(VTC News) - Chuyên gia xăng dầu khuyến cáo, khi bình đầy, xăng sẽ tự động chảy ngược trở lại cây xăng nên càng bơm đầy bình càng phải trả nhiều tiền 'khống'.
Theo thông tin ghi nhận được, câu chuyện bình xăng 50 lít đổ đầy thành 56 lít gây sôi sục dư luận những ngày qua xuất phát từ chiếc xe KIA Cerato của anh Hoàng Văn Vượng (Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội). Theo lời anh Vượng, vào ngày 25/10, anh chạy xe từ Gia Lâm về nhà thì xe báo còn 50km nữa hết xăng.
Ngay sau đó không lâu, anh Vượng đã đỗ vào một trạm xăng trên đường Trần Cung (Từ Liêm) để đổ xăng, và do nhận thấy bất thường, sau khi đã đổ đầy bình lần 1, anh Vượng yêu cầu nhân viên đổ thêm 2 lần nữa cho đầy tràn để xem hết tất cả bao nhiêu tiền.
Sau khi đổ xong, nhân viên lúc này báo hết 1.020.000 đồng (tính ra tương đương 56,6 lít), trong khi anh Vượng khẳng định rằng xe anh chỉ đổ được 50 lít và trước khi đổ, xe vẫn còn xăng (vì xe báo còn chạy được khoảng gần 50 km nữa, ước lượng có thể rơi vào khoảng 7 - 8 lít xăng).
Do vậy anh Vượng đã bức xúc và phản ánh lại với nhân viên cây xăng. Hai bên xảy ra cãi vã và sau đó quá tức giận, anh Vương đã có bạt tai nhân viên này.
50 lít đổ đầy thành 56 lít có bình thường?
Theo tìm hiểu của PV VTC News tại trụ sở KIA Long Biên Hà Nội, nhân viên cố vấn dịch vụ tại đây cho biết, xe KIA Cerato (loại nhập khẩu) đời từ 2009 cho tới nay sử dụng thùng nhiên liệu có dung tích là 52 lít. Đối với loại xe KIA Cerato lắp ráp trong nước thì bình nhiên liệu sẽ có dung tích là 50 lít.
Đây là mức dung tích bình xăng nhà phân phối công bố, và cũng là mức khuyến cáo người dùng xe đổ tối đa ở mức này để đảm bảo an toàn cho xe và trong quá trình vận hành xe, còn dung tích thực tế của bình xe có thể sẽ lớn hơn con số này.
Tiếp tục tới một gara chuyên sửa chữa dịch vụ trên đường Trần Khát Chân (Hai Bà Trưng), anh Đỗ Mình Quân, trưởng bộ phận kỹ thuật tại đây cũng đã khẳng định lại việc này, và anh cho rằng việc bình xăng 50 lít đổ đầy thành 56 lít là chuyện bình thường.
Anh Quân giải thích: "Do đảm bảo tính an toàn, giúp xe vận hành ổn định, không bị trào xăng ra ngoài gây cháy nổ nên dung tích của bình xăng trên thực tế thường lớn hơn so với con số dung tích bình xăng nhà sản xuất đưa ra. Lý do là bởi các loại xe hiện nay đều có bình xăng phụ, được hiểu là phần chứa xăng dự trữ, dung tích có thể bằng khoảng 10 – 15% dung tích tổng thể bình".
"Với bình xăng phụ này, khi trên bảng hiển thị xăng xe đã về tới vạch "mo", bạn vẫn còn xăng để chạy thêm, ít nhất là đủ để tìm được tới trạm xăng tiếp theo, chứ không phải không may lúc đấy bạn đang ở trên núi, không có trạm xăng nào là bạn sẽ phải đẩy xe để về nhà".
Vì vậy, theo anh Quân, trong trường hợp sử dụng hết mức xăng dự trữ trong bình thì khi xăng bơm vào sẽ lấp cả phần dự trữ đó, khiến lượng xăng mua sẽ tăng cao hơn.
Ngoài ra, bình xăng thường nằm ở đuôi xe nên sẽ có một hệ thống ống dẫn từ vòi tới động cơ để đảm bảo hiệu suất cung cấp xăng cho quá trình đốt, cộng với cả bộ phận lọc xăng. Ở những bộ phận này có thể chứa được khoảng 0,5 lít xăng, riêng bộ lọc xăng của KIA cũng có thể chứa lên tới 0,3 lít.
Cùng với đó, các nhà sản xuất cũng đã phải tính toán tới độ giãn nở của xăng, mức độ giãn nở của bình xăng, của khí gas,... để tính toán tới dung tích bình xăng, trừ hao đi dung tích cho các hạng mục này để đưa ra mức khuyến cáo cho người sử dụng.
Trong trường hợp xe KIA Cerato trên, anh Quân cho rằng, muốn biết là chủ xe đúng hay trạm xăng đúng là rất khó, bởi không thể xác định được ngay lúc đó là trong xe còn bao nhiêu xăng.
Trường hợp thứ nhất, nếu kim xăng đã dưới vạch "mo", thì bình xăng 50 lít đổ đầy thành 56 lít vẫn có thể xảy ra, còn trường hợp thứ hai, nếu kim xăng vẫn chưa về tới vạch "mo" thì lúc đó mới là "bất thường".
Nhưng do chủ xe nói rằng xe báo còn đi được khoảng 50km nữa thì nhiều khả năng sẽ rơi vào trường hợp hai.
Càng cố đổ đầy, tiền trả càng nhiều so với mức xăng thực đổ
Để làm rõ vấn đề hơn, PV VTC News đã tới một trạm xăng tại khu vực Long Biên để hỏi thêm thông tin về cơ chế hoạt động của cây bơm xăng. Theo một nhân viên kỹ thuật tại đây (xin được giấu tên), trường hợp khách hàng không đổ theo một số tiền nhất định mà đổ đầy bình thì vẫn có khả năng sẽ phải trả nhiều tiền hơn so với số xăng thực được đổ.
Nhân viên này nói rõ: "Với cơ chế "cò" bơm tự động, khi đổ xăng tới thời điểm xăng đầy lên và chạm tới mép của vòi bơm, tức ngưỡng an toàn để tránh cho xăng bị trào ra ngoài, thì cột bơm sẽ tự động điều khiển cò ngắt bơm (khi đó khách hàng sẽ nghe thấy tiếng ngắt rất lớn của cò vòi).
Khi xăng đã tới ngưỡng này, nếu cố bơm thêm cho đầy bình xăng thì lúc đó, trước khi rút vòi bơm ra, xăng sẽ bị hút lại một lượng nhất định chảy ngược lại vào trong bể chứa.
Điều này có thể dễ hiểu bởi hút ngược một lượng xăng lại là để tránh việc xăng đầy kín bình, trong khi trong bình xăng cần phải có một khoảng trống nhất định cho việc xăng giãn nở (vì nhiệt lớn) cùng hơi xăng, hơi ga dư thừa, đảm bảo an toàn cho xe và người điều khiển".
Do đó, chỉ số bơm xăng vẫn sẽ chạy nhưng lượng xăng thực đổ vào xe sẽ bị ít hơn so với chỉ số hiển thị. Chưa kể, trong trường hợp này, dù bình xăng đã đầy nhưng khách vẫn yêu cầu bơm thêm đến 2 lần, đến khi sờ tay vào thấy đầy bình mới thôi.
Như vậy cố đổ đầy nhiều lần hơn thì lượng xăng bị hút lại càng nhiều hơn so với việc chỉ cố đổ đầy 1 lần. Vì vậy có khả năng lượng xăng cộng lại trên cây là 56 lít, nhưng lượng xăng thực vào bình lại không được tới con số này.
"Ngoài ra, khi xăng đổ vào bình sẽ có thêm hơi nước và hơi xăng vào theo. Khi đó hệ thống thu hồi sẽ bị hút ngược lại lượng khí này từ vòi bơm vào lại trong bể chứa, nhằm tránh thất thoát ra ngoài môi trường, kéo theo việc nhiều khả năng xăng theo đường này cũng sẽ bị hút ngược vào theo. Tuy nhiên lượng này là không đáng kể", nhân viên này cho biết thêm.
Bàn "ngoài lề" vấn đề kỹ thuật của câu chuyện bình xăng 50 lít đổ thành 56 lít, đến nay chưa biết thực hư là ai đúng ai sai. Tuy nhiên nhiều người cho rằng, anh nhân viên bán xăng bị "ăn" một cái bạt tai như trời giáng như vậy mà chỉ ngậm tăm không lên tiếng giải thích, cũng không có người bất kỳ nhân viên nào khác của trạm xăng xuất hiện để can ngăn thì cũng đúng là chuyện "đáng lấy làm lạ".
Huyền Trân
Theo thông tin ghi nhận được, câu chuyện bình xăng 50 lít đổ đầy thành 56 lít gây sôi sục dư luận những ngày qua xuất phát từ chiếc xe KIA Cerato của anh Hoàng Văn Vượng (Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội). Theo lời anh Vượng, vào ngày 25/10, anh chạy xe từ Gia Lâm về nhà thì xe báo còn 50km nữa hết xăng.
Ngay sau đó không lâu, anh Vượng đã đỗ vào một trạm xăng trên đường Trần Cung (Từ Liêm) để đổ xăng, và do nhận thấy bất thường, sau khi đã đổ đầy bình lần 1, anh Vượng yêu cầu nhân viên đổ thêm 2 lần nữa cho đầy tràn để xem hết tất cả bao nhiêu tiền.
Sau khi đổ xong, nhân viên lúc này báo hết 1.020.000 đồng (tính ra tương đương 56,6 lít), trong khi anh Vượng khẳng định rằng xe anh chỉ đổ được 50 lít và trước khi đổ, xe vẫn còn xăng (vì xe báo còn chạy được khoảng gần 50 km nữa, ước lượng có thể rơi vào khoảng 7 - 8 lít xăng).
Do vậy anh Vượng đã bức xúc và phản ánh lại với nhân viên cây xăng. Hai bên xảy ra cãi vã và sau đó quá tức giận, anh Vương đã có bạt tai nhân viên này.
Hình ảnh anh Vượng bạt tai nhân viên bán xăng cắt từ clip |
Theo tìm hiểu của PV VTC News tại trụ sở KIA Long Biên Hà Nội, nhân viên cố vấn dịch vụ tại đây cho biết, xe KIA Cerato (loại nhập khẩu) đời từ 2009 cho tới nay sử dụng thùng nhiên liệu có dung tích là 52 lít. Đối với loại xe KIA Cerato lắp ráp trong nước thì bình nhiên liệu sẽ có dung tích là 50 lít.
Đây là mức dung tích bình xăng nhà phân phối công bố, và cũng là mức khuyến cáo người dùng xe đổ tối đa ở mức này để đảm bảo an toàn cho xe và trong quá trình vận hành xe, còn dung tích thực tế của bình xe có thể sẽ lớn hơn con số này.
Tiếp tục tới một gara chuyên sửa chữa dịch vụ trên đường Trần Khát Chân (Hai Bà Trưng), anh Đỗ Mình Quân, trưởng bộ phận kỹ thuật tại đây cũng đã khẳng định lại việc này, và anh cho rằng việc bình xăng 50 lít đổ đầy thành 56 lít là chuyện bình thường.
Anh Quân giải thích: "Do đảm bảo tính an toàn, giúp xe vận hành ổn định, không bị trào xăng ra ngoài gây cháy nổ nên dung tích của bình xăng trên thực tế thường lớn hơn so với con số dung tích bình xăng nhà sản xuất đưa ra. Lý do là bởi các loại xe hiện nay đều có bình xăng phụ, được hiểu là phần chứa xăng dự trữ, dung tích có thể bằng khoảng 10 – 15% dung tích tổng thể bình".
"Với bình xăng phụ này, khi trên bảng hiển thị xăng xe đã về tới vạch "mo", bạn vẫn còn xăng để chạy thêm, ít nhất là đủ để tìm được tới trạm xăng tiếp theo, chứ không phải không may lúc đấy bạn đang ở trên núi, không có trạm xăng nào là bạn sẽ phải đẩy xe để về nhà".
Vì vậy, theo anh Quân, trong trường hợp sử dụng hết mức xăng dự trữ trong bình thì khi xăng bơm vào sẽ lấp cả phần dự trữ đó, khiến lượng xăng mua sẽ tăng cao hơn.
Bình xăng của xe KIA Cerato - Ảnh: 24h.com.vn |
Cùng với đó, các nhà sản xuất cũng đã phải tính toán tới độ giãn nở của xăng, mức độ giãn nở của bình xăng, của khí gas,... để tính toán tới dung tích bình xăng, trừ hao đi dung tích cho các hạng mục này để đưa ra mức khuyến cáo cho người sử dụng.
Trong trường hợp xe KIA Cerato trên, anh Quân cho rằng, muốn biết là chủ xe đúng hay trạm xăng đúng là rất khó, bởi không thể xác định được ngay lúc đó là trong xe còn bao nhiêu xăng.
Trường hợp thứ nhất, nếu kim xăng đã dưới vạch "mo", thì bình xăng 50 lít đổ đầy thành 56 lít vẫn có thể xảy ra, còn trường hợp thứ hai, nếu kim xăng vẫn chưa về tới vạch "mo" thì lúc đó mới là "bất thường".
Nhưng do chủ xe nói rằng xe báo còn đi được khoảng 50km nữa thì nhiều khả năng sẽ rơi vào trường hợp hai.
Càng cố đổ đầy, tiền trả càng nhiều so với mức xăng thực đổ
Để làm rõ vấn đề hơn, PV VTC News đã tới một trạm xăng tại khu vực Long Biên để hỏi thêm thông tin về cơ chế hoạt động của cây bơm xăng. Theo một nhân viên kỹ thuật tại đây (xin được giấu tên), trường hợp khách hàng không đổ theo một số tiền nhất định mà đổ đầy bình thì vẫn có khả năng sẽ phải trả nhiều tiền hơn so với số xăng thực được đổ.
Càng cố đổ đầy, tiền trả càng nhiều so với mức xăng thực được đổ - Ảnh minh họa |
|
Điều này có thể dễ hiểu bởi hút ngược một lượng xăng lại là để tránh việc xăng đầy kín bình, trong khi trong bình xăng cần phải có một khoảng trống nhất định cho việc xăng giãn nở (vì nhiệt lớn) cùng hơi xăng, hơi ga dư thừa, đảm bảo an toàn cho xe và người điều khiển".
Do đó, chỉ số bơm xăng vẫn sẽ chạy nhưng lượng xăng thực đổ vào xe sẽ bị ít hơn so với chỉ số hiển thị. Chưa kể, trong trường hợp này, dù bình xăng đã đầy nhưng khách vẫn yêu cầu bơm thêm đến 2 lần, đến khi sờ tay vào thấy đầy bình mới thôi.
Như vậy cố đổ đầy nhiều lần hơn thì lượng xăng bị hút lại càng nhiều hơn so với việc chỉ cố đổ đầy 1 lần. Vì vậy có khả năng lượng xăng cộng lại trên cây là 56 lít, nhưng lượng xăng thực vào bình lại không được tới con số này.
"Ngoài ra, khi xăng đổ vào bình sẽ có thêm hơi nước và hơi xăng vào theo. Khi đó hệ thống thu hồi sẽ bị hút ngược lại lượng khí này từ vòi bơm vào lại trong bể chứa, nhằm tránh thất thoát ra ngoài môi trường, kéo theo việc nhiều khả năng xăng theo đường này cũng sẽ bị hút ngược vào theo. Tuy nhiên lượng này là không đáng kể", nhân viên này cho biết thêm.
Bàn "ngoài lề" vấn đề kỹ thuật của câu chuyện bình xăng 50 lít đổ thành 56 lít, đến nay chưa biết thực hư là ai đúng ai sai. Tuy nhiên nhiều người cho rằng, anh nhân viên bán xăng bị "ăn" một cái bạt tai như trời giáng như vậy mà chỉ ngậm tăm không lên tiếng giải thích, cũng không có người bất kỳ nhân viên nào khác của trạm xăng xuất hiện để can ngăn thì cũng đúng là chuyện "đáng lấy làm lạ".
Huyền Trân
Bình luận