• Zalo

Cán bộ nhậu khi dân cuống cuồng chạy lũ: Lãnh đạo tỉnh nói gì?

Thời sựThứ Hai, 30/03/2015 07:05:00 +07:00Google News

Liên quan đến vụ việc… 'Cán bộ 'xả bia' xong rồi mới xả lũ' tại huyện Quảng Điền, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nói gì?

Liên quan đến vụ việc… 'Cán bộ 'xả bia' xong rồi mới xả lũ' tại huyện Quảng Điền, Chánh Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nói gì?

Yêu cầu Chủ tịch huyện Quảng Điền báo cáo rõ vụ việc!

Ông Hoàng Ngọc Khanh – Chánh Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cũng cho biết, hôm đó Đảng bộ huyện Quảng Điền tổ chức đại hội điểm và sau khi nghe thông tin có phân công một số cán bộ đi kiểm tra tình hình và xử lý vấn đề liên quan đến ngập lụt, thống kê diện tích bị ngập...

Còn một số anh em trong đại hội của Đảng ủy sau đó ăn cơm tối, tức là có chương trình ăn cơm tối chứ không phải nhậu nhẹt. Vì có đại hội điểm, có chương trình ăn cơm tối và ăn cơm xong thì chạy liền…

Uống chúc mừng thành công, đã có đập ngăn nước lũ. Ảnh: Văn Tư 
Còn đối với vỏ bia thấy báo chụp và đăng tải, ông Khanh có hỏi thì họ nói một số anh em trực nhật và các thứ, trang trí đại hội họ làm mấy việc đó (ăn nhậu) chứ có phải anh em đâu (!?)…

“Bây giờ trước mắt tập trung tháo úng gấp, vì lúa ngập khoảng quá 5 ngày sẽ bị hỏng. Hiện nay đã phá một số khu vực thoát nước, đập Thảo Long cũng hạ một số điểm để tháo úng… Công ty thủy nông và các đơn vị đang tập trung làm”, ông Khanh nói.

Đồng thời ông Khanh cho biết: “Tôi cũng có hỏi xã Quảng Thành vì sao ngồi ăn nhậu, thì họ nói không đại hội Đảng bộ, đại hội điểm của huyện cho nên… chứ có phải bày ra ăn uống đâu anh. Tôi nói nếu không như thế thì quá vô cảm, dân đang chạy lụt thì mình phải phân công ngay, thì họ nói đã phân công anh em không dự đại hội đi lo hết rồi”.


“Mình chủ yếu là thông tin để cảnh báo cán bộ đừng quá vô cảm với người dân, người dân đang khó thì mình phải lăn lộn vào cùng với dân. Chúng tôi đang yêu cầu Chủ tịch UBND huyện báo cáo cụ thể vụ việc trên”, ông Khanh cho biết.

Cứ nói vống con số thiệt hại để được... hỗ trợ


Đối với việc “Cán bộ "xả bia" xong rồi mới xả lũ” tại huyện Quảng Điền, trong khi đó theo báo cáo của Trung tâm Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của tỉnh cho thấy mưa lũ đã gây thiệt hại khá nặng, trong đó có huyện Quảng Điền.

Hậu trường lụt hoa màu đang “chết dần”. Hậu trường nhậu vẫn để lại đến sáng hôm sau. Ảnh Văn Tư 
Ông Khanh cho rằng: Nói thiệt hại lên đến 35 tỷ đồng chứ thực ra chúng tôi đang cho kiểm tra lại. Hôm qua, họp Ban phòng chống lụt bão với Trung ương và ra mắt Phòng chống thiên tai cũng yêu cầu kiểm tra chính xác lại. Lũ nếu lúa bị ngập khoảng trên 5 ngày thì sẽ bị ảnh hưởng, chứ còn lúa đó nhìn thì chưa phải ra đòng, một số vùng ra đòng thì đang tập trung bảo vệ.

Vậy số liệu thiệt hại tại Thừa Thiên Huế như thế nào?

Tại báo cáo của Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên-Huế ngày 28/3 (báo cáo số 24) cho biết, toàn tỉnh có 2.485 ha lúa bị ảnh hưởng ngập úng. Trong đó, huyện Quảng Điền có 800 ha bị ngập tại các xã Quảng An, Quảng Vinh, Quảng Thọ và thị trấn Sịa.

Huyện Phú Lộc có 850 ha (xã Lộc Bổn 220 ha, Lộc An 270ha, Lộc Điền 120, Lộc Thủy 100ha, Lộc Tiến 100ha, Lộc Trì 20ha, thị trấn Phú Lộc 20 ha). Thị xã Hương Trà có có 100 ha tại phường Hương Xuân, Hương Văn.

Đảng bộ thành công rực rỡ trong khi em học sinh đang phải đơn côi vượt lũ để về nhà. Ảnh: Văn Tư 
Huyện Phong Điền, do ảnh hưởng của lưu vực sông Ô Lâu đã có 117 ha tại  xã Phong Hòa, Phong Bình, Phong Thu và thị trấn Phong Điền. Huyện Phú Vang có 550ha tại xã Vinh Thái bị ảnh hưởng. Thị xã Hương Thủy có 75ha tại xã Thủy Phù, Thủy Tân bị ngập.

Toàn tỉnh có 123,5 ha hoa màu và 86,5ha nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng. Trong đó, về hoa màu, có 32 ha tại các xã Quảng Thọ, Quảng An, Quảng Vinh, thị trấn Sịa. 5,5 ha sắn, 8 ha rau màu các loại tại xã Quảng Thọ. Tại thị xã Hương Trà, 10 ha lạc tại phường Tứ Hạ, Hương Vân, 10 ha rau màu tại phường Hương Xuân.

Huyện Phong Điền có 58 ha tại xã Phong Sơn, Phong Hòa, Phong Bình. Về thủy sản, có 86,5 ha bị ảnh hưởng. Trong đó, huyện Phú Lộc ngập khoảng 50ha tôm thả từ 15 đến 20 ngày; huyện Quảng Điền có 6,5ha ao hồ nuôi trồng thủy sản nước ngọt tại thị trấn Sịa bị ngập.


Nhiều tuyến đê bao nội đồng tại huyện Quảng Điền bị nứt, thấm, mội do chênh cao mực nước giữa đồng ruộng và sông hói, hiện do ngập úng vẫn còn nên chưa thống kê được thiệt hại.

Huyện Phú Vang có 8km đê bao nội đồng tại xã Vinh Thái nhiều đoạn bị nước tràn qua mặt đê với độ sâu 0,05 đến 0,1m, UBND huyện đã chỉ đạo địa phương huy động 400 người, 10.000 bao tải đất triển khai hàn khẩu bảo vệ diện tích lúa. Huyện Phú Lộc, có 3 đập dâng bằng cấp phối tại xã Lộc Thủy bị trôi.


QL49B đoạn qua xã Phong Bình bị ngập nhiều đoạn, đoạn sâu nhất ngập khoảng 0,2m. Tại huyện Quảng Điền, các tuyến đường liên xã, liên thôn bị ngập úng cục bộ như xã Quảng An, Quảng Thành, Quảng Thọ có nơi ngập sâu từ 0,2 đến 0,3m.

Còn tại thị xã Hương Trà, một số tuyến đường liên phường Hương Toàn ngập sâu từ 0,1 đến 0,3m. QL1 đoạn từ xã Lộc Bổn đến xã Lộc Tiến (huyện Phú Lộc) có nhiều đoạn bị ngập úng cục bộ, độ ngập sâu từ 0,2 đến 0,3m gây khó khăn cho các phương tiện tham gia giao thông.


Clip: Cả thành phố Lạng Sơn thức giấc giữa đêm chạy lũ


Theo báo cáo nhanh sáng 29/3 của Chi cục Phòng chống thiên tai Khu vực miền Trung và Tây Nguyên (Cục Phòng, chống thiên tai), Tại tỉnh Thừa Thiên-Huế, đợt mưa lũ đã gây gập úng 2.485 ha lúa và 123,5 ha hoa màu; 86,5 ha nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng (50 ha tôm giống và 6,5 ha ao nuôi thủy sản). Nhiều tuyến đê bao nội đồng bị nứt, thấm, mội. Một số tuyến đê bao bị ngập sâu, 03 đập dâng bằng cấp phối bị trôi.

Đợt mưa lũ cũng đã khiến QL1 đoạn từ xã Lộc Bổn đến xã Lộc Tiến thuộc huyện Phú Lộc bị ngập cục bộ nhiều đoạn gây khó khăn cho các phương tiện tham gia giao thông. QL 49B, đoạn qua xã Phong Bình bị ngập nhiều đoạn.

Một số tuyến đường liên xã, liên thôn của huyện Quảng Điền bị ngập úng cục bộ tại các xã Quảng An, Quảng Thành, Quảng Thọ, có nơi ngập sâu từ 0,2-0,3 m. Một số tuyến đường liên phường của thị xã Hương Trà bị ngập sâu từ 0,1-0,3 m.

Nguồn: Duy Lợi(Báo Giao thông)

Bình luận