Thời gian gần đây ở Viện Bỏng Quốc gia, các ca trẻ em bị bỏng nhập viện gia tăng mà nguyên nhân chủ yếu là do bỏng hơi nồi cơm điện, bỏng nước sôi, cháo nóng…
Đến Viện bỏng Quốc gia, phóng viên dễ dàng bắt gặp hình ảnh sầu não của người nhà các cháu bé bị bỏng phải nhập viện cấp cứu, điều trị.
Trường hợp cháu Nguyễn Duy Hoàng (Mê Linh, Hà Nội) bị bỏng ở vùng cổ, vết bỏng đau rát nên cháu khóc ngằn ngặt. Mẹ cháu Hoàng vừa bế con vừa than thở: “Con bị bỏng như này là lỗi của mẹ, mẹ biết làm gì cho con nhanh khỏi đây”.
Mẹ cháu Hoàng cho biết: “Chiếc phích nước sôi của nhà tôi để ở trên bàn, do chiếc bàn thấp nên cháu với tay tới khiến chiếc phích bị đổ, nước nóng chảy theo bàn xuống làm bỏng vùng da cổ của cháu, diện tích bỏng 15% cơ thể”.
Cũng bị bỏng do nước nóng, cháu Nguyễn Ánh Ngọc (3 tuổi, xã Vực Trường, huyện Tam Nông, Phú Thọ) bị bỏng vùng ngực, vùng bên sườn trái và cả vùng cơ quan sinh dục, diện tích bỏng lên tới 30%.
Mẹ cháu Ánh Ngọc ân hận nói: “Nhà tôi làm đậu phụ bán. Như mọi ngày khi tôi làm đậu, cháu chỉ đứng ở cửa nhìn mẹ làm. Nhưng hôm đó, sau khi nhấc nồi đỗ tương vừa đun sôi xuống đất, tôi loay hoay đi lấy cái túi để vắt đậu.
Nghe tiếng con khóc thét, tôi vội vàng chạy ra thì nước đậu nóng đã bắn lên người cháu gây bỏng. Cũng vì do tôi sơ ý không đậy vung kín, cháu mới lại gần cầm muôi trong nồi quấy nghịch, cũng may là cháu không bị ngã vào nồi đậu nóng đó”.
Một trường hợp đáng tiếc khác là cháu Nguyễn Quốc Khánh (hơn 1 tháng tuổi), quê xã Tây Giang, huyện Tiền Hải, Thái Bình bị bỏng nước sôi. Bố cháu Khánh xót xa kể: “Mẹ cháu đang bế cháu đi lại thì vướng vào cái ghế rồi vấp ngã, vô tình tay quờ vào phích nước nóng làm nước chảy lênh láng. Cháu vơ tay vào vũng nước nóng rồi bôi lên mặt khiến bị bỏng cả vùng tay và vùng mặt”.
Phóng viên cũng gặp trường hợp cháu Đặng Khôi Nguyên (Hà Nội) bị bỏng hơi nóng từ nồi cơm điện.
Bà cháu kể lại: “Mẹ cháu đặt cháu bò trên nền nhà trong khi nồi cơm điện đang nấu cũng để ngay gần đó. Trong lúc mẹ cháu vào lấy nắm rau ra nhặt, cháu bò đến gần nồi cơm điện, đặt tay lên chỗ thoát hơi của nồi cơm nên bị bỏng.
Thấy cháu gào khóc, tôi trên nhà chạy xuống thì tay cháu đã bị bỏng đỏ. Cũng chỉ vì một chút lơ đãng của người lớn nên cháu mới ra nông nỗi này”.
Ở ngay giường bệnh cạnh cháu Nguyên, một phụ nữ trẻ ngồi chăm con, đôi mắt hốc hác kể: “Cháu mới 10 tháng tuổi, nhập viện được 2 hôm nay chú à, cũng chỉ vì tôi sơ ý”. Nhìn bàn tay, bàn chân cháu bé bị băng gạc kín, mọi người xung quanh đều thấy thương cảm.
Đến Viện bỏng Quốc gia, phóng viên dễ dàng bắt gặp hình ảnh sầu não của người nhà các cháu bé bị bỏng phải nhập viện cấp cứu, điều trị.
Trường hợp cháu Nguyễn Duy Hoàng (Mê Linh, Hà Nội) bị bỏng ở vùng cổ, vết bỏng đau rát nên cháu khóc ngằn ngặt. Mẹ cháu Hoàng vừa bế con vừa than thở: “Con bị bỏng như này là lỗi của mẹ, mẹ biết làm gì cho con nhanh khỏi đây”.
Một cháu nhỏ bị bỏng do sờ tay vào bát cháo nóng. |
Cũng bị bỏng do nước nóng, cháu Nguyễn Ánh Ngọc (3 tuổi, xã Vực Trường, huyện Tam Nông, Phú Thọ) bị bỏng vùng ngực, vùng bên sườn trái và cả vùng cơ quan sinh dục, diện tích bỏng lên tới 30%.
Mẹ cháu Ánh Ngọc ân hận nói: “Nhà tôi làm đậu phụ bán. Như mọi ngày khi tôi làm đậu, cháu chỉ đứng ở cửa nhìn mẹ làm. Nhưng hôm đó, sau khi nhấc nồi đỗ tương vừa đun sôi xuống đất, tôi loay hoay đi lấy cái túi để vắt đậu.
Nghe tiếng con khóc thét, tôi vội vàng chạy ra thì nước đậu nóng đã bắn lên người cháu gây bỏng. Cũng vì do tôi sơ ý không đậy vung kín, cháu mới lại gần cầm muôi trong nồi quấy nghịch, cũng may là cháu không bị ngã vào nồi đậu nóng đó”.
Một trường hợp đáng tiếc khác là cháu Nguyễn Quốc Khánh (hơn 1 tháng tuổi), quê xã Tây Giang, huyện Tiền Hải, Thái Bình bị bỏng nước sôi. Bố cháu Khánh xót xa kể: “Mẹ cháu đang bế cháu đi lại thì vướng vào cái ghế rồi vấp ngã, vô tình tay quờ vào phích nước nóng làm nước chảy lênh láng. Cháu vơ tay vào vũng nước nóng rồi bôi lên mặt khiến bị bỏng cả vùng tay và vùng mặt”.
Cháu Đặng Khôi Nguyên bị bỏng tay do sờ vào lỗ thoát hơi nồi cơm điện. |
Bà cháu kể lại: “Mẹ cháu đặt cháu bò trên nền nhà trong khi nồi cơm điện đang nấu cũng để ngay gần đó. Trong lúc mẹ cháu vào lấy nắm rau ra nhặt, cháu bò đến gần nồi cơm điện, đặt tay lên chỗ thoát hơi của nồi cơm nên bị bỏng.
Thấy cháu gào khóc, tôi trên nhà chạy xuống thì tay cháu đã bị bỏng đỏ. Cũng chỉ vì một chút lơ đãng của người lớn nên cháu mới ra nông nỗi này”.
Ở ngay giường bệnh cạnh cháu Nguyên, một phụ nữ trẻ ngồi chăm con, đôi mắt hốc hác kể: “Cháu mới 10 tháng tuổi, nhập viện được 2 hôm nay chú à, cũng chỉ vì tôi sơ ý”. Nhìn bàn tay, bàn chân cháu bé bị băng gạc kín, mọi người xung quanh đều thấy thương cảm.
Theo kienthuc.net.vn
Bình luận