Với loài cá mập hổ cát, cuộc cạnh tranh sinh tồn xảy ra ngay trong bào thai của con cái, khi những chú cá mập con ăn thịt nhau để trở thành con duy nhất còn lại.
Theo một nghiên cứu mới được đăng tải trên Biology Letters, cá mập hổ cát cái thường giao phối với rất nhiều con đực, nhưng do trong quá trình mang thai, những con con đã tự ăn thịt lẫn nhau, nên nó chỉ sinh ra được một con con duy nhất.
“Với rất nhiều loài, quá trình chọn lọc sinh sản chấm dứt khi một con đực thụ tinh thành công cho trứng. Tuy nhiên, do hiện tượng ăn thịt lẫn nhau trong bào thai mà con con sinh ra bị giảm”- giáo sư sinh học thuộc trường đại học Stony Brook, Demian Chapman cho biết.
Sau khi giao phối, những trứng được thụ tinh sẽ đậu vào trong 2 dạ con của cá mập cái và sẽ phát triển cho đến một kích thước nhất định. Những bào thai xuất hiện đầu tiên trong mỗi dạ con thường có cơ hội sống sót cao nhất bởi chúng thường ăn thịt những đứa em trong cùng dạ con với mình.
Không chỉ ăn thịt những bào thai đang phát triển, những con cá mập con này thậm chí còn ăn thịt những quả trứng không được thụ tinh, nhiều dinh dưỡng nằm xung quanh. Chính nhờ những nguồn thức ăn này mà lũ cá con có tốc độ phát triển cực cao, thường đạt tới chiều dài 91 cm trước khi sinh ra.
Trong một bản nghiên cứu dài 4 năm, Chapman và một vài đồng nghiệp của mình đã nghiên cứu 15 con cá mập hổ cát đang có mang, nhưng bị chết khi mắc kẹt vào lưới chống cá mập. Những phân tích ADN của mẹ và những bào thai bên trong cho thấy cá mẹ thường giao phối với ít nhất là 2 con cá mập đực, bởi những con cá mập con trong bụng mẹ thường mang kiểu gen của 2 hay nhiều hơn con đực khác nhau.
Kết quả của công trình nghiên cứu khiến các nhà khoa học đi tới kết luận dù cá đực đã giao phối thành công với cá cái, nhưng chưa chắc con của nó đã sống sót được sau quá trình ăn thịt lẫn nhau trong bụng mẹ.
Theo một nghiên cứu mới được đăng tải trên Biology Letters, cá mập hổ cát cái thường giao phối với rất nhiều con đực, nhưng do trong quá trình mang thai, những con con đã tự ăn thịt lẫn nhau, nên nó chỉ sinh ra được một con con duy nhất.
“Với rất nhiều loài, quá trình chọn lọc sinh sản chấm dứt khi một con đực thụ tinh thành công cho trứng. Tuy nhiên, do hiện tượng ăn thịt lẫn nhau trong bào thai mà con con sinh ra bị giảm”- giáo sư sinh học thuộc trường đại học Stony Brook, Demian Chapman cho biết.
Cá mập hổ cát đã phải đấu tranh sinh tồn ngay khi trong bào thai mẹ. |
Không chỉ ăn thịt những bào thai đang phát triển, những con cá mập con này thậm chí còn ăn thịt những quả trứng không được thụ tinh, nhiều dinh dưỡng nằm xung quanh. Chính nhờ những nguồn thức ăn này mà lũ cá con có tốc độ phát triển cực cao, thường đạt tới chiều dài 91 cm trước khi sinh ra.
Trong một bản nghiên cứu dài 4 năm, Chapman và một vài đồng nghiệp của mình đã nghiên cứu 15 con cá mập hổ cát đang có mang, nhưng bị chết khi mắc kẹt vào lưới chống cá mập. Những phân tích ADN của mẹ và những bào thai bên trong cho thấy cá mẹ thường giao phối với ít nhất là 2 con cá mập đực, bởi những con cá mập con trong bụng mẹ thường mang kiểu gen của 2 hay nhiều hơn con đực khác nhau.
Kết quả của công trình nghiên cứu khiến các nhà khoa học đi tới kết luận dù cá đực đã giao phối thành công với cá cái, nhưng chưa chắc con của nó đã sống sót được sau quá trình ăn thịt lẫn nhau trong bụng mẹ.
Theo Kiến thức
Bình luận