Chỉ cần gõ mã code giới thiệu của người dùng vào phần mềm Uber, tài khoản “thuê xe” của phóng viên đã tăng ngay 100 ngàn đồng, và người giới thiệu cũng được hưởng số tiền như vậy. Chiêu khuyến mãi này của Uber đã khiến dịch vụ lập tức lan rộng tại TP.HCM với cấp số nhân!
Tò mò và tiện ích
Một nữ du khách đến TP.HCM từ Quảng Nam đã “tròn mắt” khi thấy 1 chiếc xe bóng loáng đẹp đẽ đến đón mình ngay con hẻm nhỏ trên đường Lê Văn Sỹ (TP.HCM), sau khi chị gọi Uber.
“Mình không nghĩ lái xe lại nhiệt tình như thế, nhất là họ cố gắng điện thoại cho mình đến 3 lần để hỏi vị trí, và cố gắng chạy xe vào đón tận nơi chứ không phải như 1 số taxi nhăn nhó, kêu mình ra đầu hẻm đứng chờ”, nữ du khách này nhận xét như vậy.
Anh T., lái xe “xe xịn” chạy Uber khẳng định, tâm lý chung của cánh lái xe Uber như anh hiện nay rất lạc quan, vì lượng khách đang nhanh chóng tăng. Riêng anh, so với nhiều tuần trước, lượt gọi Uber đã tăng gấp 3 lần. Gần như anh vừa trả khách chỗ này, đã có điểm tiếp theo gọi liền. Thậm chí có khách phàn nàn “phải quét tìm lái xe đến lần thứ 3 mới có xe trống”.
“Mình chạy Uber thông qua hợp đồng với công ty dịch vụ vận tải, nên không thể nói là làm chui trốn thuế. Nhưng so với hoạt động chạy xe thuê đám cưới, đi về vùng ven… lâu nay, Uber đang rất được lòng khách.
Tinh thần của bọn mình cũng là phục vụ hết sức, vì dịch vụ này thông tin lái xe rất rõ ràng với khách hàng. Lỡ họ có quên gì trên xe, nhấc máy gọi 1 phát, bọn mình đem đồ đến tận nhà để trả, nên rất yên tâm”, anh T. bộc bạch.
Cũng theo anh T., sức hút hiện nay từ Uber, chủ yếu nhờ… thông tin “bị cấm”. Càng có nhiều đồn thổi về việc cơ quan chức năng xử phạt, các hãng taxi kiện, thì lượng người tò mò về dịch vụ càng tăng. Điều quan trọng là sau khi tò mò gọi thử, gần như khách hàng nào cũng ưng ý về dịch vụ, bởi giá rẻ hơn taxi từ 20–30%; thái độ lái xe lại thân thiện và thanh toán rõ ràng.
Tổ chức dịch vụ Uber còn rất thận trọng khi liên kết thông tin chặt chẽ với khách, sau mỗi cuốc xe đều gởi mail báo cáo lịch trình, cước xe, thông tin vận tải, tài xế… và mời gọi đánh giá chất lượng lái xe cho khách. Do đó, từ chỗ chỉ tò mò, lượng hành khách gọi Uber để sử dụng tiện ích đã tăng vọt.
Ngành ngân hàng sẽ hưởng lợi từ hiệu ứng Uber?
Mức độ lan tỏa dịch vụ Uber rất nhanh chóng. Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ… đang là những thành phố sẵn sàng đón nhận Uber, và thực tế theo nhiều người, dịch vụ này đã bắt đầu “tấn công” vào những thị trường tiêu dùng này.
Một chuyên gia tài chính nhìn nhận, đây thực sự là làn sóng tiêu dùng rất hiện đại, dễ dàng thuyết phục người tiêu dùng tham gia. Mấu chốt ở chỗ, trong khi ngành vận tải có những ý kiến phản đối, thì… ngành tài chính lại “lặng lẽ vui mừng”.
Nếu khéo đón đầu, lượng người tiêu dùng sử dụng các dịch vụ thanh toán trực tuyến, tài chính ghi nợ, như mở thẻ VISA, tín dụng ghi nợ… sẽ tăng nhanh trong kênh tài chính!
“Hiệu ứng tiêu dùng này, nếu tập trung PR tốt, sẽ tạo tâm lý rất tốt trong cộng đồng, khác xa với những đợt chiến dịch mời gọi người ta mở thẻ mà các ngân hàng từng tổ chức lâu nay, có đợt tốn đến hàng trăm triệu đồng triển khai.
Giờ đây, khi nhiều người làm quen với thanh toán trực tuyến khi mua sắm, đi lại, như với Uber, dĩ nhiên họ sẽ nghĩ đến việc sở hữu 1 tài khoản VISA!”, một cán bộ quản lý ngân hàng Techcombank phân tích như vậy.
Rõ ràng với động thái gia tăng người dùng và cơ hội cho hoạt động tài chính, Uber đang được cộng đồng chú ý hơn, và điều này đã thực sự trở thành mối lo cho hoạt động vận tải công cộng lâu nay, nếu những nhà quản lý và đầu tư vẫn giữ nguyên kiểu tư duy cũ “khách cần phải đi”.
Theo Bizlive
Tò mò và tiện ích
Một nữ du khách đến TP.HCM từ Quảng Nam đã “tròn mắt” khi thấy 1 chiếc xe bóng loáng đẹp đẽ đến đón mình ngay con hẻm nhỏ trên đường Lê Văn Sỹ (TP.HCM), sau khi chị gọi Uber.
“Mình không nghĩ lái xe lại nhiệt tình như thế, nhất là họ cố gắng điện thoại cho mình đến 3 lần để hỏi vị trí, và cố gắng chạy xe vào đón tận nơi chứ không phải như 1 số taxi nhăn nhó, kêu mình ra đầu hẻm đứng chờ”, nữ du khách này nhận xét như vậy.
Phóng viên trải nghiệm Uber cùng lái xe T |
“Mình chạy Uber thông qua hợp đồng với công ty dịch vụ vận tải, nên không thể nói là làm chui trốn thuế. Nhưng so với hoạt động chạy xe thuê đám cưới, đi về vùng ven… lâu nay, Uber đang rất được lòng khách.
Tinh thần của bọn mình cũng là phục vụ hết sức, vì dịch vụ này thông tin lái xe rất rõ ràng với khách hàng. Lỡ họ có quên gì trên xe, nhấc máy gọi 1 phát, bọn mình đem đồ đến tận nhà để trả, nên rất yên tâm”, anh T. bộc bạch.
Cũng theo anh T., sức hút hiện nay từ Uber, chủ yếu nhờ… thông tin “bị cấm”. Càng có nhiều đồn thổi về việc cơ quan chức năng xử phạt, các hãng taxi kiện, thì lượng người tò mò về dịch vụ càng tăng. Điều quan trọng là sau khi tò mò gọi thử, gần như khách hàng nào cũng ưng ý về dịch vụ, bởi giá rẻ hơn taxi từ 20–30%; thái độ lái xe lại thân thiện và thanh toán rõ ràng.
Tổ chức dịch vụ Uber còn rất thận trọng khi liên kết thông tin chặt chẽ với khách, sau mỗi cuốc xe đều gởi mail báo cáo lịch trình, cước xe, thông tin vận tải, tài xế… và mời gọi đánh giá chất lượng lái xe cho khách. Do đó, từ chỗ chỉ tò mò, lượng hành khách gọi Uber để sử dụng tiện ích đã tăng vọt.
Ngành ngân hàng sẽ hưởng lợi từ hiệu ứng Uber?
Mức độ lan tỏa dịch vụ Uber rất nhanh chóng. Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ… đang là những thành phố sẵn sàng đón nhận Uber, và thực tế theo nhiều người, dịch vụ này đã bắt đầu “tấn công” vào những thị trường tiêu dùng này.
Một chuyên gia tài chính nhìn nhận, đây thực sự là làn sóng tiêu dùng rất hiện đại, dễ dàng thuyết phục người tiêu dùng tham gia. Mấu chốt ở chỗ, trong khi ngành vận tải có những ý kiến phản đối, thì… ngành tài chính lại “lặng lẽ vui mừng”.
Nếu khéo đón đầu, lượng người tiêu dùng sử dụng các dịch vụ thanh toán trực tuyến, tài chính ghi nợ, như mở thẻ VISA, tín dụng ghi nợ… sẽ tăng nhanh trong kênh tài chính!
“Hiệu ứng tiêu dùng này, nếu tập trung PR tốt, sẽ tạo tâm lý rất tốt trong cộng đồng, khác xa với những đợt chiến dịch mời gọi người ta mở thẻ mà các ngân hàng từng tổ chức lâu nay, có đợt tốn đến hàng trăm triệu đồng triển khai.
Giờ đây, khi nhiều người làm quen với thanh toán trực tuyến khi mua sắm, đi lại, như với Uber, dĩ nhiên họ sẽ nghĩ đến việc sở hữu 1 tài khoản VISA!”, một cán bộ quản lý ngân hàng Techcombank phân tích như vậy.
Rõ ràng với động thái gia tăng người dùng và cơ hội cho hoạt động tài chính, Uber đang được cộng đồng chú ý hơn, và điều này đã thực sự trở thành mối lo cho hoạt động vận tải công cộng lâu nay, nếu những nhà quản lý và đầu tư vẫn giữ nguyên kiểu tư duy cũ “khách cần phải đi”.
Theo Bizlive
Bình luận