(VTC News) - Cần công khai các nguồn quỹ từ ngân sách nhà nước hoặc từ đóng góp của dân là một trong những nội dung được nhiều đại biểu góp ý về dự thảo Luật ngân sách nhà nước.
Sáng 2/6, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, các đại biểu Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi) và thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo luật này.
Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm nhiều nhất là việc công khai nguồn ngân sách.
Đại biểu Khúc Thị Duyền (Thái Bình) cho rằng cần công khai, từ dự toán, sử dụng, quyết toán đối với các nguồn quỹ từ ngân sách nhà nước hoặc từ đóng góp của dân.
“Tôi thấy chưa rõ việc công khai sử dụng các nguồn quỹ”, đại biểu Duyền nói.
Theo bà Duyền, Luật Ngân sách nhà nước lần này cần phải có quy định công khai đối với các quỹ này từ dự toán, việc sử dụng, và quyết toán sau đó. Các cơ quan đơn vị có nguồn thu quỹ cao, nguồn thu lớn, trên diện rộng phải thường xuyên báo cáo Quốc hội, HĐND và hàng năm phải chịu sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền.
Đối với quy định dùng ngân sách địa phương cấp cho các cơ quan, bà Khúc Thị Duyền thẳng thắn rằng thực tế địa phương phải chi cho các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn để thực hiện nhiệm vụ chính trị. Lần này Luật cần tháo gỡ cho địa phương, đặc biệt các tỉnh có nguồn thu thấp, khó khăn về ngân sách bằng việc bổ sung quy định thẩm quyền địa phương quyết định trường hợp cụ thể hỗ trợ ngân sách.
Cũng liên quan đến vấn đề ngân sách địa phương, đại biểu Nguyễn Sơn – Phó Chánh án TAND tối cao lại cho rằng, về cơ chế hỗ trợ cho ngân sách địa phương, cơ quan tư pháp, nhiều địa phương muốn hỗ trợ cho các cơ quan tư pháp nhưng hiện không có cơ chế hỗ trợ cho các tòa án. Do vậy, dự thảo cần quy định rõ hơn về vấn đề này.
Ngoài ra, sự phân bổ các loại việc tòa án phải giải quyết còn chưa tập trung nên cần có quy định sử dụng ngân sách dự phòng để có thể điều chỉnh kịp thời, tạo điều kiện cho cơ quan tòa án hoạt động thuận lợi...
Cũng trong phiên thảo luận về luật ngân sách sáng nay, đại biểu Trần Du Lịch đã đưa ra vấn đề giữa luật ngân sách nhà nước và luật chính quyền địa phương cần có mối quan hệ khăng khít. Luật chính quyền địa phương có 3 cơ chế phân quyền, phân cấp và ủy quyền.
Chính quyền địa phương có được phân quyền hay chỉ phân cấp, HĐND không biết quyền của mình ở đâu về ngân sách, các khoản nào thuộc cơ chế phân quyền gắn với luật chính quyền địa phương.
“Chúng ta vẫn ở trong cơ chế phân cấp nhập nhằng kể cả nhiệm vụ phân chia ngân sách”, Đại biểu Trần Du Lịch nói.
Đại biểu Trần Du Lịch cho rằng, có thể chấp nhận cho địa phương bội chi, nhưng khi ngân sách địa phương và ngân sách Trung ương khác nhau, trong bối cảnh lồng ghép thì việc nên định ra tỷ lệ là cần thiết.
Mặt khác, mẫu số bội chi/chi đầu tư, nay thay mẫu số lớn hơn, tỷ lệ 30% đối với các địa phương còn lại có thể quá ít, vì tính trên điều tiết Trung ương so với số địa phương còn lại, nên tỷ lệ này cần xem lại và làm rõ mức này ổn định trong vòng 5 năm như ổn định nguồn thu hay điều tiết hàng năm.
Vẫn theo Đại biểu Trần Du Lịch, họp ngân sách hàng năm nên tiến hành trong 2 kỳ họp, nếu có bất thường thì đã có dự phòng. Nếu chỉ làm 1 kỳ họp sẽ không đủ tính thuyết phục. Quốc hội chỉ cần dành 10% quỹ thời gian 2 kỳ họp bàn ngân sách mới kiểm soát được, như hiện nay vẫn chỉ là hình thức.
Ngoài ra, Đại biểu Trần Du Lịch còn cho rằng, Luật Chính quyền địa phương không đánh giá tác động luật ngân sách với vấn đề tăng biên chế, phát sinh nỗi lo biên chế bộ máy phình ra, ngân sách sẽ chịu đựng được ra sao. Do vậy cần đề cập đến vấn đề Luật ngân sách kiểm soát như thế nào về vấn đề này. Nhiều Đại biểu băn khoăn ko biết chúng ta sẽ tăng biên chế kiểu gì.
Ngọc Vy
Sáng 2/6, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, các đại biểu Quốc hội nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi) và thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo luật này.
Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm nhiều nhất là việc công khai nguồn ngân sách.
Đại biểu Khúc Thị Duyền |
“Tôi thấy chưa rõ việc công khai sử dụng các nguồn quỹ”, đại biểu Duyền nói.
Theo bà Duyền, Luật Ngân sách nhà nước lần này cần phải có quy định công khai đối với các quỹ này từ dự toán, việc sử dụng, và quyết toán sau đó. Các cơ quan đơn vị có nguồn thu quỹ cao, nguồn thu lớn, trên diện rộng phải thường xuyên báo cáo Quốc hội, HĐND và hàng năm phải chịu sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền.
Đối với quy định dùng ngân sách địa phương cấp cho các cơ quan, bà Khúc Thị Duyền thẳng thắn rằng thực tế địa phương phải chi cho các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn để thực hiện nhiệm vụ chính trị. Lần này Luật cần tháo gỡ cho địa phương, đặc biệt các tỉnh có nguồn thu thấp, khó khăn về ngân sách bằng việc bổ sung quy định thẩm quyền địa phương quyết định trường hợp cụ thể hỗ trợ ngân sách.
|
Ngoài ra, sự phân bổ các loại việc tòa án phải giải quyết còn chưa tập trung nên cần có quy định sử dụng ngân sách dự phòng để có thể điều chỉnh kịp thời, tạo điều kiện cho cơ quan tòa án hoạt động thuận lợi...
Cũng trong phiên thảo luận về luật ngân sách sáng nay, đại biểu Trần Du Lịch đã đưa ra vấn đề giữa luật ngân sách nhà nước và luật chính quyền địa phương cần có mối quan hệ khăng khít. Luật chính quyền địa phương có 3 cơ chế phân quyền, phân cấp và ủy quyền.
Chính quyền địa phương có được phân quyền hay chỉ phân cấp, HĐND không biết quyền của mình ở đâu về ngân sách, các khoản nào thuộc cơ chế phân quyền gắn với luật chính quyền địa phương.
“Chúng ta vẫn ở trong cơ chế phân cấp nhập nhằng kể cả nhiệm vụ phân chia ngân sách”, Đại biểu Trần Du Lịch nói.
Đại biểu Trần Du Lịch cho rằng, có thể chấp nhận cho địa phương bội chi, nhưng khi ngân sách địa phương và ngân sách Trung ương khác nhau, trong bối cảnh lồng ghép thì việc nên định ra tỷ lệ là cần thiết.
Mặt khác, mẫu số bội chi/chi đầu tư, nay thay mẫu số lớn hơn, tỷ lệ 30% đối với các địa phương còn lại có thể quá ít, vì tính trên điều tiết Trung ương so với số địa phương còn lại, nên tỷ lệ này cần xem lại và làm rõ mức này ổn định trong vòng 5 năm như ổn định nguồn thu hay điều tiết hàng năm.
Vẫn theo Đại biểu Trần Du Lịch, họp ngân sách hàng năm nên tiến hành trong 2 kỳ họp, nếu có bất thường thì đã có dự phòng. Nếu chỉ làm 1 kỳ họp sẽ không đủ tính thuyết phục. Quốc hội chỉ cần dành 10% quỹ thời gian 2 kỳ họp bàn ngân sách mới kiểm soát được, như hiện nay vẫn chỉ là hình thức.
Ngoài ra, Đại biểu Trần Du Lịch còn cho rằng, Luật Chính quyền địa phương không đánh giá tác động luật ngân sách với vấn đề tăng biên chế, phát sinh nỗi lo biên chế bộ máy phình ra, ngân sách sẽ chịu đựng được ra sao. Do vậy cần đề cập đến vấn đề Luật ngân sách kiểm soát như thế nào về vấn đề này. Nhiều Đại biểu băn khoăn ko biết chúng ta sẽ tăng biên chế kiểu gì.
Ngọc Vy
Bình luận