• Zalo

Cận cảnh quy trình đặt vòng tránh thai, xem mà thấy thương phụ nữ

Đời sốngThứ Ba, 02/01/2018 08:00:00 +07:00 Google News

Đặt vòng là phương pháp tránh thai quen thuộc và khá phổ biến; tuy nhiên, liệu bạn đã hiểu rõ bản chất của cách tránh thai này?

Vòng tránh thai là gì?

Vòng tránh thai là dụng cụ có dạng hình chữ T đóng vai trò như một vật cản được đặt vào trong buồng tử cung giúp ngăn chặn sự bám và làm tổ của trứng đã thụ tinh.

Trải qua các quá trình cải tiến, nhiều thế hệ của vòng tránh thai đã ra đời với nhiều hình dáng cũng như vật liệu cấu tạo khác nhau.

Hiện nay vòng tránh thai gồm 2 loại phổ biến là vòng tránh thai hormone và vòng tránh thai đồng.

Quy trình đặt vòng tránh thai

Trước khi tiến hành đặt vòng, bác sĩ sẽ đặt một tay trên bụng bệnh nhân và tay còn lại sẽ dùng hai ngón chèn vào trong âm đạo để cảm nhận các cơ quan vùng chậu. Tiếp đó, bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ dạng mỏ vịt để giữ cho âm đạo mở.

Sau đó, bác sĩ tiến hành làm sạch âm đạo cho bệnh nhân để tránh nhiễm trùng. Cuối cùng vòng tránh thai sẽ được đặt vào một dụng cụ đặc biệt và được đưa qua cổ tử cung đến tử cung và mở rộng thành dạng chữ T.

Sau khi đặt vòng để kiểm tra xem vòng có đúng vị trí không, bạn có thể làm theo cách sau: Rửa sạch tay, đặt ngón tay vào trong âm đạo cho đến khi bạn cảm nhận được cổ tử cung của mình. Nếu bạn sờ thấy sợ dây ở cổ tử cung thì vòng tránh thai đã ở vị trí phù hợp. Bạn không nên kéo chiếc dây này vì có thể làm thay đổi vị trí của vòng tránh thai.

Cơ chế hoạt động của vòng tránh thai

Vòng tránh thai chiếm chỗ trong buồng tử cung không cho trứng đã thụ tinh về làm tổ, vì vòng tránh thai đã tạo ra một môi trường không thuận lợi cho phôi hoặc là ngăn cản phôi nang tiếp cận và bám vào niêm mạc tử cung để làm tổ hoặc là kết hợp cả hai yếu tố trên.

Vai trò của đại thực bào (là các tế bào bạch cầu) bám trên bề mặt của vòng tránh thai đã ngăn cản hoặc phá hủy sự làm tổ của phôi, hoặc là có sự xuất hiện của nhiều bạch cầu đa nhân tại niêm mạc tử cung trong những trường hợp  vòng tránh thai được sản xuất bằng chất dẻo giống như một quá trình viêm đã ngăn cản sự làm tổ của phôi và phôi được tống ra khỏi buồng tử cung cùng với hiện tượng kinh nguyệt.

- Vòng tránh thai có gắn đồng: Các ion đồng được giải phóng ra hàng ngày (từ 50 – 80 microgam/ngày) sẽ tác dụng lên quá trình di chuyển của tinh trùng và góp phần làm thay đổi chất nhầy của âm đạo, làm không thuận lợi cho sự hoạt động của tinh trùng.

- Vòng tránh thai hormone: Các hormone loại progestagen như Medroxy progesteron acetat hoặc Lenovorgestrel có tác dụng làm tăng độ quánh của chất nhầy cổ tử cung làm cho tinh trùng rất khó xâm nhập vào.

Video: Phát minh mới - Thuốc tránh thai dành cho đàn ông

Ưu điểm của vòng tránh thai

- Hiệu quả tranh thai cao, có hiệu quả ngay lập tức và lâu dài (từ 5 đến 10 năm).

- Không ảnh hưởng tới quá trình giao hợp và không làm giảm khoái cảm tình dục.

- Ít tốn kém, dễ sử dụng và không có cảm giác mang vật lạ trong người.

- Không ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này.

Nhược điểm của vòng tránh thai

- Vòng tránh thai gây nên chứng viêm không có vi khuẩn trong tử cung, làm tăng tiết dịch âm đạo, cổ tử cung.

- Vòng tránh thai cũng làm thay đổi sinh hóa và tế bào của nội mạc tử cung, khiến sức đề kháng của cơ quan này giảm, dễ gây viêm nhiễm do vi khuẩn xâm nhập.

- Khoảng vài chu kỳ đầu tiên sau khi đặt vòng có thể xuất hiện tình trạng kinh nguyệt quá nhiều, kinh nguyệt kéo dài hoặc rối loạn.

N.Q
Bình luận
vtcnews.vn