Loại cà phê đắt nhất thế giới hiện nay được sản xuất tại Ấn Độ và từ những con cầy hương ở địa phương.
Xu hướng sản xuất cà phê chồn, cà phê cầy đắt giá nhất thế giới bắt nguồn từ đảo Sumatra, Indonesia. Ấn Độ phát triển xu hướng này sau, tuy nhiên nó trở nên rất thịnh hành vì nhiều nhà giàu Ấn thích thưởng thức hương vị loại cà phê siêu đắt này.
Sở dĩ loại cà phê này đắt nhất thế giới vì nó hiếm có, không phổ biến và khâu chế biến rất mất thời gian, công sức.
Người ta thường nuôi những con chồn, con cầy hương sau đó cho chúng ăn những quả cà phê chín già và thu nhặt phân của nó, làm sạch nhặt những hạt cà phê có trong phân chế biến thành loại đồ uống thương hạng mùi vị đặc biệt để bán, xuất khẩu.
Một lý do khác khiến loại cà phê này có giá cao là vì các nhà nghiên cứu phát hiện ra nó giàu dinh dưỡng hơn những loại khác. Những dinh dưỡng quý giá này trong hạt cà phê phân chồn hình thành trong quá trình hạt được tiêu hóa trong bụng con chồn.
Điểm đặc biệt nữa chính là hương vị của cà phê. Một nguồn tin tiết lộ rằng, những con chồn ăn quả cà phê, sau đó các enzym tự nhiên trong dạ dày chồn sẽ cải thiện hương vị của hạt cà phê khiến nó có một mùi vị đặc biệt duy nhất.
Loại cà phê này được những người giàu có nhiều tiền ở Ấn Độ, các quốc gia vùng Vịnh và châu Âu tiêu thụ nhiều nhất.
Hiện nay, cà phê chồn sản xuất ở Ấn Độ được bán với giá khoảng 25.0000 Rs/kg (tương đương khoảng 90 triệu đồng/kg) khi xuất khẩu ra nước ngoài.
Bình luận