• Zalo

Căn bệnh nguy hiểm ám ảnh tay của dân văn phòng

Sức khỏeChủ Nhật, 17/07/2016 10:29:00 +07:00Google News

Dân văn phòng thường phải ngồi trước máy tính, như vậy không chỉ hại mắt mà còn hại xương khớp, đặc biệt bàn tay, ngón tay, dễ gây ra những căn bệnh nguy hiểm.

Nhiều giờ làm việc với máy tính khiến hầu hết dân văn phòng đều gặp phải những chứng chứng bệnh này: 

Hội chứng ống cổ tay 

Hội chứng ống cổ tay hay còn gọi là hiện tượng chuột máy tính là hội chứng thường gặp về bệnh xương khớp liên quan đến máy tính.

Đó là tình trạng cứng ống cổ tay khi làm việc kéo dài với máy tính. Cổ tay rất linh hoạt, có thể gập 90 độ và ngửa 30 độ, có khả năng xoay và nghiêng. Vì đặc điểm như vậy mà cổ tay đòi hỏi được vận động liên tục. Nếu không thực hiện điều này thì cổ tay sẽ bị cứng và đau.

1358457

Người dùng máy tính hay mắc bệnh hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay có đặc điểm là ống cổ tay bị viêm đau. Cổ tay cả hai bên đều kém linh hoạt, cứng đờ. Mỗi khi vận động thì cổ tay đau trở lại và làm giảm rõ rệt biên độ vận động. Nguyên nhân của hội chứng ống cổ tay là do chúng ta gõ bàn phím quá lâu, liên tục trong nhiều giờ mà không nghỉ ngơi. Hậu quả làm cho dịch tiết ở bao hoạt dịch cổ tay giảm và trở nên viêm đau.

Nếu bạn là người mới làm việc với máy tính thì tốt nhất không nên ngồi liên tục quá 2 giờ. Nên gõ máy tính bằng cả mười ngón tay, giúp cho cổ tay không bị co cứng. Chẳng may nếu đã mắc phải hội chứng này, cách đơn giản là chúng ta nghỉ gõ máy tính vài ngày. Xoay vận động cổ tay nhẹ nhàng và nên chườm ấm khi ngủ.

Hội chứng teo cơ bàn tay

Biến chứng hệ vận động liên quan đến sử dụng máy tính là teo cơ bàn tay, nhất là cơ ở hai mô của ngón út và ngón cái. Thực tế, hai mô này khối cơ phải phát triển nhất và chúng đầy đặn nhất trong lòng bàn tay nhưng do “tác dụng phụ” của máy tính, cơ bàn tay bị teo dần.

Khi tay thường xuyên tỳ đè xuống bàn hay vào chuột máy tính (chuột quá to hoặc quá nhỏ) sẽ làm cơ mô cái bị tỳ đè. Nhất là khi chúng ta lại để chuột quá xa và tay thường xuyên bị nghiêng đi, càng tỳ mạnh vào chuột máy tính khi di chuyển. Hậu quả là sau một thời gian, cơ hai ô mô giảm sự phát triển và tay có cảm giác đau ở hai ô mô này khi bị ấn mạnh.

Để phòng bệnh, ta nên để chuột ở đúng vị trí ngăn bàn phím. Nếu để chuột quá cao cơ bàn tay sẽ bị tỳ đè nhiều. Lựa chọn chuột vừa với lòng bàn tay và không ấn mạnh tay khi sử dụng chuột. Nên hạn chế dùng chuột nếu như các nút chức năng trên bàn phím cũng có.

Bệnh "ngón tay cò súng"

Bệnh "ngón tay cò súng" (còn gọi là ngón tay lò xo, ngón tay bật, viêm bao gân gấp, viêm gân gấp ngón tay) là bệnh xương khớp thường xảy ra ở các ngón tay, đặc biệt là ngón cái do được sử dụng nhiều hơn.

Triệu chứng ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể thấy đau nhẹ ở dưới đáy các ngón tay, ấn vào thấy đau, cử động thấy vướng. Đặc biệt ngón cái rất khó gập lại khi cố gắng gập hoặc duỗi ra, thường nghe một tiếng "bậc". Những cơn đau thường nặng vào buổi sáng và nhẹ dần lên trong ngày.

Nguyên nhân gây bệnh này thường do sử dụng tay quá mức. Đối tượng dễ mắc phải là nhân viên văn phòng, thợ may, thợ hồ, nhân viên đánh máy, người bấm điện thoại nhiều… Một số bệnh lý khác như viêm đa khớp dạng thấp, gout, u bao hoạt dịch cũng là yếu tố nguy cơ.

dau-co-tay-nhan-vien-van-phong

Người dùng máy tính và căn bệnh  "ngón tay cò súng"

Có nhiều phương pháp điều trị. Ở giai đoạn nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng viêm để giảm sưng, phù nề của gân và bao gân bị viêm. Nặng hơn có thể tiêm kháng viêm tại chỗ giúp giảm nhanh triệu chứng tê nhức, tiêm tối đa từ 2 đến 3 lần, mỗi lần cách nhau 1-2 tuần. Nếu bệnh không bớt, có thể tiểu phẫu hoặc phẫu thuật.

Quan trọng nhất để điều trị bệnh này đòi hỏi bệnh nhân phải điều chỉnh chế độ làm việc, nếu không bệnh sẽ tái phát hoặc chuyển sang các ngón khác.Theo ghi nhận thực tế của bác sĩ Nhân, nhiều bệnh nhân tìm đến bệnh viện khi có triệu chứng tê nhức dữ dội, được điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật nhưng họ không bỏ thói quen hành vi nguy cơ nên bệnh không khỏi mà còn trở nặng hơn. 

Hội chứng đường hầm cổ tay

Bệnh hay gặp phải ở dân văn phòng khi đau cổ tay là hội chứng đường hầm cổ tay. Vùng cổ tay phía trước có các gân gấp chung các ngón và gấp riêng ngón cái chui qua một đường hầm mà phía sau là khối xương cổ tay, phía trước là một vòng xơ, bọc quanh hai gân là hai bao hoạt dịch, nằm ở chính giữa đường hầm là dây thần kinh giữa.

Khi đường hầm này bị bóp nghẹt thì dây thần kinh giữa bị chèn ép gây đau và tê bàn tay, còn gọi là hội chứng đường hầm cổ tay.

t11_25f39

 

Người bị hội chứng đường hầm cổ tay có cảm giác đau nóng, tê như kiến bò ở các ngón, tê nhiều khi đi xe máy. Đau có thể lan lên khuỷu tay, thỉnh thoảng lên hai vai. Nếu xoa nắn bàn tay và các ngón tay hoặc vẩy vẩy bàn tay sẽ thấy đỡ đau hơn.

Nếu bệnh tiến triển nặng bàn tay sẽ yếu, vụng về, ảnh hưởng đến các động tác cầm, nắm, bưng bê… của

bàn tay. Nếu gấp hoặc ưỡn cổ tay sẽ thấy đau dữ dội, ngón cái ngày càng kém sức, bắp thịt phía dưới ngón cái teo nhỏ.

Tùy theo nguyên nhân và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị thích hợp. Ở mức độ nhẹ, người bệnh mới bị đau, tê tay thì chỉ cần dùng các thuốc giảm đau chống viêm uống, hoặc tiêm trực tiếp vào trong ống cổ tay.

Bệnh có thể khỏi từ vài tháng đến nhiều năm, tùy thuộc vào việc bệnh được phát hiện và điều trị càng sớm thì thời gian càng khỏi được lâu. Nhưng đối với những trường hợp đã tiến triển nặng, người bệnh thường xuyên bị đau, tê tay, ngón tay bắt đầu yếu sức thì cần phải phẫu thuật để giải phóng dây thần kinh ra khỏi ống cổ tay.

Những người làm việc máy tính trong danh sách này nên quan tâm tới sức khỏe của mình bằng việc nếu thấy thay đổi khác thường trong cơ thể thì nên tới bệnh viện để được khám và có biện pháp thích hợp để điều trị bệnh này. cần có biện pháp phòng tránh trước khi bệnh có thể sảy ra trên cơ thể của bạn.

Video: Mách nhỏ tư thế ngồi trước máy tính bảo vệ sức khỏe

Kiến Hoàng
Bình luận
vtcnews.vn