Thời gian qua, một số cán bộ thôn Phúc Thành, xã Châu Giang (Duy Tiên, Hà Nam) đã thu tiền, lấy đất của dân rồi bán để lập quỹ “đen”, lồng ghép nhiều hộ khá giả vào hộ nghèo để hưởng bảo hiểm y tế… khiến nhân dân vô cùng bức xúc.
Bán đất, thu tiền lập quỹ “đen”
Chúng tôi về thôn Phúc Thành khi Chương trình xây dựng nông thôn mới tại đây đang rối như tơ vò, đặc biệt là với những sai phạm của lãnh đạo thôn, xã trong quá trình dồn điền đổi thửa (DĐĐT). Bà Phạm Thị Chỉ, người dân thôn Phúc Thành cho biết: Thôn phân ra khoảng 30 mẫu ruộng tốt rồi tổ chức bốc thăm.
Nhưng để được bốc thăm vào khu này, các hộ dân phải đóng 500.000 đồng/sào, còn diện tích đất xấu hơn khoảng 15 mẫu, thôn thu 100.000 đồng/sào. Tổng số tiền thu được hơn 400 triệu đồng, nhưng lãnh đạo thôn không hề nộp vào bất cứ tài khoản nào của xã, thôn. Ngoài ra, thôn còn sắp xếp cho 4 hộ ở nơi khác đến “mua” khoảng 3 mẫu, với giá 10 – 16 triệu đồng/sào, số tiền này cũng không được đưa vào sổ sách.
Ông Trịnh Văn Vượng, nguyên cán bộ xã Châu Giang cho biết thêm: Trong quá trình giao đất dịch vụ cho các hộ dân bị thu hồi đất để làm khu công nghiệp Hòa Phát, thôn đã thu 7 sào ruộng (giao cho Hội Người cao tuổi từ năm 1985) và 2,5 sào của Hội Phụ nữ (sử dụng từ năm 1996) để chuyển sang đất dịch vụ, bán đấu giá 4 triệu đồng/m2.
Thôn còn mua đất của hàng chục hộ với giá 20 – 21 triệu đồng/sào để đưa vào đất dịch vụ bán với giá 4 triệu đồng/m2. Sau khi DĐĐT, Phúc Thành dôi ra khoảng 7 mẫu ruộng và thôn đã tự ý bán cho các hộ dân với giá khoảng 28 triệu đồng/sào.
“Khi bị người dân tố cáo, thôn đã chữa cháy bằng cách làm một con đường ra đồng để giải ngân, nhưng làm được một đoạn thì thôn bảo… hết tiền” - ông Vượng cho biết thêm.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Nhân – Phó Chủ tịch UBND xã Châu Giang thừa nhận có việc thu tiền khi bốc thăm DĐĐT ở thôn Phúc Thành, tuy nhiên ông Nhân cho rằng thôn thu theo quy chế dân chủ, phương án là do thôn, người dân bàn, xã chỉ có trách nhiệm giám sát. Còn việc dồn bán ruộng cho các hộ dân là để “gây quỹ”, làm đường giao thông nội đồng?
Hộ giàu “hô biến” thành hộ nghèo
Trao đổi với phóng viên, bà Trịnh Thị Hằng - Chánh Văn phòng UBND huyện Duy Tiên cho biết: “Việc tự ý thu tiền của dân khi DĐĐT xảy ra ở 3 thôn là Phúc Thành, thôn Đông Ngoại và thôn Thượng. Vừa qua đồng chí Trần Văn Tuấn - Thường vụ Huyện ủy cho biết đã yêu cầu thôn Thượng trả lại tiền thu của dân, các thôn còn lại chúng tôi đang chỉ đạo. Còn những nội dung khác, tôi mới được biết khi phóng viên phản ánh, chúng tôi sẽ cho kiểm tra và xử lý nghiêm nếu phát hiện sai phạm”.
Bà Phạm Thị Chỉ còn cho biết thêm: Từ năm 2009, một số cán bộ, đảng viên thôn Phúc Thành đã “biến” nhiều hộ khá giả thành hộ nghèo để hưởng chế độ chính sách, bảo hiểm y tế của Nhà nước. Cụ thể, hộ ông Phạm Văn T (cán bộ thôn) gửi vợ là Trịnh Thị D vào hộ nghèo Trịnh Văn M để lấy thẻ bảo hiểm y tế và tiền trợ cấp; hộ ông Vũ Văn L (5 khẩu) ghép vào hộ ông Vũ Văn T và Vũ Văn S... Điển hình là vợ ông Trịnh Văn T (cán bộ xã Châu Giang) cũng gửi tên vào hộ nghèo để hưởng trợ cấp và dùng thẻ bảo hiểm y tế đi mổ dạ dày với chi phí cả trăm triệu đồng.
Ông Trịnh Văn Vượng cho biết, có khoảng 70 trường hợp ghép hộ giàu vào hộ nghèo, song thực tế phải nhiều hơn. “Vụ việc đã rõ ràng như ban ngày, người dân cũng đã khiếu kiện lên các cấp chính quyền và công an huyện đã vào cuộc, nhưng không hiểu sao đến giờ cán bộ vi phạm vẫn không bị xử lý (?)” – ông Vượng bức xúc phản ánh.
Theo Dân ViệtChúng tôi về thôn Phúc Thành khi Chương trình xây dựng nông thôn mới tại đây đang rối như tơ vò, đặc biệt là với những sai phạm của lãnh đạo thôn, xã trong quá trình dồn điền đổi thửa (DĐĐT). Bà Phạm Thị Chỉ, người dân thôn Phúc Thành cho biết: Thôn phân ra khoảng 30 mẫu ruộng tốt rồi tổ chức bốc thăm.
Nhưng để được bốc thăm vào khu này, các hộ dân phải đóng 500.000 đồng/sào, còn diện tích đất xấu hơn khoảng 15 mẫu, thôn thu 100.000 đồng/sào. Tổng số tiền thu được hơn 400 triệu đồng, nhưng lãnh đạo thôn không hề nộp vào bất cứ tài khoản nào của xã, thôn. Ngoài ra, thôn còn sắp xếp cho 4 hộ ở nơi khác đến “mua” khoảng 3 mẫu, với giá 10 – 16 triệu đồng/sào, số tiền này cũng không được đưa vào sổ sách.
Khu đất nông nghiệp được lãnh đạo thôn Phúc Thành biến thành đất dịch vụ để bán kiếm lời. |
Ông Trịnh Văn Vượng, nguyên cán bộ xã Châu Giang cho biết thêm: Trong quá trình giao đất dịch vụ cho các hộ dân bị thu hồi đất để làm khu công nghiệp Hòa Phát, thôn đã thu 7 sào ruộng (giao cho Hội Người cao tuổi từ năm 1985) và 2,5 sào của Hội Phụ nữ (sử dụng từ năm 1996) để chuyển sang đất dịch vụ, bán đấu giá 4 triệu đồng/m2.
Thôn còn mua đất của hàng chục hộ với giá 20 – 21 triệu đồng/sào để đưa vào đất dịch vụ bán với giá 4 triệu đồng/m2. Sau khi DĐĐT, Phúc Thành dôi ra khoảng 7 mẫu ruộng và thôn đã tự ý bán cho các hộ dân với giá khoảng 28 triệu đồng/sào.
“Khi bị người dân tố cáo, thôn đã chữa cháy bằng cách làm một con đường ra đồng để giải ngân, nhưng làm được một đoạn thì thôn bảo… hết tiền” - ông Vượng cho biết thêm.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Nhân – Phó Chủ tịch UBND xã Châu Giang thừa nhận có việc thu tiền khi bốc thăm DĐĐT ở thôn Phúc Thành, tuy nhiên ông Nhân cho rằng thôn thu theo quy chế dân chủ, phương án là do thôn, người dân bàn, xã chỉ có trách nhiệm giám sát. Còn việc dồn bán ruộng cho các hộ dân là để “gây quỹ”, làm đường giao thông nội đồng?
Hộ giàu “hô biến” thành hộ nghèo
Trao đổi với phóng viên, bà Trịnh Thị Hằng - Chánh Văn phòng UBND huyện Duy Tiên cho biết: “Việc tự ý thu tiền của dân khi DĐĐT xảy ra ở 3 thôn là Phúc Thành, thôn Đông Ngoại và thôn Thượng. Vừa qua đồng chí Trần Văn Tuấn - Thường vụ Huyện ủy cho biết đã yêu cầu thôn Thượng trả lại tiền thu của dân, các thôn còn lại chúng tôi đang chỉ đạo. Còn những nội dung khác, tôi mới được biết khi phóng viên phản ánh, chúng tôi sẽ cho kiểm tra và xử lý nghiêm nếu phát hiện sai phạm”.
Bà Phạm Thị Chỉ còn cho biết thêm: Từ năm 2009, một số cán bộ, đảng viên thôn Phúc Thành đã “biến” nhiều hộ khá giả thành hộ nghèo để hưởng chế độ chính sách, bảo hiểm y tế của Nhà nước. Cụ thể, hộ ông Phạm Văn T (cán bộ thôn) gửi vợ là Trịnh Thị D vào hộ nghèo Trịnh Văn M để lấy thẻ bảo hiểm y tế và tiền trợ cấp; hộ ông Vũ Văn L (5 khẩu) ghép vào hộ ông Vũ Văn T và Vũ Văn S... Điển hình là vợ ông Trịnh Văn T (cán bộ xã Châu Giang) cũng gửi tên vào hộ nghèo để hưởng trợ cấp và dùng thẻ bảo hiểm y tế đi mổ dạ dày với chi phí cả trăm triệu đồng.
Ông Trịnh Văn Vượng cho biết, có khoảng 70 trường hợp ghép hộ giàu vào hộ nghèo, song thực tế phải nhiều hơn. “Vụ việc đã rõ ràng như ban ngày, người dân cũng đã khiếu kiện lên các cấp chính quyền và công an huyện đã vào cuộc, nhưng không hiểu sao đến giờ cán bộ vi phạm vẫn không bị xử lý (?)” – ông Vượng bức xúc phản ánh.
Bình luận