Trước khi bị cưa sừng, chú tê giác này được bịt mắt cẩn thận.
Sau đó, nó được tiêm thuốc mê và được các nhân viên trong trang trại đặt cẩn thận xuống đất để thực hiện việc cưa sừng.
Sừng tê giác sẽ được cân đo và đánh dấu cẩn thận.
Các nhân viên trang trại phun nước vào sừng tê giác để việc cưa sừng diễn ra dễ dàng hơn.
Sau khi cưa xong, các nhân viên còn nán lại chờ chú tê giác tỉnh táo trở lại trước khi rút đi.
Bên ngoài khu trại, có 2 binh sĩ vũ trang cẩn thận có nhiệm vụ bảo đảm an ninh.
Dù đã tỉnh táo nhưng phải mất một thời gian khá lâu chú tê giác bị cưa sừng mới hoàn toàn lấy lại được sức lực.
Một nhân viên đo đạc chiếc sừng cẩn thận để ước lượng đoạn cần cắt. Theo các nhân viên tại đây, việc cưa sừng tê giác diễn ra thường xuyên nhằm đảm bảo chúng không bị những kẻ săn trộm sát hại để lấy sừng bán ra chợ đen.
Các nhân viên dùng cưa máy để cưa sừng tê giác.
Nước sạch liên tục được phun trong quá trình cưa để làm mát và giúp những chú tê giác không cảm thấy khó chịu.
Trước đó một ngày, các nhân viên y tế đã phải chuẩn bị sẵn thuốc mê.
Sau đó họ lên đường đến nơi những chú tê giác sinh sống để thực hiện công việc.
Cưa sừng được cho là không gây đau đớn cho tê giác, tuy nhiên nhiều người vẫn lên án và cho rằng đây là hành vi vô nhân tính không khác gì so với lũ săn bắn trái phép.
Các nhân viên quan sát một chú tê giác đang hồi phục dần sau khi bị cưa sừng trước khi chuyển sang một chú tê giác khác.
Công việc lại tiếp diễn, chú tê giác cần cưa sừng lại bị bắn thuốc mê.
Trước khi các nhân viên y tế tiếp cận để thực hiện việc cưa sừng.
Vẫn theo một quy trình cố định, sừng tê sau khi được cưa sẽ được đánh dấu.
Để công việc diễn ra suôn sẻ, các nhân viên luôn phải để sẵn thuốc gây tê.
.. và kiểm tra cưa máy trước khi tiến hành công việc.
Dù các trang trại cho rằng, cách làm này của họ là bền vững và bảo vệ được tê giác trước nguy cơ tiềm ẩn, nhiều nhóm đấu tranh bảo vệ động vật vẫn cho rằng, tốt nhất là làm thế nào để những chú tê giác không phải chịu bất kỳ tổn thương nào.
Bình luận