Gia đình cho biết, trong lúc ngồi chơi với chị gái (14 tuổi), bé nghịch cắn vào dây điện, khiến điện giật gây bỏng nặng vùng miệng.
Bé bất tỉnh trong 10-15 phút trong tình trạng không được sơ cứu. Đến khi phát hiện, gia đình mới đưa bé đến Bệnh viện Sản Nhi Yên Bái để tiêm kháng sinh, thay băng chăm sóc vết thương hàng ngày.
Sau 1 tuần, do vết thương nặng, bệnh nhi tiếp tục được chuyển lên Viện Bỏng Quốc gia trong tình trạng tỉnh táo, có tổn thương bỏng diện tích 20 cm2 (10cm2) sâu độ III, IV vùng miệng cằm, ăn kém, vùng miệng, cằm hoại tử ướt tiết dịch mủ nhiều.
Bệnh nhi được chỉ định tiếp tục dùng kháng sinh, chăm sóc vết thương và phẫu thuật ghép da mảnh. Sau 24 ngày điều trị, bệnh nhi được ra viện khi vết bỏng vùng miệng khỏi hoàn toàn.
Theo các bác sĩ, bỏng điện ở trẻ em rất đa dạng, thường do nguyên nhân từ những sơ suất của người lớn. Bởi vậy, phụ huynh cần chú ý lắp các thiết bị điện đúng quy tắc an toàn (có nắp đậy, có rơ le tự ngắt, để ổ điện trên cao, không mắc dây điện trần trong nhà…).
Những gia đình có con nhỏ cần chú ý không để trẻ chơi gần ổ/đường điện; không cho trẻ nghịch đồ điện.
Khi trẻ không may bị điện giật cha mẹ cần nhanh chóng ngắt nguồn điện rồi nhanh chóng sơ cứu rồi đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng nặng nề có thể xảy ra.
Bình luận