• Zalo

Cận cảnh máy bay trực thăng 'Giấc mơ' vừa cất cánh của kỹ sư hai lúa Bùi Hiển

Thời sựThứ Sáu, 16/09/2016 07:13:00 +07:00Google News

Sau 2 năm miệt mài nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm, chiều 13/9 ông Bùi Hiển thông tin, chiếc máy bay trực thăng mang tên “giấc mơ” đã có thể cất cánh ở độ cao 2m.

Sáng 15/9, chúng tôi đến Garage Bùi Hiển trên Quốc Lộ 13 thuộc phường An Thạnh, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương - nơi chiếc máy bay trực thăng mang tên “giấc mơ” vừa cất cánh thành công với độ cao 2m khiến dư luận chú ý.

0-giacmodacothecatcanh

Máy bay trực thăng do ông Hiển nghiên cứu chế tạo đã cất cánh. Ảnh cắt từ clip ông Hiển cung cấp.

Ông Hiển cho biết, máy bay trực thăng “Giấc mơ” có trọng lượng 390kg (chưa tính người lái), dài 8,6m, rộng 2m, cao 3,4m, hai cánh có sải 7,1m. Công suất của thiết bị này trên 170 mã lực. Tốc độ quay tối đa 5400 vòng/phút, chỉ cần duy trì 5000 vòng/phút là chiếc trực thăng có thể bay ổn định. Chi phí đầu tư để chế tạo chiếc máy bay này khoảng 500 triệu đồng.

Theo tính toán của ông Hiển, khi bay trên bầu trời và vượt qua các tác nhân bên ngoài môi trường, đặc biệt là gió, chiếc máy bay trực thăng có khả năng bay ở độ cao 3 km, tốc độ bay 150-180 km/giờ. Trung bình một giờ bay, nhiên liệu cần khoảng 20 lít xăng A92. 

Để lái chiếc máy bay cất cánh, hàng ngày ông miệt mài mày mò học lái mô hình ở trên mạng, dậy sớm điều khiển động cơ và tập bay.

Video: Chiếc trực thăng tự chế thứ 2 của ông Bùi Hiển cất cánh

"Trong thời gian tới tôi mong muốn được các cơ quan chức năng của nhà nước cho phép và phối hợp để tiếp tục bay thử. Tạo điều kiện để tôi đăng ký bản quyền. Sau đó tôi sẽ đi ra nước ngoài mua sắm thêm các thiết bị để về lắp ráp thành công chiếc máy bay và có thể ứng dụng vào nông nghiệp như để phun thuốc sâu, giải phóng một phần sức lao độc cực nhọc cho người nông dân" - ông Hiển nói đầy hy vọng.

Một số hình ảnh PV VTC News ghi nhận về máy bay giấc mơ của kỹ sư Hiển:

2-giacmodacothecatcanh

Sau khi Garage Bùi Hiển trên Quốc Lộ 13 phát triển, năm 2010 ông đã giao lại cho con trai để toàn tâm nghiên cứu chế tạo máy bay trực thăng.

3-giacmodacothecatcanh

Ông cho biết chế tạo máy bay là giấc mơ từ lâu của ông.

4-giacmodacothecatcanh

Năm 2014 ông Bùi Hiển lên thiết kế bản vẽ máy bay trực thăng thứ 2 mang tên “giấc mơ”.

5-giacmodacothecatcanh

Với những kiến thức của một kỹ sư cơ khí và 20 năm sửa chữa ô tô, Bùi Hiển tự chế tác, lắp ghép động cơ và các phụ kiện của chiếc trực thăng.

6-giacmodacothecatcanh

Hiện ông đã trang bị thêm ắc quy làm nguồn điện cho máy phun thuốc sâu trên máy bay trực thăng.

7-giacmodacothecatcanh

Ông Hiển thắt giây an toàn khởi động chiếc trực thăng “giấc mơ”.

8-giacmodacothecatcanh

Ông Hiển nhìn vào kính chiếu hậu để điều chỉnh cánh quạt phía sau.

9-giacmodacothecatcanh

Theo ông Hiển, chiếc máy bay trực thăng có khả năng bay ở độ cao 3 km, tốc độ bay 150-180 km/giờ.

10-giacmodacothecatcanh

Niềm vui của ông Hiển khi công bố hình ảnh chính thức của siêu phẩm trực thăng thứ hai do mình lắp ráp.

11-giacmodacothecatcanh

Phóng viên chụp hình kỷ niệm cùng ông bên chiếc trực thăng.

Đinh Văn
Bình luận
vtcnews.vn