Sân bay quốc tế Công chúa Juliana
Sân bay quốc tế Công chúa Juliana nằm tại hòn đảo Saint Martin ở bùng biển Caribbe. Sân bay này không có hệ thống hỗ trợ hạ cánh tự động và các phi công buộc phải tự thực hiện hoạt động này.
Bên cạnh đó, đường băng của sân bay này rất ngắn, với độ dài 2.130 m. Vì thế, hình ảnh những chiếc máy bay đang hạ cánh và sượt qua đầu những du khách ở bãi biển Maho ngay bên ngoài sân bay là điều thường xuyên có thể bắt gặp.
Sân bay Courchevel
Vây quanh đường băng của sân bay Courchevel là dãy núi Alps, không chỉ có thế, đường băng của sân bay này chỉ dài có 525 m với độ dốc 18,5% và phía cuối đường băng là một đoạn dốc đứng. Chỉ có một số ít các phi công giàu kinh nghiệm mới có thể hạ cánh ở sân bay này.
Sân bay Agatti
Sân bay Agatti của Ấn Độ nằm trên hòn đảo hẹp cùng tên và vây quanh là Ấn Độ Dương. Sân bay này có một đường băng trải nhựa đường với độ dài 1.204 m và bề rộng 30 m. Sảnh chờ của sân bay chỉ có thể chứa được nhiều nhất 50 hành khách cùng một lúc.
Sân bay quốc tế Gibraltar
Sân bay quốc tế Gibraltar, hay còn gọi là sân bay North Front tại lãnh thổ hải ngoại Gibraltar của Anh được xây ở vị trí nằm giữa thành phố và một ngọn núi trên một bán đảo nhỏ với tổng diện tích khoảng 6,8 km vuông. Sân bay này chỉ có một đường băng duy nhất cắt với đại lộ Winston Churchill.
Đại lộ Winston Churchill là tuyến đường có mật độ giao thông nhộn nhịp nhất Gibraltar, nhưng mỗi khi có bất cứ chiếc máy bay nào hạ cánh hoặc cất cánh ở sân bay North Front, các phương tiện đều phải dừng lại nhường đường cho máy bay.
Video: Màn hạ cánh thót tim tại sân bay quốc tế Công chúa Juliana
Sân bay Barra
Có lẽ sân bay Barra tại Scotland là sân bay có đường băng độc nhất vô nhị trên thế giới. Sân bay này sử dụng bãi cát của một vịnh nông làm đường băng, và có lịch cất cánh và hạ cánh theo giờ lên xuống của thủy triều.
Sân bay Svalbard
Vây quanh bởi vùng biển băng giá và những ngọn núi cao, sân bay Svalbard nằm cách cách thủ phủ Longyearbyen của quần đảo Svalbard, Na Uy 3 km về phía tây bắc. Đây là sân bay dân sự có mật độ hoạt động dày đặc nhất ở khu vực bắc cực.
Sân bay Congonhas
Sân bay Congonhas của Brazil nằm ở trung tâm quận thương mại của Sao Paulo, hạ cánh xuống sân bay này thực sự là thử thách khó nhằn với nhiều phi công. Sân bay Congonhas được xây dựng vào những năm 1930, khi ấy khu vực này vẫn là khu vực ngoại ô của Sao Paulo.
Với tốc độ phát triển nhanh đến chóng mặt, thành phố này đã “nuốt chửng” sân bay và giờ đây sân bay Congonhas còn lại rất ít khoảng không gian để cho máy bay cất cánh và hạ cánh.
Sân bay Juancho E. Yrausquin
Nằm cách Sait Martin 46 km về phía tây nam, sân bay quốc tế Juancho E. Yrausquin thuộc đảo Saba, Hà Lan, trên vùng biển Caribbe là một trong những sân bay khó khăn nhất đối với các phi công. Đường băng của sân bay chỉ dài vẻn vẹn 400 m, với một bên là đồi núi cao và hai đầu đều là vực thẳm. Chỉ có máy bay cỡ nhỏ hoặc trực thăng là có thể hạ cánh tại sân bay này.
Sân bay quốc tế Sochi
Du khách có thể chiêm ngưỡng quang cảnh tuyệt đẹp khi máy bay chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay tại thành phố nghỉ dưỡng Sochi. Thế nhưng với các phi công thì hạ cánh xuống sân bay này lại là một thử thách.
Phía bắc và đông bắc sân bay quốc tế Sochi có những dãy núi cao, do đó việc hạ cánh xuống sân bay này chỉ có thể thực hiện được ở phía đối diện.
Sân bay Tenzing-Hillary
Đường băng của sân bay Tenzing-Hillary có độ dài 527 m và độ dốc 12%, nhưng nằm ở độ cao đến 2.845 m so với mặt nước biển. Chỉ có các loại máy bay với quãng chạy ngắn khi cất cánh hoặc hạ cánh mới có thể tiếp cận được sân bay này.
Bên cạnh đó, sân bay Tenzing-Hillary chỉ có thể hoạt động vào những ngày trời đẹp và chỉ khi nào tầm nhìn tốt nhất. Vì những lý do đó, trong 20 năm liền sân bay này được đánh giá là sân bay nguy hiểm nhất thế giới và dường như Tenzing-Hillary sẽ tiếp tục giữ vững danh hiệu này.
Sân bay quốc tế Cristiano Ronaldo
Sân bay quốc tế Cristiano Ronaldo, còn được biết đến với cái tên sân bay Madeira hay sân bay Funchal, là một sân bay nằm tại đảo Santa Cruz, Bồ Đào Nha. Vây quanh sân bay này là những ngọn núi cao và Đại Tây Dương.
Đường băng của sân bay Cristiano Ronaldo được đặt trên 180 cột bê tông với đường kính 5 m, một số cột trong số này có chiều cao lên đến 50 m.
Sân bay quốc tế Kansai
Có lẽ trong số những sân bay kỳ lạ trên thế giới, sân bay quốc tế Kansai là công trình kỳ vĩ nhất. Sân bay quốc tế Kansai nằm trên hai hòn đảo nhân tạo ngoài khơi vịnh Osaka và được nối với đất liền bởi một cây cầu dài 3km. Nhiều phi công cho biết họ cảm giác như đang đáp xuống mặt nước khi hạ cánh xuống sân bay này.
Vịnh Osaka là khu vực xảy ra nhiều hoạt động địa chấn nhất, người ta phải chia ra một khoản tiền khổng lồ để gia cố cho khu vực sảnh chờ, cấu trúc của khu vực đường băng cũng như cấu trúc của toàn bộ hòn đảo nhân tạo.
Bình luận