(VTC News) - Chủ tịch Quốc hội cho rằng Nghị quyết 35 rất quan trọng vì vậy cần có thêm thời gian thảo luận kỹ, thấu đáo bảo đảm chất lượng.
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, công tác xây dựng pháp luật được xác định là một nhiệm vụ trọng tâm của kỳ họp nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội đã dành nhiều thời gian thảo luận, thông qua 11 luật, 2 nghị quyết và cho ý kiến về 16 dự án luật, 1 nghị quyết khác.
“Đây là các văn bản pháp luật rất quan trọng, góp phần triển khai thi hành Hiến pháp, phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng nền hành chính lành mạnh, công khai, minh bạch; tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, theo pháp luật; bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường; củng cố quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và phát triển bền vững đất nước”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhận xét.
Bên cạnh đó, Quốc hội đã dành thời gian thảo luận, cho ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Ông Nguyễn Sinh Hùng khẳng định chủ trương lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là đúng đắn, bảo đảm tăng cường hiệu lực, hiệu quả giám sát của các cơ quan dân cử, đáp ứng lòng mong mỏi của nhân dân.
“Xét thấy đây là vấn đề hệ trọng, liên quan tới đội ngũ cán bộ chủ chốt từ Trung ương đến địa phương của Nhà nước ta, tới quyền giám sát và đánh giá cán bộ của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, do vậy, cần có thêm thời gian thảo luận kỹ, thấu đáo bảo đảm chất lượng Nghị quyết, tạo sự đồng thuận cao trước khi quyết định”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Vì vậy, Quốc hội giao Ủy ban thường vụ Quốc hội và các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết gửi xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội trước khi trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp sau.
Đồng thời, Quốc hội đã quyết định tiếp tục tổ chức lấy phiếu tín nhiệm (theo quy định của Nghị quyết 35) đối với những người được Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn tại kỳ họp cuối năm 2014.
Trong phiên làm việc vừa qua, Quốc hội đã chất vấn 4 vị Bộ trưởng, Trưởng ngành; Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã báo cáo bổ sung và trả lời chất vấn của các vị đại biểu Quốc hội.
“Quốc hội nhận thấy phiên chất vấn đã diễn ra trong không khí dân chủ, thẳng thắn, công khai; nội dung chất vấn tập trung vào những vấn đề cấp thiết của đời sống kinh tế - xã hội, được đồng bào, cử tri cả nước và các vị đại biểu Quốc hội quan tâm”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh.
Vì vậy, Quốc hội ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành trong tổ chức thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến nay.
Trong phiên bế mạc, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn của các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành: Thanh tra, Tài chính, GD-ĐT và Tư pháp tại Kỳ họp thứ 7 với 479 đại biểu tán thành, đạt 96,18%.
Cũng tại phiên họp này, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020 với 483 đại biểu tán thành, đạt 96,99%
Trước đó, Quốc hội đã thảo luận về việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2005 - 2012. Quốc hội đánh giá đây là một chính sách đúng đắn, hợp lòng dân, góp phần thay đổi và cải thiện đời sống của nhiều người nghèo.
Minh ĐứcQuốc hội đã dành nhiều thời gian thảo luận, thông qua 11 luật, 2 nghị quyết và cho ý kiến về 16 dự án luật, 1 nghị quyết khác.
Chủ trương lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là đúng đắn |
“Đây là các văn bản pháp luật rất quan trọng, góp phần triển khai thi hành Hiến pháp, phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng nền hành chính lành mạnh, công khai, minh bạch; tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, theo pháp luật; bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường; củng cố quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và phát triển bền vững đất nước”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhận xét.
Bên cạnh đó, Quốc hội đã dành thời gian thảo luận, cho ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Ông Nguyễn Sinh Hùng khẳng định chủ trương lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm là đúng đắn, bảo đảm tăng cường hiệu lực, hiệu quả giám sát của các cơ quan dân cử, đáp ứng lòng mong mỏi của nhân dân.
“Xét thấy đây là vấn đề hệ trọng, liên quan tới đội ngũ cán bộ chủ chốt từ Trung ương đến địa phương của Nhà nước ta, tới quyền giám sát và đánh giá cán bộ của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, do vậy, cần có thêm thời gian thảo luận kỹ, thấu đáo bảo đảm chất lượng Nghị quyết, tạo sự đồng thuận cao trước khi quyết định”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Vì vậy, Quốc hội giao Ủy ban thường vụ Quốc hội và các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết gửi xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội trước khi trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp sau.
Đồng thời, Quốc hội đã quyết định tiếp tục tổ chức lấy phiếu tín nhiệm (theo quy định của Nghị quyết 35) đối với những người được Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn tại kỳ họp cuối năm 2014.
Trong phiên làm việc vừa qua, Quốc hội đã chất vấn 4 vị Bộ trưởng, Trưởng ngành; Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã báo cáo bổ sung và trả lời chất vấn của các vị đại biểu Quốc hội.
“Quốc hội nhận thấy phiên chất vấn đã diễn ra trong không khí dân chủ, thẳng thắn, công khai; nội dung chất vấn tập trung vào những vấn đề cấp thiết của đời sống kinh tế - xã hội, được đồng bào, cử tri cả nước và các vị đại biểu Quốc hội quan tâm”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh.
Vì vậy, Quốc hội ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành trong tổ chức thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến nay.
Trong phiên bế mạc, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn của các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành: Thanh tra, Tài chính, GD-ĐT và Tư pháp tại Kỳ họp thứ 7 với 479 đại biểu tán thành, đạt 96,18%.
Quốc hội biểu quyết thông qua hàng loạt các Nghị quyết |
Cũng tại phiên họp này, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020 với 483 đại biểu tán thành, đạt 96,99%
Trước đó, Quốc hội đã thảo luận về việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2005 - 2012. Quốc hội đánh giá đây là một chính sách đúng đắn, hợp lòng dân, góp phần thay đổi và cải thiện đời sống của nhiều người nghèo.
Bình luận