(VTC News) - Sở xây dựng Hà Nội vừa đưa ra văn bản hướng dẫn mua, thuê mua nhà ở xã hội, trong đó có nội dung cấm các tổ chức, cá nhân được phép nhận tiền đặt cọc khi mua nhà ở xã hội.
Như báo điện tử VTC News đã phản ánh từ hồi năm 2013, nhiều dự án nhà ở xã hội đã "lách luật" tiến hành thu tiền đặt cọc mua nhà ở xã hội của người dân.
Một trong những dự án từng tiến hành thu tiền đặt cọc của người dân là dự án nhà ở xã hội tại 143 Trần Phú (Hà Đông, Hà Nội) do Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Phát triển đô thị Sông Đà (SDU) thuộc Tổng công ty Sông Đà làm chủ đầu tư.
Dự án nhà ở xã hội 143 Trần Phú (Q.Hà Đông, Hà Nội) là một trong những dự án nhà ở thương mại được phép chuyển sang nhà ở xã hội đầu tiên.
Công trình có tổng diện tích xây dựng 2.590m2, cao 35 tầng, tổng diện tích sàn lên đến 48 nghìn m2, mức đầu tư là 560 tỉ đồng. Dự kiến, công trình sẽ hoàn thành vào cuối năm 2015 với hơn 512 căn hộ.
Chị Hà, một khách hàng nộp hồ sơ mua nhà tại dự án này cho biết, chị rất bất ngờ khi nhận được thông báo từ SDU yêu cầu đến công ty nộp 70 triệu đồng đặt cọc mua nhà và ký vào bản cam kết do chủ đầu tư soạn sẵn và phát với nội dung người mua nhà tự nguyện nộp số tiền đặt cọc.
Theo chị Hà, SDU chỉ đưa ra một mức đặt cọc là 70 triệu đồng, không hơn không kém. Nếu tất cả 366 khách hàng cùng nộp 70 triệu đồng, chủ đầu tư sẽ thu được hơn 20 tỷ đồng, một số tiền không nhỏ, ít ai có thể giám sát được họ dùng số tiền này vào mục đích gì.
Không chỉ dự án 143 Trần Phú, hiện nhiều dự án nhà ở xã hội khác tại Hà Nội cũng đang tiến hành nhận tiền đặt cọc mua nhà ở xã hội của khách hàng.
Đơn cử nhà dự án nhà ở xã hội Ecohome 2 (Khu đô thị Bắc Cổ Nhuế - Chèm, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã bán nhà qua sàn giao dịch bất động sản HAT.Land và sàn này trao đổi với khách hàng về khoản tiền 80 triệu đồng để “đặt chỗ, giữ chỗ” quyền thuê, thuê mua căn hộ tại dự án trên.
Tiếp đó, tại dự án nhà ở xã hội The Vesta (chủ đầu tư là CTCP Đầu tư Hải Phát) qua sàn giao dịch bất động sản khách hàng muốn mua căn hộ phải đặt phí “giữ chỗ” là 5 triệu đồng.
Theo các chuyên gia bất động sản, việc tiến hành bán nhà ở xã hội qua sàn là trái với các quy định của pháp luật. Vì vậy, cần phải chấm dứt ngay tình trạng này.
Mới đây, Sở Xây dựng Hà Nội đã ra thông báo Hướng dẫn một số nội dung liên quan đến mua, thuê mua và thuê nhà ở xã hội tại các Dự án Nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Theo đó, việc mua, thuê mua và thuê nhà ở xã hội phải thực hiện tuân thủ theo quy định tại Nghị định 188/2013/NĐ-CP ngày 20/10/2013 của Chính phủ và Thông tư số 08/2014/TT-BXD ngày 23/5/2014 của Bộ Xây dựng về việc phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
Hộ gia đình, các nhân có nhu cầu Mua, Thuê mua và thuê nhà ở xã hội chỉ nộp hồ sơ tại chủ đầu tư theo các chỉ dẫn được đăng tải công khai trên WEBSIDE của Sở xây dựng Hà Nội (WWW.soxaydung.hanoi.gov.vn) và tại trang web chính thức của các chủ đầu tư dự án có nhà ở xã hội, không qua các sàn trung gian.
Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân lợi dụng chính sách về nhà ở xã hội và nhu cầu của người dân để thu tiền, tiền đặt cọc sai quy định.
Mọi hành vi gian dối khi kê khai và xác nhận hồ sơ mua, thuê nhà ở xã hội khi được phát giác (kể cả trong quá trình hậu kiểm) sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành.
Châu Anh
Như báo điện tử VTC News đã phản ánh từ hồi năm 2013, nhiều dự án nhà ở xã hội đã "lách luật" tiến hành thu tiền đặt cọc mua nhà ở xã hội của người dân.
Đặt cọc mua nhà ở xã hội là hành vi bị nghiêm cấm |
Dự án nhà ở xã hội 143 Trần Phú (Q.Hà Đông, Hà Nội) là một trong những dự án nhà ở thương mại được phép chuyển sang nhà ở xã hội đầu tiên.
Công trình có tổng diện tích xây dựng 2.590m2, cao 35 tầng, tổng diện tích sàn lên đến 48 nghìn m2, mức đầu tư là 560 tỉ đồng. Dự kiến, công trình sẽ hoàn thành vào cuối năm 2015 với hơn 512 căn hộ.
Chị Hà, một khách hàng nộp hồ sơ mua nhà tại dự án này cho biết, chị rất bất ngờ khi nhận được thông báo từ SDU yêu cầu đến công ty nộp 70 triệu đồng đặt cọc mua nhà và ký vào bản cam kết do chủ đầu tư soạn sẵn và phát với nội dung người mua nhà tự nguyện nộp số tiền đặt cọc.
Theo chị Hà, SDU chỉ đưa ra một mức đặt cọc là 70 triệu đồng, không hơn không kém. Nếu tất cả 366 khách hàng cùng nộp 70 triệu đồng, chủ đầu tư sẽ thu được hơn 20 tỷ đồng, một số tiền không nhỏ, ít ai có thể giám sát được họ dùng số tiền này vào mục đích gì.
Không chỉ dự án 143 Trần Phú, hiện nhiều dự án nhà ở xã hội khác tại Hà Nội cũng đang tiến hành nhận tiền đặt cọc mua nhà ở xã hội của khách hàng.
Đơn cử nhà dự án nhà ở xã hội Ecohome 2 (Khu đô thị Bắc Cổ Nhuế - Chèm, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã bán nhà qua sàn giao dịch bất động sản HAT.Land và sàn này trao đổi với khách hàng về khoản tiền 80 triệu đồng để “đặt chỗ, giữ chỗ” quyền thuê, thuê mua căn hộ tại dự án trên.
Tiếp đó, tại dự án nhà ở xã hội The Vesta (chủ đầu tư là CTCP Đầu tư Hải Phát) qua sàn giao dịch bất động sản khách hàng muốn mua căn hộ phải đặt phí “giữ chỗ” là 5 triệu đồng.
Theo các chuyên gia bất động sản, việc tiến hành bán nhà ở xã hội qua sàn là trái với các quy định của pháp luật. Vì vậy, cần phải chấm dứt ngay tình trạng này.
Mới đây, Sở Xây dựng Hà Nội đã ra thông báo Hướng dẫn một số nội dung liên quan đến mua, thuê mua và thuê nhà ở xã hội tại các Dự án Nhà ở xã hội trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Theo đó, việc mua, thuê mua và thuê nhà ở xã hội phải thực hiện tuân thủ theo quy định tại Nghị định 188/2013/NĐ-CP ngày 20/10/2013 của Chính phủ và Thông tư số 08/2014/TT-BXD ngày 23/5/2014 của Bộ Xây dựng về việc phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
Hộ gia đình, các nhân có nhu cầu Mua, Thuê mua và thuê nhà ở xã hội chỉ nộp hồ sơ tại chủ đầu tư theo các chỉ dẫn được đăng tải công khai trên WEBSIDE của Sở xây dựng Hà Nội (WWW.soxaydung.hanoi.gov.vn) và tại trang web chính thức của các chủ đầu tư dự án có nhà ở xã hội, không qua các sàn trung gian.
Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân lợi dụng chính sách về nhà ở xã hội và nhu cầu của người dân để thu tiền, tiền đặt cọc sai quy định.
Mọi hành vi gian dối khi kê khai và xác nhận hồ sơ mua, thuê nhà ở xã hội khi được phát giác (kể cả trong quá trình hậu kiểm) sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành.
Châu Anh
Bình luận