(VTC News) – Đại biểu Quốc hội cho rằng, văn bản về việc “Giả danh nhà báo ghi hình CSGT” có cấu trúc văn phạm có phần trúc trắc này tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau.
Tuy nhiên, trong văn bản này có đoạn: “Luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm rõ với những đối tượng có lời nói đe dọa, lăng mạ hoặc có hành vi chống đối CSGT đang thực thi công vụ hoặc quay phim chụp ảnh hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm khi chưa được sự đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ.
Nếu đúng là nhà báo thì tập hợp thông báo cho cơ quan chủ quản, nếu giả danh nhà báo thì tạm giữ, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật”.
Những nội dung của văn bản này đang khiến bất kỳ ai đọc cũng có thể hiểu là từ sau khi có chỉ đạo thì công dân, nhà báo sẽ không được ghi hình CSGT đang làm nhiệm vụ.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên VTC News về nội dung này, Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) nêu quan điểm: “Nếu họ nói những người giả danh thì đúng là cấm rồi, nhưng phải phân biệt thế nào là giả danh và không giả danh. Và khi xác định rõ được những kẻ giả danh thì đã có pháp luật trừng trị.
Tôi hoàn toàn đồng ý là cần phải giáo dục cho cán bộ trong ngành luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác với những kẻ xấu, lực lượng chống đối có những hành vi bôi nhọ chiến sĩ công an nói chung và ngành cảnh sát giao thông nói riêng.
Tuy nhiên, nếu Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt lại ra văn bản cấm quay phim, chụp ảnh khi CSGT đang làm nhiệm vụ thì e rằng sẽ vi phạm luật pháp nên tôi đề nghị Bộ Công an xem xét lại nội dung này xem có vi phạm các luật khác hay không”.
Cấm ghi hình là vi phạm luật báo chí
Phân tích sâu hơn về văn bản luật này, bà An cho biết: “Tôi nghĩ quy định như vậy là không ổn vì mọi người dân đều có quyền giám sát các hoạt động của cán bộ, công viên chức... trong các cơ quan nhà nước, trong các tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp... Đó vừa là sự khuyến khích của Đảng và Nhà nước ta đồng thời cũng là quyền của họ”.
Cũng theo vị đại biểu quốc hội này, trong quá trình giám sát, người dân có quyền quay phim, chụp ảnh để có dẫn chứng cho cả những hành động tốt lẫn hành vi xấu, trừ ở những nơi bị nghiêm cấm ghi hình như trong các hội nghị quan trọng, vùng liên quan tới bí mật quốc gia, các địa điểm quốc phòng, an ninh hay các triển lãm được cấm ghi hình theo quy định của pháp luật…
“Nên nhớ rất nhiều hành động dũng cảm của công an cũng là do người dân quay qua điện thoại gửi tới các cơ quan báo chí, truyền thông, từ đó cử tri cả nước mới biết đến như hình ảnh các đồng chí cảnh sát giao thông ân cần hướng dẫn người khuyết tật, các cụ già, trẻ em qua các ngã tư đường dày đặc xe cộ giữa thủ đô, ở thành phố Hồ Chí Minh...cũng như hình ảnh các anh cảnh sát giao thông không màng tới sự an nguy của mình lao ra đường bắt cướp để bảo vệ tính mạng và tài sản của dân.
Tương tự, nếu ai đó quay được những hành vi xấu, những việc làm bị nghiêm cấm để lưu lại thì sẽ là các bằng chứng tốt giúp các đồng chí lãnh đạo ngành công an giáo dục chiến sĩ của mình. Đó là chưa kể, luật báo chí cho phép các phóng viên được ghi hình trong quá trình tác nghiệp.
Bên cạnh đó, Bộ Công an đang có phong trào xây dựng hình ảnh đẹp trong mắt người dân. Nếu không cho người dân quay phim, chụp ảnh những khoảnh khắc, hình ảnh đẹp của cảnh sát giao thông nói riêng cũng như chiến sĩ công an nói chung hay những hành vi xấu, tiêu cực của lực lượng này nhằm dẹp dần thì sẽ là một thiệt thòi cho Bộ Công an”, bà An nhấn mạnh.
Trước luồng ý kiến trái chiều về việc quay phim, chụp ảnh dễ gây ức chế cho người làm nhiệm vụ, bà An nói: “Khi đang làm nhiệm vụ bị/được quay phim, chụp ảnh có gì đâu mà phải ức chế? Tôi nghĩ thế. Trừ khi người ta vừa ghi hình vừa có các hành động gây gổ thì mới gây cản trở tới lực lượng cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ”.
Vị đại biểu này một lần nữa đề nghị: “Bộ Công an nên cho kiểm tra lại xem văn bản luật này có vi phạm các văn bản hoặc các luật khác không. Tôi cho rằng quy định trên đã vi phạm luật báo chí và quyền công dân. Việc ban hành các văn bản luật sao cho không vi phạm các văn bản luật khác còn quan trọng hơn tất cả”.
Rõ ràng, văn bản nêu trên mục đích nhằm “xử lý” hành vi giả danh nhà báo, tuy nhiên ngôn ngữ trong văn bản thiếu rõ ràng gây khó hiểu và đang gây bức xúc trong dư luận.
Văn bản về cấu trúc văn phạm có phần trúc trắc này tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau như: Bất cứ ai muốn chụp ảnh, quay phim CSGT phải xin phép; không được quay, chụp tuỳ tiện, giấu diếm. Nhẹ hơn có thể hiểu: Lực lượng CSGT không cấm quay chụp, nhưng sẽ “kiên quyết đấu tranh” để làm rõ mục đích quay, chụp...
Liên quan đến văn bản này, mới đây, trao đổi với báo chí, TS Lê Hồng Sơn-Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) cho biết đang cho các phòng chuyên môn kiểm tra.
Bước đầu TS Sơn đánh giá: “Đây là văn bản chỉ đạo nghiệp vụ nên chỉ có tác dụng với lực lượng CSGT, chứ không có tác động đến các đối tượng bên ngoài. Bước đầu anh em báo cáo cho thấy, văn bản tương đối chặt chẽ; họ không dại gì mà ban hành văn bản trái luật. Văn bản nói rằng, quay phim chụp ảnh phải xin phép; nhưng trường hợp không xin phép, cũng chưa thấy họ nói gì”.
Ngày 26/4, Đại tá Trần Sơn Hà, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ, đường sắt (C67, Bộ Công an) đã ký văn bản số 1042/C67-P3 gửi Trưởng phòng CSGT công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc “Giả danh nhà báo ghi hình CSGT”.
Tuy nhiên, trong văn bản này có đoạn: “Luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết đấu tranh làm rõ với những đối tượng có lời nói đe dọa, lăng mạ hoặc có hành vi chống đối CSGT đang thực thi công vụ hoặc quay phim chụp ảnh hoạt động tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm khi chưa được sự đồng ý của CSGT đang làm nhiệm vụ.
Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An (Ảnh: Kiều Minh) |
Những nội dung của văn bản này đang khiến bất kỳ ai đọc cũng có thể hiểu là từ sau khi có chỉ đạo thì công dân, nhà báo sẽ không được ghi hình CSGT đang làm nhiệm vụ.
Trả lời phỏng vấn của phóng viên VTC News về nội dung này, Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An (Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội) nêu quan điểm: “Nếu họ nói những người giả danh thì đúng là cấm rồi, nhưng phải phân biệt thế nào là giả danh và không giả danh. Và khi xác định rõ được những kẻ giả danh thì đã có pháp luật trừng trị.
Tôi hoàn toàn đồng ý là cần phải giáo dục cho cán bộ trong ngành luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác với những kẻ xấu, lực lượng chống đối có những hành vi bôi nhọ chiến sĩ công an nói chung và ngành cảnh sát giao thông nói riêng.
Tuy nhiên, nếu Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt lại ra văn bản cấm quay phim, chụp ảnh khi CSGT đang làm nhiệm vụ thì e rằng sẽ vi phạm luật pháp nên tôi đề nghị Bộ Công an xem xét lại nội dung này xem có vi phạm các luật khác hay không”.
Cấm ghi hình là vi phạm luật báo chí
Phân tích sâu hơn về văn bản luật này, bà An cho biết: “Tôi nghĩ quy định như vậy là không ổn vì mọi người dân đều có quyền giám sát các hoạt động của cán bộ, công viên chức... trong các cơ quan nhà nước, trong các tổ chức chính trị xã hội, nghề nghiệp... Đó vừa là sự khuyến khích của Đảng và Nhà nước ta đồng thời cũng là quyền của họ”.
Cũng theo vị đại biểu quốc hội này, trong quá trình giám sát, người dân có quyền quay phim, chụp ảnh để có dẫn chứng cho cả những hành động tốt lẫn hành vi xấu, trừ ở những nơi bị nghiêm cấm ghi hình như trong các hội nghị quan trọng, vùng liên quan tới bí mật quốc gia, các địa điểm quốc phòng, an ninh hay các triển lãm được cấm ghi hình theo quy định của pháp luật…
|
Tương tự, nếu ai đó quay được những hành vi xấu, những việc làm bị nghiêm cấm để lưu lại thì sẽ là các bằng chứng tốt giúp các đồng chí lãnh đạo ngành công an giáo dục chiến sĩ của mình. Đó là chưa kể, luật báo chí cho phép các phóng viên được ghi hình trong quá trình tác nghiệp.
Bên cạnh đó, Bộ Công an đang có phong trào xây dựng hình ảnh đẹp trong mắt người dân. Nếu không cho người dân quay phim, chụp ảnh những khoảnh khắc, hình ảnh đẹp của cảnh sát giao thông nói riêng cũng như chiến sĩ công an nói chung hay những hành vi xấu, tiêu cực của lực lượng này nhằm dẹp dần thì sẽ là một thiệt thòi cho Bộ Công an”, bà An nhấn mạnh.
Trước luồng ý kiến trái chiều về việc quay phim, chụp ảnh dễ gây ức chế cho người làm nhiệm vụ, bà An nói: “Khi đang làm nhiệm vụ bị/được quay phim, chụp ảnh có gì đâu mà phải ức chế? Tôi nghĩ thế. Trừ khi người ta vừa ghi hình vừa có các hành động gây gổ thì mới gây cản trở tới lực lượng cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ”.
Vị đại biểu này một lần nữa đề nghị: “Bộ Công an nên cho kiểm tra lại xem văn bản luật này có vi phạm các văn bản hoặc các luật khác không. Tôi cho rằng quy định trên đã vi phạm luật báo chí và quyền công dân. Việc ban hành các văn bản luật sao cho không vi phạm các văn bản luật khác còn quan trọng hơn tất cả”.
Rõ ràng, văn bản nêu trên mục đích nhằm “xử lý” hành vi giả danh nhà báo, tuy nhiên ngôn ngữ trong văn bản thiếu rõ ràng gây khó hiểu và đang gây bức xúc trong dư luận.
Văn bản về cấu trúc văn phạm có phần trúc trắc này tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau như: Bất cứ ai muốn chụp ảnh, quay phim CSGT phải xin phép; không được quay, chụp tuỳ tiện, giấu diếm. Nhẹ hơn có thể hiểu: Lực lượng CSGT không cấm quay chụp, nhưng sẽ “kiên quyết đấu tranh” để làm rõ mục đích quay, chụp...
Liên quan đến văn bản này, mới đây, trao đổi với báo chí, TS Lê Hồng Sơn-Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) cho biết đang cho các phòng chuyên môn kiểm tra.
Bước đầu TS Sơn đánh giá: “Đây là văn bản chỉ đạo nghiệp vụ nên chỉ có tác dụng với lực lượng CSGT, chứ không có tác động đến các đối tượng bên ngoài. Bước đầu anh em báo cáo cho thấy, văn bản tương đối chặt chẽ; họ không dại gì mà ban hành văn bản trái luật. Văn bản nói rằng, quay phim chụp ảnh phải xin phép; nhưng trường hợp không xin phép, cũng chưa thấy họ nói gì”.
Minh Quân
Bình luận