10 tàu sân bay Nimitz đều được đóng bởi công ty đóng tàu Newport News Shipbuilding ở Virginia. Nimitz, tàu đầu tiên của lớp, được đưa vào hoạt động ngày 3/5/1975 trong khi George H. W. Bush, chiếc thứ 10 và là con tàu cuối cùng của lớp, được đưa vào hoạt động vào 10/1/2009.
Kể từ những năm 1970, tàu sân bay lớp Nimitz đã tham dự vào nhiều cuộc chiến và nhiều chiến dịch trên thế giới, bao gồm Chiến dịch Eagle Claw ở Iran, Chiến tranh vùng Vịnh, và gần đây nhất là ở Iraq và Afghanistan.
USS Nimitz CVN-68 là siêu hàng không mẫu hạm đầu tiên thuộc lớp Nimitz, khởi đóng vào ngày 22/6/1968, hạ thủy vào ngày 13/5/1972. (Ảnh: Hải quân Mỹ)
USS Nimitz CVN-68 dài 333 m, thể tích choán nước trên 100.000 tấn, có thể mang theo tới 90 máy bay các loại và số lượng thủy thủ đoàn lên tới 3.200 người. Điểm ấn tượng của hàng không mẫu hạm này là nó có thể có thể hoạt động trong vòng 20 năm mà không cần nạp nhiên liệu.
USS Dwight D. Eisenhower được biên chế vào hải quân Mỹ năm 1977. Con tàu dài 333 m, nặng 86.000 tấn
Tàu có thể mang theo 60 máy bay, đội ngũ thủy thủ và phi hành đoàn lên tới 6.200 người. Sau khi được đưa vào biên chế, USS Dwight D. Eisenhower từng tham gia chiến dịch Vuốt Đại bàng trong cuộc khủng hoảng con tin ở Iran năm 1980, Chiến tranh Vùng Vịnh vào thập niên 1990, và gần đây nhất là hoạt động hỗ trợ quân đội Mỹ ở Iraq và Afghanistan.
USS Theodore Roosevelt chính thức gia nhập Hải quân Mỹ vào tháng 10/1981. USS-Theodore Roosevelt hiện là soái hạm của Nhóm tác chiến tàu sân bay số 12 (CSG-12) thuộc Hạm đội chỉ huy, hải quân Mỹ. Siêu tàu sân bay này từng tham gia ào chiến dịch Bão táp sa mạc, chiến dịch được coi là "sàn diễn quân sự" của Mỹ tại Trung Đông.
USS-Theodore Roosevelt được mệnh danh là "Big Stick" (cây gậy lớn), được đặt theo tên tổng thống đời thứ 26 của nước Mỹ.
USS Abraham Lincoln, là lớp Nimitz thứ năm siêu tải của Hải quân Mỹ, được hạ thủy ngày 13/2/1988, tại Norfolk, Virginia. Đây là tàu sân bay đầu tiên được trang bị máy bay chiến đấu F/A-18E/F Super Hornet, nâng cấp từ F/A-18C/D của hải quân.
USS-Abraham Lincoln từng tham chiến chiến dịch Tự do Iraq năm 2003, tham gia các hoạt động hỗ trợ nhân đạo trong thảm họa động đất-sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004. Đặc biệt vào năm 2005, hàng không mẫu hạm này được dùng làm bối cảnh cho một bộ phim viễn tưởng.
USS-Abraham Lincoln USS George Washington (CVN 73) là chiếc thứ sáu trong lớp Nimitz và là chiếc thứ tư của Hải quân Mỹ được đặt tên theo George Washington, vị tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên và đưa vào sử dụng ngày 4/7/1992.
USS George Washington dài 333 m, rộng 78 m, cao 74 m. Tàu có thể chứa khoảng 80 máy bay nhờ một sàn đáp rộng 4,5 18.000 m², GW có lượng choán nước gần 97.000 tấn và có thể chứa 6.250 thủy thủ trên tàu.
USS John C. Stennis được đưa vào hoạt động vào ngày 9/12/1995. USS John C Stennis có trọng tải choán nước 103.300 tấn Anh, độ dài 332,8m, mớn nước 11,3m. Siêu hàng không mẫu hạm này sử dụng động cơ đẩy là lò phản ứng hạt nhân Westinghouse A4W, 4 tua bin hơi nước với sức chứa thủy thủ đoàn lên tới 3,200 người.
USS John C. Stennis có thể mang theo 90 máy bay chiến đấu các loại. Hàng không mẫu hạm này được trang bị 4 máy phóng hơi nước cùng 4 thang máy để vận chuyển máy bay lên xuống mặt boong.. Lực lượng tấn công chủ lực của USS John C. Stennis là các tiêm kích trên hạm F/A-18 E/F Super Hornet có khả năng thực hiện nhiệm vụ tuần tra chiến đấu, ngăn chặn với bán kính 722 km từ tàu mẹ.
USS Harry S.Truman (CVN-75) đi vào hoạt động từ ngày 25/7/1998, dài 332,8 m, rộng lớn nhất 76,8 m, mớn nước 11,3 m, lượng giãn nước 103.900 tấn. USS Harry S.Truman có thể mang theo 90 máy bay các loại. Tiêm kích trên hạm chủ lực là F/A-18E/F Super Hornet.
USS Harry S.Truman là soái hạm của Nhóm tác chiến tàu sân bay số 3(CSG-3) với nòng cốt là phi đoàn tiêm kích trên hạm số 9(CVW-9) và liên đội tàu khu trục DESRON 21.
USS Ronald Reagan (C\VN-76), đi vào hoạt động từ ngày 25/7/1998 là con tàu đầu tiên được đặt theo tên của một vị cựu tổng thống vẫn sống.
Tàu có chiều dài 332,8m, rộng 76,8m, lượng giãn nước lên đến 101.400 tấn. Tàu có 2 lò phản ứng hạt nhân Westinghouse A4W, giúp nó có thể đạt tốc độ tối đa trên 30 hải lý/giờ,có thể hoạt động liên tục trong 20-25 năm mà không cần nạp nhiên liệu. Hàng không mẫu hạm này có thể mang theo hơn 5.000 thủy thủ và phi đội bay, trong đó có lực lượng máy bay hùng hậu (80 chiếc các loại) như F-18, Super-Hornet, E-2C Hawkeye, SH-60F Seahawk, C-2A Greyhound.
Tàu sân bay USS George H.W. Bush (CVN 77), được đặt theo tên Tổng thống thứ 41 của nước Mỹ (Bush cha), người đã từng là phi công trẻ nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ 2. Con tàu trị giá 6,2 tỷ USD được Tập đoàn Northrop bàn giao cho Hải quân Mỹ tại căn cứ Norfolk tháng 1/2009.
Tàu sân bay USS George H.W. Bush có tải trọng 102.000 tấn, chiều dài 332.8 m, chiều rộng 76.8 m, có thể đáp tối đa 80 máy bay, là tàu chiến lớn nhất thế giới vận tốc trung bình đạt trên 30 hải lý/giờ và hoạt động nhờ 2 lò phản ứng hạt nhân, có thể hoạt động trong 20 năm mà không cần tiếp nhiên liệu. Con tàu được đánh giá là thân thiện với môi trường hơn các siêu tàu chiến trước đó. Được biết, một phần thép sử dụng để đóng tàu là thép tái chế từ những cọc sắt của tòa Tháp Đôi ở New York, nơi bị tấn công khủng bố trong vụ 11/9.
Song Hy
Bình luận