(VTC News) – Gần tết, các hãng hàng không, tàu, xe lại rủ nhau tăng giá vé vùn vụt khiến những lao động nghèo điêu đứng, nhiều người "hết đường về quê' ăn tết.
Giá vé tàu cao ngất ngưởng
Năm nay, ngành đường sắt công bố lịch trình bán vé tàu Tết sớm hơn mọi năm. Đại diện Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho hay, từ 10/10 đơn vị này đã bắt đầu bán vé tàu Tết Nguyên đán trên cả hai đầu Hà Nội và TP.HCM.
Dịp Tết Nguyên đán 2014, ngành đường sắt tăng giá vé tàu từ 2-10% so với Tết năm 2013. Mức tăng này phần lớn áp dụng đối với ghế ngồi, còn vé giường nằm tăng không đáng kể.
Theo lý giải của ông Nguyễn Văn Bính - Phó Tổng Giám đốc Công ty Vận tải hành khách đường sắt Hà Nội thì cơ sở để tăng giá vé tàu căn cứ vào lịch chạy tàu lệch đầu, việc chạy rỗng tàu gây tốn kém chi phí nên buộc phải tăng giá vé để bù lỗ.
Với mức tăng này, trong đợt cao điểm Tết, giá vé chiều TP.HCM - Hà Nội tăng cao nhất ở mức 1,138 triệu đồng/vé ngồi cứng (hiện là 907.000 đồng/vé), nằm mềm là 1,990 triệu đồng/vé (hiện 1,725 triệu đồng/vé)…
Giá vé tàu tết năm ngoái đã bị hành khách kêu là quá cao, năm nay lại tiếp tục tăng thêm từ 2 -10%. Hành trình nhanh nhất là tàu SE4 giữa Hà Nội - TP.HCM (khoảng 30 tiếng), giá vé giai đoạn 2 (từ ngày 20 - 29 tháng chạp) rẻ nhất là 1,5 triệu đồng cho một vé ngồi cứng có máy lạnh. Giá này ngang bằng vé máy bay của các hãng hàng không giá rẻ ngày thường.
Loại vé cao nhất của tàu này là giường mềm máy lạnh tầng 1 là 2,115 triệu đồng, nếu tính thêm chi phí ăn uống trên tàu cũng gần bằng vé máy bay tết của các hãng hàng không giá rẻ.
Dù không hẹn trước, nhưng cứ mỗi dịp gần tết là các hãng tàu, xe lại đồng loạt tăng giá “bắt chẹt” hành khách, đặc biệt là những lao động nghèo xa quê.
Giá vé tàu cao ngất ngưởng
Năm nay, ngành đường sắt công bố lịch trình bán vé tàu Tết sớm hơn mọi năm. Đại diện Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho hay, từ 10/10 đơn vị này đã bắt đầu bán vé tàu Tết Nguyên đán trên cả hai đầu Hà Nội và TP.HCM.
Dịp Tết Nguyên đán 2014, ngành đường sắt tăng giá vé tàu từ 2-10% so với Tết năm 2013. Mức tăng này phần lớn áp dụng đối với ghế ngồi, còn vé giường nằm tăng không đáng kể.
Giá vé tàu tết năm ngoái đã bị hành khách kêu là quá cao, năm nay lại tiếp tục tăng thêm từ 2 -10%. |
Với mức tăng này, trong đợt cao điểm Tết, giá vé chiều TP.HCM - Hà Nội tăng cao nhất ở mức 1,138 triệu đồng/vé ngồi cứng (hiện là 907.000 đồng/vé), nằm mềm là 1,990 triệu đồng/vé (hiện 1,725 triệu đồng/vé)…
Giá vé tàu tết năm ngoái đã bị hành khách kêu là quá cao, năm nay lại tiếp tục tăng thêm từ 2 -10%. Hành trình nhanh nhất là tàu SE4 giữa Hà Nội - TP.HCM (khoảng 30 tiếng), giá vé giai đoạn 2 (từ ngày 20 - 29 tháng chạp) rẻ nhất là 1,5 triệu đồng cho một vé ngồi cứng có máy lạnh. Giá này ngang bằng vé máy bay của các hãng hàng không giá rẻ ngày thường.
Loại vé cao nhất của tàu này là giường mềm máy lạnh tầng 1 là 2,115 triệu đồng, nếu tính thêm chi phí ăn uống trên tàu cũng gần bằng vé máy bay tết của các hãng hàng không giá rẻ.
Với những đoàn tàu Thống Nhất hành trình chậm do dừng nhiều ga (tàu có mác TN), giá vé thấp hơn tàu mác SE, mức thấp nhất là 738.000 đồng (vé ngồi cứng) và cao nhất là 1,646 triệu đồng (nằm tầng 1 khoang 4 giường có máy lạnh).
Vé máy bay tăng giá mạnh
Trong khi đó, nhân viên của một đại lý bán vé máy bay ở khu vực gần sân bay Tân Sơn Nhất cho biết, so với tết năm ngoái, giá vé máy bay ở tất cả các chặng năm nay cao hơn bình quân vài trăm ngàn đồng một vé.
Vé máy bay tăng giá mạnh
Trong khi đó, nhân viên của một đại lý bán vé máy bay ở khu vực gần sân bay Tân Sơn Nhất cho biết, so với tết năm ngoái, giá vé máy bay ở tất cả các chặng năm nay cao hơn bình quân vài trăm ngàn đồng một vé.
Đó là chưa kể, từ đầu năm 2013 cho đến nay, giá vé máy bay ngày thường cũng đã cao hơn so với năm ngoái.
Trên website đặt chỗ của VNA trong những ngày cao điểm tết chỉ có 2 mức giá hạng thương gia và phổ thông. Trên đường bay trục đông khách nhất là TP.HCM - Hà Nội, giá cao nhất là vé hạng thương gia, 5,56 triệu đồng/chiều và hạng phổ thông đồng giá 2,997 triệu đồng/một chiều.
Cũng loại vé phổ thông, nếu mua trước ngày 22 tháng chạp mới có 3 mức giá vé từ thấp đến cao, trong đó mức thấp nhất khoảng 1,6 - 1,765 triệu đồng/chiều. Vé hạng phổ thông của Jetstar Pacific từ TP.HCM - Hà Nội trong các ngày cao điểm từ 22 - 30 tháng chạp có giá 2,65 triệu đồng/chiều, riêng ngày 28 tháng chạp 2,8 triệu đồng/chiều.
Trong khi đó, một tuần lễ trước ngày 22 tháng chạp giá vé chỉ từ 1,42 - 2,05 triệu đồng/chiều. Vé của VietJetAir những ngày cao điểm có giá 2,62 triệu đồng/chiều cho loại vé Eco (được thay đổi ngày, giờ bay, hành trình và tên hành khách trước 24 giờ so với giờ khởi hành).
Vé tết của 2 hãng này tuy có vẻ rẻ hơn nhưng lại chỉ miễn cước 7 kg hành lý xách tay, hành lý ký gửi phải trả cước, tính ra cũng ngang ngửa với giá vé của VNA.
Thả nổi giá vé xe khách
Gần tết, tại Hà Nội, các doanh nghiệp vận tải đã rục rịch thông báo tăng giá cước. Theo thống kê, đến hết 26/12, đã có 7 doanh nghiệp vận tải thông báo tăng giá cước. Mức tăng không nhiều, cao nhất là 18%, nhưng hạn cuối để các doanh nghiệp thông báo tăng giá vé dịp Tết - ngày 15/1 - chưa đến nên danh sách này chắc chắn sẽ còn dài.
Hiện tại, doanh nghiệp tăng ít nhất là Công ty TNHH Văn Minh tăng hai tuyến Hà Nội - Hà Tĩnh, Hà Nội - Vinh từ 220.000 đồng lên 230.000 đồng (tương đương 5%). Doanh nghiệp tăng nhiều nhất là Công ty TNHH Tuấn Việt chạy tuyến Mỹ Đình - Đô Lương nâng từ 170.000 đồng - 200.000 đồng (tương đương 18%). Các doanh nghiệp khác chủ yếu tăng ở mức 12 - 13%.
Giá vé máy bay cũng tăng mạnh (Ảnh chỉ có tính minh họa: Internet) |
Cũng loại vé phổ thông, nếu mua trước ngày 22 tháng chạp mới có 3 mức giá vé từ thấp đến cao, trong đó mức thấp nhất khoảng 1,6 - 1,765 triệu đồng/chiều. Vé hạng phổ thông của Jetstar Pacific từ TP.HCM - Hà Nội trong các ngày cao điểm từ 22 - 30 tháng chạp có giá 2,65 triệu đồng/chiều, riêng ngày 28 tháng chạp 2,8 triệu đồng/chiều.
Trong khi đó, một tuần lễ trước ngày 22 tháng chạp giá vé chỉ từ 1,42 - 2,05 triệu đồng/chiều. Vé của VietJetAir những ngày cao điểm có giá 2,62 triệu đồng/chiều cho loại vé Eco (được thay đổi ngày, giờ bay, hành trình và tên hành khách trước 24 giờ so với giờ khởi hành).
Vé tết của 2 hãng này tuy có vẻ rẻ hơn nhưng lại chỉ miễn cước 7 kg hành lý xách tay, hành lý ký gửi phải trả cước, tính ra cũng ngang ngửa với giá vé của VNA.
Thả nổi giá vé xe khách
Giá vé xe khách bị thả nổi |
Hiện tại, doanh nghiệp tăng ít nhất là Công ty TNHH Văn Minh tăng hai tuyến Hà Nội - Hà Tĩnh, Hà Nội - Vinh từ 220.000 đồng lên 230.000 đồng (tương đương 5%). Doanh nghiệp tăng nhiều nhất là Công ty TNHH Tuấn Việt chạy tuyến Mỹ Đình - Đô Lương nâng từ 170.000 đồng - 200.000 đồng (tương đương 18%). Các doanh nghiệp khác chủ yếu tăng ở mức 12 - 13%.
Năm nào cũng vậy, Sở Giao thông vận tải Hà Nội đều có văn bản yêu cầu các doanh nghiệp không được tăng giá vé vào dịp Tết. Tuy nhiên, nếu muốn tăng giá vé thì các doanh nghiệp chỉ cần đăng ký giá và chờ chấp thuận của…Sở Tài chính.
Trên thực tế, hiện chưa có văn bản nào quy định cụ thể về điều kiện, mức độ tăng cũng như thời gian áp dụng giá vé mới. Vì vậy, các doanh nghiệp thường lợi dụng kẽ hở này để tùy tiện tăng giá vé.
Vé xe buýt nhấp nhổm tăng
Xe buýt cũng đòi tăng giá vé |
Trước đó, Sở GTVT Hà Nội đã đề xuất UBND thành phố xem xét tăng giá vé xe buýt chặng đường dưới 25km từ 5.000 đồng lên 7.000 đồng.
Chặng đường 25 đến 30km hiện có giá vé 6.000 đồng cũng được đề xuất tăng lên 7.000 đồng, chặng trên 30km được kiến nghị điều chỉnh lên 8.000 đồng.
Ngoài ra, giá vé tháng của học sinh, sinh viên cũng đề xuất điều chỉnh từ 45.000 lên 50.000 đồng cho một lượt, liên tuyến là 100.000; giá vé tháng cho người không ưu tiên từ 90.000 sẽ tăng lên 100.000 đồng, liên tuyến là 200.000 đồng.
Trong khi chi phí đầu vào không biến động lớn, nhưng nhu cầu đi lại tăng cao thì các ngành vận tải lại nhằm dịp này để tăng giá vé. Mọi lý giải từ các hãng vận tải đều không hợp tình hợp lý khi mà cuối năm, việc đi lại của người dân gần như là bắt buộc.
Mới đây, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia) đã ký công điện gửi các cơ quan ban ngành về bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014.
Trong đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Tổng Công ty Hàng không Việt Nam, Đường sắt Việt Nam và các sở giao thông vận tải ngăn ngừa việc tăng giá vé trái quy định cũng như tiêu cực trong bán vé tàu xe.
Trong buổi họp với các đơn vị vận tải về việc phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cũng đã yêu cầu, trong điều kiện kinh tế khó khăn, phải hạn chế tối đa việc tăng giá vé, nếu tăng chỉ tăng trong khung giá trần cho phép.
Thế nhưng, có vẻ như lệnh của Phó Thủ tướng và Thứ trưởng đang bị các doanh nghiệp vận tải “phớt lờ”.
Trong buổi họp với các đơn vị vận tải về việc phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cũng đã yêu cầu, trong điều kiện kinh tế khó khăn, phải hạn chế tối đa việc tăng giá vé, nếu tăng chỉ tăng trong khung giá trần cho phép.
Thế nhưng, có vẻ như lệnh của Phó Thủ tướng và Thứ trưởng đang bị các doanh nghiệp vận tải “phớt lờ”.
Minh Quân (tổng hợp)
Bình luận