Từ sự kiện này, nhiều người dân ở tỉnh Kon Tum bỗng chốc lâm vào cảnh trắng tay. Người ít thì mất dăm ba trăm triệu đồng, người mất nhiều thì lên đến con số hàng chục tỷ đồng.
Các giấy vay nợ để làm đáo hạn của bà phó phòng tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum
Là người cho bà Liễu vay với số tiền lên đến gần 24 tỷ đồng, bà Phạm Thị Thu Ba (51 tuổi, trú tại số nhà 324 Phan Chu Trinh, phường Quyết Thắng, TP. Kon Tum) kể lại.
Trong khoảng thời gian từ ngày 24/12/2012 đến ngày 4/3/2013, lấy lý do là cần một số tiền lớn để đáo nợ cho một số Doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh, bà Liễu đã tìm đến tôi để hỏi vay tiền với lãi suất thỏa thuận.
Vì là chỗ quen biết và có quan hệ vay mượn uy tín từ lâu, với lại bà Liễu là phó phòng tín dụng ngân hàng- là người trực tiếp xử lý các món vay, món nào sẽ được giải ngân nên tôi đã lấy từ vốn của gia đình và huy động từ các cá nhân quen biết bên ngoài.
Tôi đã đưa cho bà Liễu tổng cộng hơn 23 tỷ thể hiện qua 13 giấy vay. Ban đầu bà Liễu trả lãi rất sòng phẳng, nhưng đến thời gian gần đây, bà Liễu có dấu hiệu trì trệ.
Tôi đã nhiều lần đi đòi nhưng bà Liễu cứ hẹn khất nợ cho qua chuyện và đến mấy ngày gần đây nói thẳng là không còn khả năng thanh toán luôn.
Từ việc này, tôi cũng mất khả năng trả nợ cho các cá nhân tôi đã huy động tiền. Chính vì thế, nhiều người đã “đòi sống đòi chết” đến nhà tôi đòi cho bằng đủ số tôi đã nợ.
Trước sự việc xảy ra, tôi đã quyết định bán tài sản của gia đình để khắc phục hậu quả.
Ánh Ngân
Bình luận