(VTC News) – Chuyên gia luật nhận định, Cảnh sát biển Thái Lan bắn ngư dân Việt Nam là một hành động phi nhân đạo, đi ngược lại những quy định và pháp luật quốc tế, không có quy ước quốc tế nào cho phép nổ súng trước khi xác định được tội danh.
Phóng viên VTC News đã có cuộc phỏng vấn Luật sư Trương Quốc Hòe – Trưởng Văn phòng Luật sư Interla liên quan đến vụ việc Cảnh sát biển Thái Lan bắn tàu cá Việt Nam và khiến 3 ngư dân của ta thương vong.
- Cảnh sát biển Thái Lan thừa nhận là lực lượng bắn vào tàu cá Việt Nam khiến 3 ngư dân thương vong gây bất bình trong dư luận. Ông đánh giá thế nào về tính chất vụ việc này?
Tôi hoàn toàn bất ngờ khi biết thông tin Cảnh sát biển Thái Lan là lực lượng bắn vào tàu cá Việt Nam và khiến 3 ngư dân của ta thương vong. Bởi vì Việt Nam và Thái Lan đều là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước được thiết lập từ rất sớm (ngày 6/8/1967).
Hiện nay mối quan hệ giữa Việt Nam và Thái Lan rất tốt đẹp, sự hợp tác ngày càng chặt chẽ trên tất cả các lĩnh vực cả về chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, chuyên môn và giáo dục. Mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Thái Lan chính là nhân tố góp phần thúc đẩy sự phát triển của khối cộng đồng chung ASEAN.
Việc Cảnh sát biển Thái Lan bắn vào tàu cá Việt Nam và khiến 3 ngư dân của ta thương vong là một hành động phi pháp, tàn nhẫn, vô nhân đạo không thể chấp nhận được.
- Trong trường hợp này, Cảnh sát biển Thái Lan nổ súng bắn vào tàu cá và ngư dân Việt Nam có phù hợp với luật pháp quốc tế?
Trong trường hợp này, trước hết phải xác định tọa độ tàu đánh cá Việt Nam hoạt động tại thời điểm xảy ra vụ việc thuộc khu vực biển nào. Nếu vùng biển đó thuộc lãnh thổ Thái Lan cách xử lý sẽ khác và thuộc vùng biển chồng lấn cách xử lý cũng khác.
Tuy nhiên, dù tàu cá Việt Nam có hoạt động trong khu vực biển nào thì hành động nổ súng của Cảnh sát biển Thái Lan vào tàu cá Việt Nam là một hành động phi nhân đạo, đi ngược lại những quy định và pháp luật quốc tế, không có quy ước quốc tế nào cho phép nổ súng trước khi xác định được tội danh.
- Cảnh sát biển Thái Lan, Việt Nam cũng như các nước được nổ súng trong trường hợp nào?
Tại Điều 16 Nghị định số 75/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định:
Khi lực lượng tuần tra, kiểm soát trong khu vực biên giới biển đã sử dụng tín hiệu yêu cầu người, phương tiện đường thủy nước ngoài vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam trong khu vực biên giới biển dừng lại để tiến hành kiểm tra, nhưng người, phương tiện đó không chấp hành thì người chỉ huy lực lượng truy đuổi được quyền sử dụng các công cụ hỗ trợ, vũ khí theo quy định của pháp luật; trường hợp có người bị thương phải tổ chức cấp cứu; trường hợp có người chết phải phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương sở tại giải quyết theo quy định của pháp luật.
Luật pháp Việt Nam quy định rất rõ ràng, chỉ trong trường hợp người, phương tiện vi phạm không chấp hành thì người chỉ huy lực lượng truy đuổi mới có quyền sử dụng các công cụ hỗ trợ, vũ khí nhưng phải theo quy định của pháp luật.
Luật pháp Thái Lan cũng không cho phép việc Cảnh sát biển Thái Lan nổ súng bắn vào tàu cá nước ngoài khi chưa tiến hành kiểm tra, xác định mức độ vi phạm và tàu cá nước ngoài không có hành vi không hợp tác, chống trả.
- Trong trường hợp một số tàu cá của Việt Nam đã đi vào hải phận của Thái Lan thì Cảnh sát biển Thái Lan phải hành động như thế nào mới đúng đắn?
Trong trường hợp tàu cá của Việt Nam đi vào hải phận của Thái Lan thì Cảnh sát biển Thái Lan phải sử dụng tín hiệu yêu cầu tàu cá Việt Nam dừng lại để tiến hành kiểm tra, xác định mức độ vi phạm của tàu cá và căn cứ vào pháp luật Thái Lan để có những cách xử lý đúng đắn theo quy định của pháp luật và Công ước Luật biển.
Trong trường hợp xác định được vi phạm thì Cảnh sát biển Thái Lan có quyền chuyển giao cho Tòa án xét xử để xác định tội danh và hình phạt theo quy định của pháp luật Thái Lan.
- Sự việc này khiến chúng ta cần phải có thêm nhiều biện pháp hỗ trợ ngư dân hơn nữa, thưa ông?
Để tránh những sự việc đáng tiếc như trên xảy ra, các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường trách nhiệm của mình trong việc hỗ trợ, bảo vệ ngư dân bám biển vươn khơi.
Việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật cho ngư dân là hết sức quan trọng và cần thiết để ngư dân hiểu biết quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Bên cạnh đó cần hướng dẫn cho nhân dân kỹ năng xử lý trong những tình huống tàu cá vô ý đi vào vùng lãnh hải của nước khác.
Cơ quan chức năng Việt Nam cũng phải tiến hành tiếp xúc, trao đổi với các quốc gia có vùng biển tiếp giáp, gần Việt Nam để đưa ra quy tắc ứng xử chung, bảo vệ an toàn ngư dân, tránh những sự việc đáng tiếc như cảnh sát biển Thái Lan bắn tàu cá Việt Nam.
- Xin cảm ơn luật sư!
Minh Quyết(thực hiện)
Phóng viên VTC News đã có cuộc phỏng vấn Luật sư Trương Quốc Hòe – Trưởng Văn phòng Luật sư Interla liên quan đến vụ việc Cảnh sát biển Thái Lan bắn tàu cá Việt Nam và khiến 3 ngư dân của ta thương vong.
- Cảnh sát biển Thái Lan thừa nhận là lực lượng bắn vào tàu cá Việt Nam khiến 3 ngư dân thương vong gây bất bình trong dư luận. Ông đánh giá thế nào về tính chất vụ việc này?
Tôi hoàn toàn bất ngờ khi biết thông tin Cảnh sát biển Thái Lan là lực lượng bắn vào tàu cá Việt Nam và khiến 3 ngư dân của ta thương vong. Bởi vì Việt Nam và Thái Lan đều là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước được thiết lập từ rất sớm (ngày 6/8/1967).
Hiện nay mối quan hệ giữa Việt Nam và Thái Lan rất tốt đẹp, sự hợp tác ngày càng chặt chẽ trên tất cả các lĩnh vực cả về chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, chuyên môn và giáo dục. Mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Thái Lan chính là nhân tố góp phần thúc đẩy sự phát triển của khối cộng đồng chung ASEAN.
Việc Cảnh sát biển Thái Lan bắn vào tàu cá Việt Nam và khiến 3 ngư dân của ta thương vong là một hành động phi pháp, tàn nhẫn, vô nhân đạo không thể chấp nhận được.
- Trong trường hợp này, Cảnh sát biển Thái Lan nổ súng bắn vào tàu cá và ngư dân Việt Nam có phù hợp với luật pháp quốc tế?
Trong trường hợp này, trước hết phải xác định tọa độ tàu đánh cá Việt Nam hoạt động tại thời điểm xảy ra vụ việc thuộc khu vực biển nào. Nếu vùng biển đó thuộc lãnh thổ Thái Lan cách xử lý sẽ khác và thuộc vùng biển chồng lấn cách xử lý cũng khác.
Tuy nhiên, dù tàu cá Việt Nam có hoạt động trong khu vực biển nào thì hành động nổ súng của Cảnh sát biển Thái Lan vào tàu cá Việt Nam là một hành động phi nhân đạo, đi ngược lại những quy định và pháp luật quốc tế, không có quy ước quốc tế nào cho phép nổ súng trước khi xác định được tội danh.
- Cảnh sát biển Thái Lan, Việt Nam cũng như các nước được nổ súng trong trường hợp nào?
Tại Điều 16 Nghị định số 75/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định:
Khi lực lượng tuần tra, kiểm soát trong khu vực biên giới biển đã sử dụng tín hiệu yêu cầu người, phương tiện đường thủy nước ngoài vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật Việt Nam trong khu vực biên giới biển dừng lại để tiến hành kiểm tra, nhưng người, phương tiện đó không chấp hành thì người chỉ huy lực lượng truy đuổi được quyền sử dụng các công cụ hỗ trợ, vũ khí theo quy định của pháp luật; trường hợp có người bị thương phải tổ chức cấp cứu; trường hợp có người chết phải phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương sở tại giải quyết theo quy định của pháp luật.
Một trong những tàu cá Việt Nam bị Cảnh sát biển Thái Lan tấn công. Ảnh: Vnexpress |
Luật pháp Việt Nam quy định rất rõ ràng, chỉ trong trường hợp người, phương tiện vi phạm không chấp hành thì người chỉ huy lực lượng truy đuổi mới có quyền sử dụng các công cụ hỗ trợ, vũ khí nhưng phải theo quy định của pháp luật.
Luật pháp Thái Lan cũng không cho phép việc Cảnh sát biển Thái Lan nổ súng bắn vào tàu cá nước ngoài khi chưa tiến hành kiểm tra, xác định mức độ vi phạm và tàu cá nước ngoài không có hành vi không hợp tác, chống trả.
- Trong trường hợp một số tàu cá của Việt Nam đã đi vào hải phận của Thái Lan thì Cảnh sát biển Thái Lan phải hành động như thế nào mới đúng đắn?
Trong trường hợp tàu cá của Việt Nam đi vào hải phận của Thái Lan thì Cảnh sát biển Thái Lan phải sử dụng tín hiệu yêu cầu tàu cá Việt Nam dừng lại để tiến hành kiểm tra, xác định mức độ vi phạm của tàu cá và căn cứ vào pháp luật Thái Lan để có những cách xử lý đúng đắn theo quy định của pháp luật và Công ước Luật biển.
Trong trường hợp xác định được vi phạm thì Cảnh sát biển Thái Lan có quyền chuyển giao cho Tòa án xét xử để xác định tội danh và hình phạt theo quy định của pháp luật Thái Lan.
- Sự việc này khiến chúng ta cần phải có thêm nhiều biện pháp hỗ trợ ngư dân hơn nữa, thưa ông?
Để tránh những sự việc đáng tiếc như trên xảy ra, các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường trách nhiệm của mình trong việc hỗ trợ, bảo vệ ngư dân bám biển vươn khơi.
Việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật cho ngư dân là hết sức quan trọng và cần thiết để ngư dân hiểu biết quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Bên cạnh đó cần hướng dẫn cho nhân dân kỹ năng xử lý trong những tình huống tàu cá vô ý đi vào vùng lãnh hải của nước khác.
Cơ quan chức năng Việt Nam cũng phải tiến hành tiếp xúc, trao đổi với các quốc gia có vùng biển tiếp giáp, gần Việt Nam để đưa ra quy tắc ứng xử chung, bảo vệ an toàn ngư dân, tránh những sự việc đáng tiếc như cảnh sát biển Thái Lan bắn tàu cá Việt Nam.
- Xin cảm ơn luật sư!
Minh Quyết(thực hiện)
Bình luận