Một số bậc cha mẹ tự ý mua thuốc nhỏ mũi cho trẻ mà không biết thuốc nhỏ mũi có thể gây ngộ độc, lờn thuốc, thậm chí nguy hiểm cho tính mạng.
Mới đây, tối 5/6, bé T.H.L.B. ở Q.Thủ Đức, TP.HCM đã được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi Đồng 2 cấp cứu vì bị ngộ độc với naphazolin - thành phần chính trong thuốc nhỏ mũi bé dùng. Trước đó, thấy bé bị sổ mũi nên ba bé đã tự ra nhà thuốc mua thuốc về nhỏ mũi cho bé nhiều lần trong ngày và không ngờ sau đó bé bị vã mồ hôi, da tái xanh.
Nguy hiểm chực chờ
Bác sĩ Trần Đắc Nguyên Anh, khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2, cho biết không chỉ bé B. mà tại khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2 từng tiếp nhận nhiều trẻ đến cấp cứu vì bị ngộ độc thuốc nhỏ mũi. Khi các bác sĩ tìm hiểu những trường hợp này thì biết được lý do khiến trẻ bị ngộ độc thuốc nhỏ mũi là do các bậc cha mẹ tự ra mua thuốc về nhỏ mũi cho trẻ, không đọc hướng dẫn trước khi dùng, sử dụng không đúng thuốc và nhỏ mũi quá liều cho trẻ.
Chính vì suy nghĩ thuốc nhỏ mũi không uống trực tiếp nên không gây nguy hiểm, nhiều phụ huynh có tâm lý “thoải mái” khi mua và sử dụng các loại thuốc nhỏ mũi cho trẻ. Trong khi đó hiện trên thị trường có hàng chục loại thuốc nhỏ mũi với những chỉ định, liều dùng khác nhau.
Hầu hết loại thuốc này được quy định bán theo toa nhưng thực tế lại mua rất dễ dàng. Chỉ cần ra nhà thuốc yêu cầu là lập tức nhân viên nhà thuốc bán ngay một loại thuốc nhỏ mũi. Có nhân viên còn không cần biết là mua cho trẻ em hay người lớn, dùng cho trường hợp mũi bị nhiễm trùng hay chỉ bị sổ, nghẹt mũi...Các bác sĩ cho rằng do cách mua bán thuốc quá dễ dàng như vậy đã tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị ngộ độc, lạm dụng thuốc.
Có thể tử vong
Bác sĩ Nguyên Anh cho biết trẻ bị ngộ độc thuốc nhỏ mũi có chứa naphazolin thường xuất hiện triệu chứng ngộ độc sau khi nhỏ mũi được 30 phút hoặc vài giờ như da tái xanh, chóng mặt, nhức đầu, vã mồ hôi, cao huyết áp, co mạch... Tác dụng của thuốc nhỏ mũi có chứa naphazolin là gây co mạch. Khi bị nghẹt mũi, các mạch máu trong mũi bị giãn ra, sung huyết làm các niêm mạc bị phồng lên, gây nghẹt. Nếu nhỏ thuốc có chứa naphazolin vào sẽ làm các mạch máu trong mũi co lại, giúp mũi thông thoáng, giảm hiện tượng nghẹt mũi.
Tuy nhiên, khi nhỏ nhiều thuốc này sẽ thấm qua niêm mạc mũi, gây co mạch máu ở nhiều nơi khác trong cơ thể, làm tăng huyết áp, dẫn tới tăng nhịp tim, gây vã mồ hôi, chóng mặt, xuất huyết não... Nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Theo bác sĩ Nguyên Anh, ngoại trừ thuốc nhỏ mũi chỉ có thành phần nước muối sinh lý natri chloride 0,9% được dùng thoải mái cho trẻ em, các thuốc nhỏ mũi còn lại cần phải sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Nếu tự ý sử dụng những loại thuốc có chứa naphazolin có thể gây ngộ độc, còn sử dụng những loại thuốc nhỏ mũi có chứa corticoid thời gian dài sẽ làm thay đổi vi khuẩn trong mũi, gây tổn thương niêm mạc mũi, giảm khứu giác, bội nhiễm, nhiễm nấm... Chưa kể việc tự ý sử dụng thuốc còn gây ra việc lờn thuốc ở trẻ. Bác sĩ Nguyên Anh khuyên khi trẻ chỉ bị sổ mũi, nếu nhỏ nước mũi sinh lý trong 2-3 ngày mà không bớt cần đưa trẻ đi khám để được chỉ định đúng thuốc.
Theo Tuổi trẻMới đây, tối 5/6, bé T.H.L.B. ở Q.Thủ Đức, TP.HCM đã được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi Đồng 2 cấp cứu vì bị ngộ độc với naphazolin - thành phần chính trong thuốc nhỏ mũi bé dùng. Trước đó, thấy bé bị sổ mũi nên ba bé đã tự ra nhà thuốc mua thuốc về nhỏ mũi cho bé nhiều lần trong ngày và không ngờ sau đó bé bị vã mồ hôi, da tái xanh.
Nguy hiểm chực chờ
Bác sĩ Trần Đắc Nguyên Anh, khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2, cho biết không chỉ bé B. mà tại khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2 từng tiếp nhận nhiều trẻ đến cấp cứu vì bị ngộ độc thuốc nhỏ mũi. Khi các bác sĩ tìm hiểu những trường hợp này thì biết được lý do khiến trẻ bị ngộ độc thuốc nhỏ mũi là do các bậc cha mẹ tự ra mua thuốc về nhỏ mũi cho trẻ, không đọc hướng dẫn trước khi dùng, sử dụng không đúng thuốc và nhỏ mũi quá liều cho trẻ.
Không nên tự ý mua thuốc nhỏ mũi về nhỏ cho trẻ - Ảnh: Thùy Dương |
Chính vì suy nghĩ thuốc nhỏ mũi không uống trực tiếp nên không gây nguy hiểm, nhiều phụ huynh có tâm lý “thoải mái” khi mua và sử dụng các loại thuốc nhỏ mũi cho trẻ. Trong khi đó hiện trên thị trường có hàng chục loại thuốc nhỏ mũi với những chỉ định, liều dùng khác nhau.
Hầu hết loại thuốc này được quy định bán theo toa nhưng thực tế lại mua rất dễ dàng. Chỉ cần ra nhà thuốc yêu cầu là lập tức nhân viên nhà thuốc bán ngay một loại thuốc nhỏ mũi. Có nhân viên còn không cần biết là mua cho trẻ em hay người lớn, dùng cho trường hợp mũi bị nhiễm trùng hay chỉ bị sổ, nghẹt mũi...Các bác sĩ cho rằng do cách mua bán thuốc quá dễ dàng như vậy đã tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị ngộ độc, lạm dụng thuốc.
Có thể tử vong
Bác sĩ Nguyên Anh cho biết trẻ bị ngộ độc thuốc nhỏ mũi có chứa naphazolin thường xuất hiện triệu chứng ngộ độc sau khi nhỏ mũi được 30 phút hoặc vài giờ như da tái xanh, chóng mặt, nhức đầu, vã mồ hôi, cao huyết áp, co mạch... Tác dụng của thuốc nhỏ mũi có chứa naphazolin là gây co mạch. Khi bị nghẹt mũi, các mạch máu trong mũi bị giãn ra, sung huyết làm các niêm mạc bị phồng lên, gây nghẹt. Nếu nhỏ thuốc có chứa naphazolin vào sẽ làm các mạch máu trong mũi co lại, giúp mũi thông thoáng, giảm hiện tượng nghẹt mũi.
Nhỏ mũi cho trẻ những loại thuốc có chứa naphazolin cần phải tuân theo chỉ định của bác sỹ (Ảnh minh họa) |
Tuy nhiên, khi nhỏ nhiều thuốc này sẽ thấm qua niêm mạc mũi, gây co mạch máu ở nhiều nơi khác trong cơ thể, làm tăng huyết áp, dẫn tới tăng nhịp tim, gây vã mồ hôi, chóng mặt, xuất huyết não... Nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Theo bác sĩ Nguyên Anh, ngoại trừ thuốc nhỏ mũi chỉ có thành phần nước muối sinh lý natri chloride 0,9% được dùng thoải mái cho trẻ em, các thuốc nhỏ mũi còn lại cần phải sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. Nếu tự ý sử dụng những loại thuốc có chứa naphazolin có thể gây ngộ độc, còn sử dụng những loại thuốc nhỏ mũi có chứa corticoid thời gian dài sẽ làm thay đổi vi khuẩn trong mũi, gây tổn thương niêm mạc mũi, giảm khứu giác, bội nhiễm, nhiễm nấm... Chưa kể việc tự ý sử dụng thuốc còn gây ra việc lờn thuốc ở trẻ. Bác sĩ Nguyên Anh khuyên khi trẻ chỉ bị sổ mũi, nếu nhỏ nước mũi sinh lý trong 2-3 ngày mà không bớt cần đưa trẻ đi khám để được chỉ định đúng thuốc.
Bình luận