(VTC News) - Cánh diều chủ yếu ‘phục vụ’ các hãng phim nhà nước, nhưng các hãng này đang ‘chết mòn’, và từ lâu các hãng phim tư nhân tham gia giải thưởng này cho có lệ.
Năm 2003, Hội Điện ảnh Việt Nam cho ra đời Cánh diều – giải thưởng thường niên tôn vinh các tác phẩm điện ảnh, truyền hình… xuất sắc, với kỳ vọng Cánh diều sẽ trở thành một Oscar của Việt Nam. Trong đó, hạng mục được quan tâm số một luôn là phim điện ảnh.
Trong suốt một thời gian dài từ khi ra đời, Cánh diều được mặc nhiên coi là sân chơi dành cho các hãng phim nhà nước, bởi khi ấy thị trường phim tư nhân, phim độc lập chưa nở rộ, những giải thưởng quan trọng cũng về hết tay các hãng phim nhà nước như Người đàn bà mộng du (2003), Thời xa vắng (Cánh diều bạc, không có Cánh diều vàng – giải 2004), Chuyện của Pao (2005)…
Tới năm 2007, theo chủ trương xã hội hóa điện ảnh của Hội Điện ảnh, Cánh diều 2007 có sự tham gia của nhiều phim tư nhân. Nhưng tới những năm sau đó, các giải thưởng vẫn thường được ưu ái cho những phim nhà nước, mang yếu tố chính luận nhiều hơn là dòng phim thương mại hút khách của các nhà làm phim tư nhân.
Nhưng điều đáng nói ở đây là gần như tất cả những bộ phim đạt giải cao tại Cánh diều đều thất bại thảm hại ở phòng vé. Thậm chí, có những phim đoạt giải cao nhưng chết yểu chết đường ra rạp, mở cửa tự do vẫn không có người vào xem.
Chuyện của Pao không bán nổi 1 vé hay Sống trong sợ hãi dù đã nắm trong tay 4 giải thưởng quan trọng của Cánh diều vàng 2005 và một giải thưởng của phê bình báo chí dành cho Phim hay nhất, được dư luận 'ca' không tiếc lời nhưng sau 5 ngày ra rạp cũng lặng lẽ rút khỏi phòng vé với doanh thu chưa tới 100 triệu đồng.Những người viết huyền thoại, Đừng đốt...sau này cũng là kết cục đáng buồn tại các rạp chiếu phim.
Vô hình chung, điều này dẫn đến việc giảm giá trị của những phim được giải, bởi công chúng không tiếp cận được cái gọi là ‘nghệ thuật đích thực’ ấy.
Những năm gần đây, các hãng phim nhà nước cứ mỗi ngày lại chìm nghỉm dần, tại Cánh diều 2011, phim nhà nước chỉ có hai tác phẩm tham dự là Mùi cỏ cháy và Tâm hồn mẹ. Còn lại là 9 phim tư nhân: Hello cô Ba, Lệnh xóa sổ, Ngôi nhà trong hẻm, Saigon Yo!, Vũ điệu đường cong, Long Ruồi, Lệ phí tình yêu, Lời nguyền huyết ngải, Hot boy nổi loạn.
Đến Cánh diều 2012, có 3 phim nhà nước tham dự gồm Đam mê (Phi Tiến Sơn), Cát nóng (Lê Hoàng), Lạc lối (Nhuệ Giang).
Áp đảo danh sách vẫn là phim tư nhân: Cưới ngay kẻo lỡ (Charlie Nguyễn), Dành cho tháng Sáu (Nguyễn Hữu Tuấn), Gia sư nữ quái (Lê Bảo Trung), Scandal - Bí mật thảm đỏ (Victor Vũ), Thiên mệnh anh hùng (Victor Vũ), Lấy chồng người ta (Lưu Huỳnh), Nhà có 5 nàng tiên (NSND Trần Ngọc Giàu) và Mùa hè lạnh (Ngô Quang Hải).
Tới năm 2013, chỉ có duy nhất một phim chính luận do nhà nước sản xuất đó là Những người viết huyền thoại của đạo diễn Bùi Tuấn Dũng - một bộ phim về đề tài chiến tranh khá hay và từng giành Giải Bông sen vàng năm trước.
Những tác phẩm còn lại đều do các hãng phim tư nhân sản xuất: Cô dâu đại chiến 2, Quả tim máu (đạo diễn Victor Vũ), Tèo em (Charlie Nguyễn), Hiệp sĩ guốc vông (Chánh Tín), Âm mưu giày gót nhọn (Hàm Trần), Gác kiếm (Tạ Huy Cường), Thần tượng (Quang Huy)…
2014 tiếp tục là năm thảm bại về mặt số lượng của phim nhà nước. Chỉ có 4 phim của các hãng phim thuộc nhà nước và Hội Điện ảnh là: Sống cùng lịch sử (Nguyễn Thanh Vân), Thầu Chín ở Xiêm (Bùi Tuấn Dũng), Những đứa con của làng (Nguyễn Đức Việt), Mộ gió (Nguyễn Hữu Phần).
Những phim còn lại đều thuộc các hãng phim tư nhân: Chàng trai năm ấy (Quang Huy), Hương Ga (Ngô Quốc Cường), Quả tim máu, Scandal: Hào quang trở lại (Victor Vũ), Để Mai tính 2 (Charlie Nguyễn), Hiệp sĩ mù (Lưu Huỳnh), Tốc độ và đường cong (Phan Minh Mẫn), Bước khẽ đến hạnh phúc (Lưu Trọng Ninh), Lạc giới (Phi Tiến Sơn), Mất xác (Đỗ Thành An), Bí mật lại bị mất (Nhật Cường - Lý Hải)…
Trong đó, những ứng cử viên sáng giá như Quả tim máu, Hương Ga, Đoạt hồn, Scandal 2 - Hào quang trở lại, Chàng trai năm ấy, Tốc độ và đường cong…đều thuộc về các hãng tư nhân.
Trong số những bộ phim chính luận của nhà nước, chỉ có thể kể đến Thầu Chín ở Xiêm – một bộ phim được đầu tư về mặt nội dung. Còn Sống cùng lịch sử - bộ phim ngốn kinh phí 21 tỷ đồng không bán nổi một vé khi ra rạp không hề được đánh giá cao.
Có thể thấy, thị trường điện ảnh trong những năm qua thực sự đã thuộc về những nhà làm phim tư nhân, còn các hãng phim nhà nước cứ ‘chết yểu’.
Chính vì thế giải thưởng Cánh diều, vốn sinh ra để tôn vinh những tác phẩm do các hội viên Hội điện ảnh làm ra, chủ yếu là lực lượng làm các phim nhà nước, cũng đang trên đường xuống dốc bên kia cùng với nền phim ảnh nhà nước.
Phải chăng cuộc chơi mang tên Cánh diều đã đi đến hồi kết khi MC Quyền Linh thốt lên không thể mời được một ai tham dự lễ trao giải năm nay? Nếu vậy thì đây là kết cục đáng buồn cho một giải thường nghề nghiệp từng được coi trọng.
Nghe Sơn Tùng M-TP hát Chắc ai đó sẽ về trong phim Chàng trai năm ấy:
Thuần Vũ
Năm 2003, Hội Điện ảnh Việt Nam cho ra đời Cánh diều – giải thưởng thường niên tôn vinh các tác phẩm điện ảnh, truyền hình… xuất sắc, với kỳ vọng Cánh diều sẽ trở thành một Oscar của Việt Nam. Trong đó, hạng mục được quan tâm số một luôn là phim điện ảnh.
Trong suốt một thời gian dài từ khi ra đời, Cánh diều được mặc nhiên coi là sân chơi dành cho các hãng phim nhà nước, bởi khi ấy thị trường phim tư nhân, phim độc lập chưa nở rộ, những giải thưởng quan trọng cũng về hết tay các hãng phim nhà nước như Người đàn bà mộng du (2003), Thời xa vắng (Cánh diều bạc, không có Cánh diều vàng – giải 2004), Chuyện của Pao (2005)…
Tới năm 2007, theo chủ trương xã hội hóa điện ảnh của Hội Điện ảnh, Cánh diều 2007 có sự tham gia của nhiều phim tư nhân. Nhưng tới những năm sau đó, các giải thưởng vẫn thường được ưu ái cho những phim nhà nước, mang yếu tố chính luận nhiều hơn là dòng phim thương mại hút khách của các nhà làm phim tư nhân.
Nhưng điều đáng nói ở đây là gần như tất cả những bộ phim đạt giải cao tại Cánh diều đều thất bại thảm hại ở phòng vé. Thậm chí, có những phim đoạt giải cao nhưng chết yểu chết đường ra rạp, mở cửa tự do vẫn không có người vào xem.
Chuyện của Pao không bán nổi 1 vé |
Vô hình chung, điều này dẫn đến việc giảm giá trị của những phim được giải, bởi công chúng không tiếp cận được cái gọi là ‘nghệ thuật đích thực’ ấy.
Những năm gần đây, các hãng phim nhà nước cứ mỗi ngày lại chìm nghỉm dần, tại Cánh diều 2011, phim nhà nước chỉ có hai tác phẩm tham dự là Mùi cỏ cháy và Tâm hồn mẹ. Còn lại là 9 phim tư nhân: Hello cô Ba, Lệnh xóa sổ, Ngôi nhà trong hẻm, Saigon Yo!, Vũ điệu đường cong, Long Ruồi, Lệ phí tình yêu, Lời nguyền huyết ngải, Hot boy nổi loạn.
Đến Cánh diều 2012, có 3 phim nhà nước tham dự gồm Đam mê (Phi Tiến Sơn), Cát nóng (Lê Hoàng), Lạc lối (Nhuệ Giang).
Áp đảo danh sách vẫn là phim tư nhân: Cưới ngay kẻo lỡ (Charlie Nguyễn), Dành cho tháng Sáu (Nguyễn Hữu Tuấn), Gia sư nữ quái (Lê Bảo Trung), Scandal - Bí mật thảm đỏ (Victor Vũ), Thiên mệnh anh hùng (Victor Vũ), Lấy chồng người ta (Lưu Huỳnh), Nhà có 5 nàng tiên (NSND Trần Ngọc Giàu) và Mùa hè lạnh (Ngô Quang Hải).
Tới năm 2013, chỉ có duy nhất một phim chính luận do nhà nước sản xuất đó là Những người viết huyền thoại của đạo diễn Bùi Tuấn Dũng - một bộ phim về đề tài chiến tranh khá hay và từng giành Giải Bông sen vàng năm trước.
Những tác phẩm còn lại đều do các hãng phim tư nhân sản xuất: Cô dâu đại chiến 2, Quả tim máu (đạo diễn Victor Vũ), Tèo em (Charlie Nguyễn), Hiệp sĩ guốc vông (Chánh Tín), Âm mưu giày gót nhọn (Hàm Trần), Gác kiếm (Tạ Huy Cường), Thần tượng (Quang Huy)…
Bộ phim Thần tượng đại thắng tại Cánh diều 2013 với 6 giải thưởng quan trọng |
Những phim còn lại đều thuộc các hãng phim tư nhân: Chàng trai năm ấy (Quang Huy), Hương Ga (Ngô Quốc Cường), Quả tim máu, Scandal: Hào quang trở lại (Victor Vũ), Để Mai tính 2 (Charlie Nguyễn), Hiệp sĩ mù (Lưu Huỳnh), Tốc độ và đường cong (Phan Minh Mẫn), Bước khẽ đến hạnh phúc (Lưu Trọng Ninh), Lạc giới (Phi Tiến Sơn), Mất xác (Đỗ Thành An), Bí mật lại bị mất (Nhật Cường - Lý Hải)…
Trong đó, những ứng cử viên sáng giá như Quả tim máu, Hương Ga, Đoạt hồn, Scandal 2 - Hào quang trở lại, Chàng trai năm ấy, Tốc độ và đường cong…đều thuộc về các hãng tư nhân.
Trong số những bộ phim chính luận của nhà nước, chỉ có thể kể đến Thầu Chín ở Xiêm – một bộ phim được đầu tư về mặt nội dung. Còn Sống cùng lịch sử - bộ phim ngốn kinh phí 21 tỷ đồng không bán nổi một vé khi ra rạp không hề được đánh giá cao.
Có thể thấy, thị trường điện ảnh trong những năm qua thực sự đã thuộc về những nhà làm phim tư nhân, còn các hãng phim nhà nước cứ ‘chết yểu’.
Chính vì thế giải thưởng Cánh diều, vốn sinh ra để tôn vinh những tác phẩm do các hội viên Hội điện ảnh làm ra, chủ yếu là lực lượng làm các phim nhà nước, cũng đang trên đường xuống dốc bên kia cùng với nền phim ảnh nhà nước.
Phải chăng cuộc chơi mang tên Cánh diều đã đi đến hồi kết khi MC Quyền Linh thốt lên không thể mời được một ai tham dự lễ trao giải năm nay? Nếu vậy thì đây là kết cục đáng buồn cho một giải thường nghề nghiệp từng được coi trọng.
Nghe Sơn Tùng M-TP hát Chắc ai đó sẽ về trong phim Chàng trai năm ấy:
Thuần Vũ
Bình luận