• Zalo

Cảnh giác tội phạm mạng trục lợi từ thảm kịch MH17

Thế giớiThứ Ba, 22/07/2014 01:45:00 +07:00Google News

(VTC News) - Sau thảm kịch của hãng hàng không Malaysia Airlines, những kẻ lừa đảo trên Facebook đang lợi dụng vụ tai nạn MH17 để kiếm tiền.

(VTC News) - Sau thảm kịch của hãng hàng không Malaysia Airlines vào hôm 17/7, những kẻ lừa đảo trên Facebook và Twitter đang lợi dụng vụ tai nạn MH17 như một cách để kiếm tiền.

Ủy ban Người tiêu dùng và Cạnh tranh Australia (ACCC) đã đưa ra cảnh báo thông qua trang web SCAMwatch về những kẻ lừa đảo lợi dụng vụ tai nạn MH17 để trục lợi.

Thủ đoạn của chúng là thu hút mọi người vào nhấp vào các liên kết trên Facebook và Twitter có nội dung xoay quanh vụ tai nạn máy bay để dẫn đến các trang web khiêu dâm, liên kết quảng cáo hay phần mềm độc hại.
Một phần thiết bị trên MH17 bị cháy đen 
“Đó là những phản ứng khá nhanh chóng và có thể đoán trước của những kẻ đứng đằng sau. Tất cả đều vì mục đích kiếm lợi. Ở đây không hề có lòng thương cảm”, Richard Cox, giám đốc truyền thông của Spamhaus, tổ chức chống thư rác hàng đầu thế giới nói với BBC.

Cảnh báo trên trang web SCAMwatch cho hay kẻ lừa đảo đang thiết lập các trang Facebook giả mạo dưới tên của các nạn nhân xấu số. 
Một trong số đó là tài khoản Facebook tưởng nhớ một nạn nhân người Anh có tên Liam Sweeney với một bài đăng duy nhất dưới dạng video có tiêu đề “Video ghi lại khoảnh khắc máy bay MH17 gặp nạn ở Ukraine”.

Bất kỳ người dùng nào nhấp chuột vào liên kết này đều được đưa đến một trang web bên ngoài và yêu cầu số điện thoại để xác minh độ tuổi. “Dù là ai thì bây giờ họ đã có caller ID của bạn và bạn có thể nhận được rất nhiều cuộc gọi quấy nhiễu”, ông Cox cho biết.

Các trang Facebook giả mạo dẫn mọi người đến một blog rêu rao rằng chứa nhiều thông tin về MH17, và khi người dùng nhấp chuột vào, các liên kết sẽ chuyển hướng người dùng đến các trang web với nhiều cửa sổ quảng cáo pop-up cho các dịch vụ đáng ngờ. Nếu người dùng nhấp chuột vào quảng cáo, kẻ lừa đảo sẽ kiếm được tiền từ các doanh nghiệp thuê quảng cáo.

Chưa kể các trang web mà người dùng đang hướng tới có thể chứa virus hay phần mềm độc hại nếu được tải về máy tính, những kẻ lừa đảo có thể cập nhật thông tin cá nhân lưu trữ trên máy bao gồm cả các thông tin về tài chính.

ACCC cũng khuyên người dùng tỉnh táo trước các kêu gọi gây quỹ từ thiện trên mạng để không bị lợi dụng lòng thương bởi các kẻ lừa đảo.

Tuy nhiên Facebook không phải là nền tảng duy nhất được tội phạm mạng sử dụng để phát tán các liên kết độc hại. 
Trong vòng vài giờ sau khi Malaysia Airlines thông báo chính thức về việc mất liên lạc với MH17 thông điệp độc hại bắt đầu xuất hiện trên Twitter.

Công ty bảo mật Trend Micro báo cáo rằng các URL kèm theo trong các dòng tweet đáng ngờ chính là các liên kết dẫn đến các blog thông thường cũng như các trang web độc hại chứa những phần mềm độc hại.

Liên kết đến trang blog thông thường đơn giản chỉ để tăng lượt xem và quảng cáo, trong khi liên kết đến các trang web độc hại sẽ tải phần mềm độc hại về máy.

Trend Micro cho rằng ngay sau khi chi tiết của vụ tai nạn MH17 dần hé lộ, tội phạm mạng sẽ bắt đầu các cuộc tấn công khác có thể dẫn đến đánh cắp thông tin cá nhân và đầu độc hệ thống máy tính”.

Sau các sự cố quốc tế lớn, những vụ lừa đảo trực tuyến như thế này là khá điển hình. Ngay cả sự cố máy bay mang số hiệu MH370 của Malaysia Airlines mất tích đầu năm 2014 hay vụ đánh bom giải đua marathon ở Boston, cái chết của Paul Walker và cả đám cưới Hoàng gia trước đây đều đã từng bị bọn tội phạm mạng lợi dụng để lừa mọi người nhấp vào liên kết trên Facebook.

Theo bạn, vì sao máy bay Malaysia MH17 bị bắn hạ?

  • Tên lửa phe ly khai miền Đông Ukraine bắn
  • Tiêm kích Ukraine bắn
  • Tên lửa Nga bắn
  • Thăm dò ý kiến Thăm dò ý kiến

Minh Lý
Bình luận
vtcnews.vn