• Zalo

Cẩn thận để không chết vì những vết thương siêu nhỏ

Bệnh và thuốcThứ Sáu, 13/05/2016 08:21:00 +07:00Google News

Uốn ván là bệnh nhiễm khuẩn có nguy cơ tử vong rất cao , ai cũng dễ mắc phải, đôi khi chỉ bắt đầu từ những vết xước siêu nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được.

(VTC News) - Uốn ván là bệnh nhiễm khuẩn có nguy cơ tử vong rất cao, ai cũng dễ mắc phải, đôi khi chỉ bắt đầu từ những vết xước siêu nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được.

Uốn ván là bệnh nguy hiểm có nguy cơ tử vong mà mỗi người trong chúng ta ai cũng có nguy cơ mắc phải, tuy nhiên không phải ai cũng biết được hết các biểu hiện của bệnh này. Có nhiều người mắc uốn ván đã tử vong vì những vết thương nhỏ, vết trầy xước nhưng do chủ quan không tiêm phòng uốn ván và vệ sinh vết thương sạch sẽ.

Như trường hợp của anh Võ Đức Ngà trú tại Cao Bằng là một ví dụ. Anh Ngà vốn khoẻ mạnh nhưng một lần đi rẫy anh vô tình vấp vào cán cuốc han ở góc rẫy. Vết thương chảy máu nhưng không nhiều.
Những vết thương nhỏ do đinh đâm có thể gây nên bệnh uốn ván
Những vết thương nhỏ do đinh đâm có thể gây nên bệnh uốn ván 
Anh Ngà về nhà sát trùng bằng nước muối, lấy giẻ băng lại, vài hôm liền sẹo. Tuy nhiên khoảng 10 ngày sau, anh thấy mỏi hàm, tê lưỡi, khó nhai, khó há miệng, sau đó hàm cứng dần.

Cảm giác đau vùng cơ nhai khi há miệng khiến anh không thể ăn và nói được. Anh được đưa tới bệnh viện và bác sỹ chẩn đoán anh mắc bệnh uốn ván. Vì bệnh đã xuất hiện cơn co cứng nên không thể can thiệp, sau khi khởi phát được 20 ngày thì anh qua đời.

Theo thạc sĩ Nguyễn Hồng Hà - Tổng thư ký Hội truyền nhiễm cho hay, uốn ván là một bệnh xã hội khẩn cấp với tỷ lệ chết người cao do chất không tốt bên ngoài trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) gây nên. 

Những vết thương nhỏ, chẳng hạn như gai, đinh đâm, da bị trầy xước,... vết thương to, rộng, nhiều ngóc ngách như gãy xương hở, bỏng sâu ..., tiếp xúc trực tiếp với trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani có trong đất, cát bụi, phân trâu bò ngựa và gia cầm, cống rãnh, dụng cụ phẫu thuật không tiệt trùng kỹ…, xâm nhập vào các vết thương, vết xây xước phát triển thành ổ nhiễm trùng gây bệnh uốn ván.
Vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào các vết thương, vết xây xước phát triển thành ổ nhiễm trùng
Vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào các vết thương phát triển thành ổ nhiễm trùng 
Trực khuẩn này phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí, sau đó giải phóng ngoại độc tố vào máu và tấn công vào các bản vận động thần kinh – cơ, làm cho bệnh nhân bị co cứng cơ và trên nền cứng đó xuất hiện các cơn co giật.

Thời gian ủ bệnh thường trong khoảng 3 đến 10 ngày nhưng cũng có thể tới 3 tuần. Thời gian ủ bệnh càng ngắn thì nguy cơ tử vong càng cao. Người bệnh tử vong do suy hô hấp, rối loạn thần kinh thực vật và ngừng tim.

Đối với trẻ sơ sinh bị uốn ván sơ sinh vẫn bú và khóc bình thường trong 2 ngày đầu sau sinh (bệnh xuất hiện vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 28 sau khi sinh) sau đó không bú được, cơ cứng, co giật, hầu hết trẻ thường tử vong.

Theo TS. Nguyễn Hồng Hà, uốn ván có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm: Co thắt và co giật các cơ; Rối loạn nhịp tim, hôn mê, viêm phổi và các nhiễm trùng khác; Khi mắc bệnh uốn ván tỷ lệ tử vong rất cao 25 – 90%. Đặc biệt là uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh, tử vong trên 95%. 

Do đó cần phải có biện pháp phòng tránh hiệu quả. Phương pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh uốn ván ở trẻ sơ sinh, phụ nữ có thai, phụ nữ trong tuổi sinh đẻ, người trưởng thành… là tiêm vắc-xin để phòng bệnh. Đây là phương pháp chủ động, chi phí lại không tốn kém.

Ngoài ra, cần xử lý sạch vết thương ngay sau khi bị trầy xước, đâm vào đinh, sắt, cát, bụi bẩn… sau đó đến bệnh viện để khám và tiêm phòng uốn ván. Giữ vệ sinh sạch sẽ vết thương tránh nhiễm trùng đề phòng hoại tử... Thực hành đẻ vô trùng ngay cả khi người mẹ đã được tiêm vắc-xin phòng uốn ván.

Video: Cách xử lý vết thương bị trầy xước

Thúy Nga(Tổng hợp)

Bình luận
vtcnews.vn