• Zalo

Cận cảnh quy trình bảo quản vải thiều Bắc Giang

Đời sốngThứ Năm, 10/06/2021 12:13:09 +07:00Google News
(VTC News) -

Sau khi thu mua vải thiều của người dân, các điểm cân sẽ phân loại, ướp lạnh bằng đá cây, cắt tỉa cành rồi đóng thùng xốp chuyển lên container đưa đi tiêu thụ.

Cận cảnh quy trình bảo quản vải thiều Bắc Giang - 1

Sau khi thu hoạch tại vườn, người dân Lục Ngạn (Bắc Giang) chở vải thiều đến các trạm cân. Việc thu mua diễn ra từ khoảng từ 4h sáng cho đến khi đại lý mua đủ số lượng.

Cận cảnh quy trình bảo quản vải thiều Bắc Giang - 2

Mỗi sọt vải thiều nặng khoảng 150kg đến 200kg.

Cận cảnh quy trình bảo quản vải thiều Bắc Giang - 3

Vải thiều sau khi cân sẽ được phân loại rồi ướp lạnh.

Cận cảnh quy trình bảo quản vải thiều Bắc Giang - 4

Chủ một trạm cân cho biết, vải cần phải qua bước ướp lạnh để giữ được độ tươi nguyên khi đến tay người tiêu dùng. Thùng nước được bỏ thêm đá lạnh, hoàn toàn không có hóa chất.

Cận cảnh quy trình bảo quản vải thiều Bắc Giang - 5

Đá cây được chuyển từ Hà Nội về. Do có dịch COVID-19 nên nhiều xưởng sản xuất đá cây ở Bắc Giang lo ngại không dám đầu tư sản xuất khiến mặt hàng này trở lên khan hiếm.

Cận cảnh quy trình bảo quản vải thiều Bắc Giang - 6

Anh Trần Văn Xuyên "xuống đá" cho các đại lý.

Cận cảnh quy trình bảo quản vải thiều Bắc Giang - 7

Mất 18 tiếng mới sản xuất được 1 cây đá. Vào chính vụ thu hoạch vải thiều, đá cây không đủ cung cấp cho các trạm cân. Một số trạm cân chưa nhập được đá cây phải hạn chế thu mua vải vì không bảo quản được.

Cận cảnh quy trình bảo quản vải thiều Bắc Giang - 8

Đá lạnh được cho vào túi nilon đặt bên dưới mỗi thùng xốp.

Cận cảnh quy trình bảo quản vải thiều Bắc Giang - 9

Sau đó công nhân mới xếp vải vào thùng.

Cận cảnh quy trình bảo quản vải thiều Bắc Giang - 10

Vải thiều sau khi được làm mát, các công nhân cắt bỏ cành, quả nhỏ, quả xấu.

Cận cảnh quy trình bảo quản vải thiều Bắc Giang - 11

Chị Dung được thuê cắt tỉa cành vải thiều với giá từ 35.000 - 40.000 đồng/giờ.

Cận cảnh quy trình bảo quản vải thiều Bắc Giang - 12

Bà Trần Thị Nga, chủ trạm cân Nga Dương (thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn) cho hay, vào chính vụ thu hoạch, cơ sở của bà phải thuê 50 nhân công để cắt tỉa, đóng gói... vải thiều. Chủ trạm cân này cũng khẳng định, đại lý của bà không xảy ra tình trạng "lùi cân, ép giá" người bán.

Cận cảnh quy trình bảo quản vải thiều Bắc Giang - 13

Vải thiều được ướp thêm lớp đá lạnh trước khi đóng thùng xốp vận chuyển đi tiêu thụ.

Cận cảnh quy trình bảo quản vải thiều Bắc Giang - 14

Việc lót lớp đá ở bên dưới và bên trên thùng xốp sẽ khiến vải thiều giữ được độ tươi ngon sau nhiều ngày vận chuyển.

Cận cảnh quy trình bảo quản vải thiều Bắc Giang - 15

Vải thiều được đóng trong thùng xốp, đợi xe container vận chuyển vào TP.HCM.

Cận cảnh quy trình bảo quản vải thiều Bắc Giang - 16

Theo ông Nguyễn Thế Thi, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, ngày 9/6, tổng số điểm cân vải cố định tại huyện là 245 điểm lớn và hàng trăm xe tải nhỏ. Sản lượng tiêu thụ 3.932 tấn. Luỹ kế, đến nay tổng sản lượng đã tiêu thụ là 29.744 tấn (vải sớm: 23.140 tấn, vải  thiều: 2.672 tấn).

Cận cảnh quy trình bảo quản vải thiều Bắc Giang - 17

Vải thiều Lục Ngạn được tiêu thụ chủ yếu lại thị trường phía Nam, các hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ tại Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc và xuất khẩu sang thị trường Campuchia, Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai, Lạng Sơn.

Minh Tuệ - Tiến Dũng
Bình luận
vtcnews.vn
Đọc tiếp