ung thư vòm họng đã lâu. Hiện ba anh đang chăm sóc mẹ anh tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM. Mới đây, khi tàu CSB 4033 bị tàu Trung Quốc đâm hỏng phải đưa về sửa chữa tại Đà Nẵng, anh Thành chỉ kịp thăm hỏi sức khỏe của mẹ qua điện thoại. Rồi khi tàu sửa xong, anh lại trực chỉ Hoàng Sa sát cánh cùng những đồng đội mình.

“Anh em trên tàu ai cũng quen với cảnh xa nhà để giữ gìn biển đảo, có khi ở lâu trên đảo cũng không sao. Tôi về tết, lấy vợ xong là đi luôn. Bảo vệ vùng biển là hạnh phúc và là trách nhiệm của chúng tôi. Trung Quốc có manh động hung hãn đến đâu chúng tôi cũng sẽ đấu tranh đến cùng” - thiếu uý Trần Văn Huân

Trong những ngày anh Thành lênh đênh trên biển, đương đầu với hàng chục tàu to lớn của Trung Quốc đang quấy phá, xâm phạm trắng trợn chủ quyền vùng biển Việt Nam, bác Lê Trung Việt (ba của thuyền trưởng Thành), mặc dù đang nuôi vợ trong bệnh viện, vẫn dành chút thời gian đến Báo Thanh Niên, góp 1 triệu đồng cho chương trình "Chung tay góp sức bảo vệ biển Đông" mà Báo Thanh Niên khởi xướng.

Cùng hoàn cảnh, thiếu úy Hoàng Quốc Khánh, quê Quảng Bình, hay tin bố đau ốm cũng chỉ thăm hỏi rồi lên đường làm nhiệm vụ.

Anh Khánh nói: “Nhiệm vụ là trên hết. Chúng tôi ai cũng xác định như vậy nên mặc dù ở nhà có xảy ra chuyện gì thì cũng phải chấp nhận. Chỉ cầu mong bố chỉ ốm nhẹ rồi sẽ mau khỏi. Làm sao về quê được lần này khi mà tàu Trung Quốc đang hung hăng trên vùng biển chủ quyền của nước ta?”.

Trước khi lên đường ra Hoàng Sa, anh Khánh dặn người nhà cố gắng lo cho gia đình. Anh Khánh bảo rằng vợ anh cứng rắn lắm, nói với anh hãy yên tâm công tác, mọi việc ở nhà đã có chị lo.

Amh Khánh chia sẻ thêm: “Vì nhiệm vụ nên phải lênh đênh vượt sóng ra Hoàng Sa suốt nên mặc dù con đã 2 tuổi nhưng tổng cộng thời gian anh gặp con chỉ khoảng 1 tháng”.

>>Xem thêm video cuộc đấu trí trên vùng biển nóng:



Xa vợ, chờ con ra đời


Những ngày này, khi Trung Quốc ngang ngược đưa tàu vào vùng biển nước ta, cũng là lúc vợ anh Hưng, một cán bộ cảnh sát biển, đang chuẩn bị sinh con. Nhiều thuyền viên trên tàu 4033 cho biết chỉ già 1 tháng nữa là vợ anh Hưng sẽ sinh em bé. Tình hình trên biển Đông đang căng, anh Hưng sẽ không có mặt ở nhà cùng vợ đón đứa con đầu lòng.

Anh Hưng vui vẻ chia sẻ với các anh em trên tàu rằng khi nào đuổi được tàu Trung Quốc cùng giàn khoan Hải Dương-981 ra khỏi vùng biển Việt Nam, anh về gặp con sẽ vui hơn.

Thiếu úy Trần Văn Huân nói: “Anh em trên tàu ai cũng quen với cảnh xa nhà, có khi ở lâu trên đảo cũng không sao. Tôi về tết, lấy vợ xong là đi luôn. Bảo vệ vùng biển là hạnh phúc và là trách nhiệm của chúng tôi. Chúng tôi cũng sẽ đấu tranh đến cùng”.

Thiếu úy Hoàng Xuân Khánh kể lại câu chuyện khi ở Đà Nẵng sửa tàu, anh có gặp một tài xế lái taxi. Chuyện trò qua lại, người anh tài xế trịnh trọng hỏi "xin" anh Khánh ra biển để góp phần bảo vệ biển đảo, đối mặt với tàu Trung Quốc, mà không cần điều kiện gì.

Theo bạn, Việt Nam nên làm gì với giàn khoan trái phép Trung Quốc

  • Kiên trì dùng lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư buộc rút giàn khoan
  • Kết hợp đấu tranh pháp lý và đấu tranh ngoại giao
  • Kiện ra tòa án quốc tế
  • Tuyên truyền cho người Trung Quốc hiểu thực chất vấn đề
  • Ý kiến khác (comment ở cuối bài)
  • Thăm dò ý kiến Thăm dò ý kiến

Anh Khánh nói: “Đấy, ngay cả anh lái taxi không quen với sóng nước cũng xin đi. Họ cũng muốn bảo vệ đất nước là thế thì chúng tôi là những người cảnh sát biển lại càng quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ”.

Theo Thanh Niên

Bình luận
vtcnews.vn