• Zalo

Giải mã căn bệnh bí ẩn khiến con người biến thành ma cà rồng

Sức khỏeThứ Hai, 01/07/2019 14:18:00 +07:00Google News

Người mắc chứng bệnh kỳ lạ này sẽ bị "thiêu đốt" khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, một số người lên cơn "khát máu" và chỉ ra ngoài vào ban đêm.

Truyền thuyết về ma cà rồng tồn tại qua nhiều thế kỷ. Trên thế giới, y văn ghi nhận một căn bệnh liên quan đến gen và các sắc tố trong máu khiến con người trở thành loài "quỷ hút máu", khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời làn da lập tức phồng rộp, bỏng rát. 

Ma cà rồng trong truyền thuyết và ngoài đời thực

Truyền thuyết kể lại từ thời Ai Cập, nữ thần Sekhmet là một kẻ độc ác khát máu, thường xuyên uống rượu màu máu. Dân gian châu Âu cũng truyền tai nhau câu chuyện về ma cà rồng Vampire hàng đêm thôi miên con người và hút máu họ.

Năm 1897, tiểu thuyết về "Dracula" của nhà văn Bram Stoker kể về một vị bá tước chuyên hút máu người và sử dụng các hình phạt tàn độc, dã man. Tác phẩm dựa trên nhân vật lịch sử có thật Vlad Tepes III khiến con người thêm tin tưởng vào sự tồn tại của ma cà rồng.

2

 Trong truyền thuyết, ma cà rồng chỉ sống vào ban đêm, chuyên hút máu người khác và sợ ánh sáng. (Ảnh: Vimeo)

Ở ngoài đời thực, báo chí thế giới ghi nhận câu chuyện về ma cà rồng đầu tiên vào những năm 1940 tại Anh. Người đàn ông Neville Heath (29 tuổi) đã giết hại các cô gái trẻ và hút máu họ để thỏa mãn sở thích quái dị.

Đến năm 2010, thế giới lại tiếp tục tò mò khi chứng kiến anh em ma cà rồng Simon và Geogre Cullen. Hai cậu bé mọc răng nanh rất đáng sợ. Mỗi khi tiếp xúc với ánh sáng, làn da của họ "bốc cháy", thậm chí suýt chết.

Giải mã hiện tượng dưới góc nhìn khoa học

Những biểu hiện như "ma cà rồng" của hai cậu bé Simon và Geogre Cullen được các bác sĩ nghiên cứu và đặt ra nhiều giả thuyết.

Giả thuyết đầu tiên là căn bệnh Erythropoietic Protoporphyria (EPP). EPP thường xuất hiện ở trẻ nhỏ với những phản ứng điển hình là nhạy cảm với ánh sáng. Chỉ cần vài phút tiếp xúc với mặt trời cũng khiến cơ thể người bệnh phát ban đỏ, phồng rộp và sưng đau. Nếu tiếp xúc lâu có thể gây bỏng da cấp độ 2.

Bệnh nhân mắc EPP luôn bị xanh xao vì thiếu máu kinh niên. Họ thường cảm thấy mệt mỏi và có vẻ ngoài nhợt nhạt. Người bệnh không thể ra ngoài vào ban ngày, ngay cả khi mây dày hay đứng sau lớp kính, tia cực tím cũng thiêu đốt làn da.

Nếu tiếp xúc với ánh nắng lâu, bệnh nhân có thể phù tay, chân và khuôn mặt, da tổn thương dày lên theo thời gian với các lớp sừng cứng. Những người bị EPP cũng có nguy cơ mắc sỏi mật, suy gan.

3

 Người bệnh EPP khi tiếp xúc với ánh mặt trời sẽ khiến làn da tổn thương, bỏng rát. (Ảnh: American Porphyria Foundation)

Nguyên nhân của bệnh EPP là các lỗi chuyển hóa bẩm sinh hay còn gọi là đột biến gen mã hóa cho ferrochelatase trong nhánh dài của nhiễm sắc thể 18. Ferrochelatase (FECH) là chất xúc tác cho quá trình đưa sắt kim loại vào vòng protoporphyrin IX để tạo thành heme (phức hợp chứa nguyên tố sắt màu đỏ). Số phận của các bệnh nhân EPP là luôn phải ở trong nhà và truyền máu, nhằm thu lại đủ lượng heme thiếu hụt.

Giả thuyết thứ hai là hội chứng đột biến Hypohidrotic Ectodermal Dysplasia (HED). Daily Mail thống kê trên thế giới có khoảng 7.000 người mắc bệnh. Bệnh nhân HED sẽ mọc những chiếc răng bất thường như răng nanh, thường xuyên bị hạ huyết áp, cơ thể không đổ mồ hôi và móng tay mọc dài kỳ lạ, theo Tạp chí Family Medicine and Primary Care. 

Nguyên nhân của bệnh là đột biến gen di truyền gây ảnh hưởng đến sắc tố da. Giai đoạn cuối, khuôn mặt người bệnh bị biến dạng, da sạm lại, rụng hết tóc, nướu răng tróc ra từng mảng khiến toàn bộ răng chìa ra ngoài. Thêm vào đó, lợi chuyển sang màu đỏ và rỉ máu khiến nhiều người gọi đây là bệnh "ma cà rồng". 

Giả thuyết thứ ba là hội chứng xuất hiện trong giai đoạn dậy thì của nam giới - Renfield. Năm 2015, TS John Edgar Browning của Viện công nghệ Georgia (Mỹ) điều tra một cộng đồng ma cà rồng và đưa ra kết luận họ bị thiếu chất trong lúc dậy thì gây nên cảm giác thèm hấp thụ máu, theo Medical Daily. Khi thiếu máu, người mắc Renfield trở nên yếu ớt, cơ thể tê liệt kèm theo các cơn đau đầu, đau dạ dày kéo dài.

Ba hội chứng trên đến nay vẫn chưa tìm được phương pháp điều trị dù chúng đã xuất hiện từ thời trung cổ. Người bệnh chọn cách uống máu, đi lại vào ban đêm khiến nhiều người càng tin vào sự tồn tại của cà rồng trong truyền thuyết. 

(Nguồn: Zing News)
Bình luận
vtcnews.vn