Cận cảnh cặp 'duối chị, duối em' hơn 300 năm tuổi ở Hải Phòng

Đời sốngThứ Hai, 04/09/2023 06:30:00 +07:00
(VTC News) -

Cặp "duối chị em" hơn 300 năm tuổi trên cánh đồng Vàng ở Hải Phòng gắn bó với người dân làng Phú La từ đời này sang đời khác, đến nay cây vẫn phát triển xanh tốt.

Video: Cặp duối chị em hơn 300 tuổi giữa cánh đồng tại Hải Phòng

Hơn 300 năm nay, cảnh vật xung quanh nhiều thay đổi nhưng cây duối đôi (còn gọi là cây duối chị em) thuộc làng Phú La, xã An Hoà, huyện An Dương, Hải Phòng, vẫn phát triển xanh tốt. Cặp duối này cùng nhau sinh trưởng, phát triển, xoè tán rợp một khu cánh đồng Vàng.

Hơn 300 năm nay, cảnh vật xung quanh nhiều thay đổi nhưng cây duối đôi (còn gọi là cây duối chị em) thuộc làng Phú La, xã An Hoà, huyện An Dương, Hải Phòng, vẫn phát triển xanh tốt. Cặp duối này cùng nhau sinh trưởng, phát triển, xoè tán rợp một khu cánh đồng Vàng.

Trả lời PV VTC News, ông Trịnh Văn Cảnh - Trưởng làng văn hoá làng Phú La cho biết, cây duối cao khoảng 7-8 m, cánh lá xoè rộng chiếm diện tích khoảng 180 m2. Cây có ý nghĩa quan trọng trong đời sống người dân bởi cây duối gắn với truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa quê hương và các dòng tộc trong làng.

Trả lời PV VTC News, ông Trịnh Văn Cảnh - Trưởng làng văn hoá làng Phú La cho biết, cây duối cao khoảng 7-8 m, cánh lá xoè rộng chiếm diện tích khoảng 180 m2. Cây có ý nghĩa quan trọng trong đời sống người dân bởi cây duối gắn với truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa quê hương và các dòng tộc trong làng.

Cặp duối chị em với thân cành khúc khuỷu, màu nâu sẫm, các cành cây phân cấp tạo tán hình búp măng.

Cặp duối chị em với thân cành khúc khuỷu, màu nâu sẫm, các cành cây phân cấp tạo tán hình búp măng. 

Lá cây mọc so le, quanh năm có màu xanh. Khi hoa kết trái sẽ cho ra những trái mọng màu vàng, vị ngọt khi chín.

Lá cây mọc so le, quanh năm có màu xanh. Khi hoa kết trái sẽ cho ra những trái mọng màu vàng, vị ngọt khi chín.

Rễ cây ăn sâu, lấy dinh dưỡng từ cánh đồng Vàng và cứ thế phát triển từ đời này qua đời khác, ít sâu mọt.

Rễ cây ăn sâu, lấy dinh dưỡng từ cánh đồng Vàng và cứ thế phát triển từ đời này qua đời khác, ít sâu mọt.

Khoảng 10 năm gần đây, trên thân cây duối xuất hiện cây sống kí sinh khiến sự sinh trưởng, phát triển của cây bị chậm lại. "Những năm gần đây, địa phương cũng thuê người cắt bỏ cây sống kí sinh, đồng thời thường xuyên dọn dẹp cảnh quan xung quanh", ông Cảnh chia sẻ.

Khoảng 10 năm gần đây, trên thân cây duối xuất hiện cây sống kí sinh khiến sự sinh trưởng, phát triển của cây bị chậm lại. "Những năm gần đây, địa phương cũng thuê người cắt bỏ cây sống kí sinh, đồng thời thường xuyên dọn dẹp cảnh quan xung quanh", ông Cảnh chia sẻ.

Bản thân ông Cảnh cũng là người chung tay bảo vệ cây duối đôi. Ông trân quý tất cả những giá trị của cây duối cổ thụ, bởi tuổi thơ của ông gắn bó và có rất nhiều kỷ niệm cùng cặp "duối chị, duối em". "Ngày nhỏ, tôi thường cùng bạn bè ra khu cầu Trại tắm, ngay sát đó là lối đi ra cây duối đôi. Trời nắng, chúng tôi lại ngồi dưới tán gốc duối trò chuyện, mùa quả đến lũ trẻ lại rủ nhau hái quả ăn", ông Cảnh nhớ lại.

Bản thân ông Cảnh cũng là người chung tay bảo vệ cây duối đôi. Ông trân quý tất cả những giá trị của cây duối cổ thụ, bởi tuổi thơ của ông gắn bó và có rất nhiều kỷ niệm cùng cặp "duối chị, duối em". "Ngày nhỏ, tôi thường cùng bạn bè ra khu cầu Trại tắm, ngay sát đó là lối đi ra cây duối đôi. Trời nắng, chúng tôi lại ngồi dưới tán gốc duối trò chuyện, mùa quả đến lũ trẻ lại rủ nhau hái quả ăn", ông Cảnh nhớ lại. 

Tháng 7 vừa qua, cây duối đôi cổ thụ được công nhận là cây Di sản Việt Nam. Đây là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần bảo vệ, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái, bảo vệ nguồn gen quý hiếm. (Ảnh: Cổng thông tin điện tử TP Hải Phòng).

Tháng 7 vừa qua, cây duối đôi cổ thụ được công nhận là cây Di sản Việt Nam. Đây là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần bảo vệ, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái, bảo vệ nguồn gen quý hiếm. (Ảnh: Cổng thông tin điện tử TP Hải Phòng).

"Cây duối đôi cổ thụ được dân làng bảo vệ đời này qua đời khác như một vật quý của địa phương, không ai xâm phạm. Trong buổi lễ công nhận cây duối đôi cổ thụ là cây Di sản Việt Nam, người dân làng Phú La đều rất vui, nhiều người đi làm xa trên mọi miền đất nước còn gửi thư chúc mừng", ông Cảnh nói.

"Cây duối đôi cổ thụ được dân làng bảo vệ đời này qua đời khác như một vật quý của địa phương, không ai xâm phạm. Trong buổi lễ công nhận cây duối đôi cổ thụ là cây Di sản Việt Nam, người dân làng Phú La đều rất vui, nhiều người đi làm xa trên mọi miền đất nước còn gửi thư chúc mừng", ông Cảnh nói.

Nguyễn Huệ
Bình luận
vtcnews.vn