• Zalo

Cắn móng tay, hát trong khi tắm: Những thói quen tưởng chừng xấu lại mang tới lợi ích bất ngờ

Sức khỏeThứ Ba, 25/10/2016 07:26:00 +07:00Google News

Hát trong khi tắm, cắn móng tay... là những thói quen tưởng như rất xấu, thế nhưng đây lại là những điều có ích cho sức khỏe của bạn.

Bên cạnh những thói quen thường ngày như chạy bộ hay uống cà phê vào mỗi buổi sáng, chúng ta cũng thường có một số thói quen gây phiền toái cho mọi người xung quanh. Hầu hết chúng ta nghi ngờ chúng có hại cho sức khỏe, chẳng hạn như thói quen cắn móng tay.

Mặc dù những thói quen này có thể rất xấu để khi người khác nhìn thấy, nhưng một số trong chúng lại có ích lợi bất ngờ đối với sức khỏe.

Hát trong khi đang tắm

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã từng nghe ai đó trong gia đình mình hay bạn bè ngân nga một ca khúc trong nhà tắm. Nếu đó là một giọng ca dở tệ, người khác có thể cảm thấy khó chịu, nhưng thực tế, ngân nga như vậy có thể giúp chúng ta tăng cường hệ miễn dịch, chống trầm cảm và đột quỵ.

Não trái của chúng ta, nơi xử lý, phân tích logic, sẽ được nghỉ ngơi 85% thời gian khi chúng ta hát, và khi đó là thời gian của não phải hoạt động sáng tạo và cảm xúc.

Theo báo Huffington Post, ca hát là một hoạt động chúng ta có thể thực hiện dễ dàng để cải thiện sức khỏe.

Cắn móng tay

Chúng ta đều sẽ cảm thấy thật khó chịu nếu nghe tiếng cắn móng tay của người ngồi bên cạnh, phải vậy không? Thói quen được coi là mất vệ sinh và không lành mạnh này thực ra không xấu đến vậy: một nghiên cứu gần đây cho thấy, những trẻ em có thói quen này khả năng bị dị ứng thấp hơn 30% so với các trẻ khác.

ich loi khong ngo tu 4 thoi quen tuong nhu rat xau cua con nguoi  hinh 1

Một nghiên cứu gần đây cho thấy những trẻ cắn móng tay thường ít có nguy cơ mắc các chứng dị ứng

Trong nghiên cứu này, các chuyên gia tiến hành mời 1.000 trẻ em ở New Zealand trong độ tuổi từ 5 đến 11 để phân tích thói quen cắn và mút ngón tay của chúng. Một thử nghiệm đánh giá dị ứng ở da cũng đã được tiến hành trên những người tham gia ở độ tuổi từ 13 đến 32. Những người hay cắn móng tay hay mút ngón cái (chiếm khoảng 31% số người tham gia thí nghiệm) ít nhạy cảm với chất gây dị ứng hơn so với những người còn lại.

“Trong khi những thói quen này không được khuyến khích duy trì thì chúng lại xuất hiện mặt tích cực của mình”-Malcolm Sears, một giáo sư ngành Y của Đại học McMaster, Canada, cho biết trong bài thuyết trình.

 Một nghiên cứu gần đây cho thấy những trẻ cắn móng tay thường ít có nguy cơ mắc các chứng dị ứng.

Bồn chồn

Cho dù là ở nhà hay công sở, ngồi lì cả ngày đều không tốt cho sức khỏe của bạn. Trong lúc đó ta thường có xu hướng rung chân hoặc gõ tay lên mặt bàn do căng thẳng hoặc thiếu kiên nhẫn hay nói cách khác là bồn chồn. Điều này có thể gây mất tập trung hay khó chịu cho những người xung quanh nhưng một nghiên cứu cho thấy, thói quen này có thể chống lại những ảnh hưởng tiêu cực từ việc ngồi một chỗ.

Từ năm 1999-2002, dữ liệu về thói quen hàng ngày của hơn 12.000 phụ nữ công sở, bao gồm cả thói quen rung chân, gõ tay lên mặt bàn, đều được đưa vào nghiên cứu.

Trong 12 năm kế tiếp, tỉ lệ tử vong của một nhóm phụ nữ tương tự được đo. Những người có cử động cơ thể trong khi ngồi làm việc như rung chân, gõ tay có tỉ lệ tử vong thấp hơn nhóm phụ nữ ngồi hơn 7 tiếng một ngày mà không có trạng thái bồn chồn của cơ thể.

“Kết quả nghiên cứu của chúng hỗ trợ cho lời khuyên tránh ngồi quá lâu mỗi ngày, và cho thấy ngay cả những cử động nho nhỏ đó của cơ thể cũng đủ cung cấp thời gian nghỉ ngơi và tạo ra kết quả khác biệt”-Tiến sĩ Garether Hagger-Johnson thuộc trường đại học Leeds, Anh, người đồng chỉ đạo nghiên cứu trên, cho biết trong một thông cáo báo chí.

Kêu vo vo như chim

Một nghiên cứu ở trường Cao đẳng Y học Nepal cho thấy, phát ra những tiếng ồn nhỏ như vậy có thể giúp giảm huyết áp. 50 người được tham gia thí nghiệm để hít thở một cách từ từ trong 5 giây, và sau đó thở ra trong vòng ít nhất 15 giây, với điều kiện thở ra với một tiếng kêu vo vo như tiếng đập cánh của đàn chim ruồi.

Sau khi làm theo bài thể dục này trong 5 phút, huyết áp và nhịp tim của những người tham gia thí nghiệm có một sự giảm nhẹ.

Video: Làm thế nào khi trẻ thay răng

(Nguồn: VOV)
Bình luận
vtcnews.vn