Khó khăn trong giảm gánh nặng hệ thống ATM, phòng chống tham nhũng, trốn thuế, rửa tiền, cơ quan chức năng buộc phải "mạnh tay" trong siết giao dịch tiền mặt.
Các cơ quan chức năng có thể sẽ ban hành quy định các giao dịch bất động sản phải thanh toán qua ngân hàng; quy định bổ sung giấy tờ chứng minh thanh toán qua ngân hàng vào hồ sơ kê khai lệ phí trước bạ.
Các tổ chức không được dùng tiền mặt giao dịch bất động sản, chứng khoán, tàu bay, tàu thủy, ô tô (bất kể giá trị giao dịch). Ngoài các giao dịch này thì khi tổ chức thanh toán cho tổ chức, cá nhân khác số tiền vượt hạn mức thì không được dùng tiền mặt.
Tại Dự thảo báo cáo tổng kết tình hình thanh toán bằng tiền mặt, Ngân hàng Nhà nước nhận định: Đối tượng và phạm vi áp dụng trong nghị định này có giới hạn nên hiệu lực về hạn mức thanh toán bằng tiền mặt chỉ tập trung vào các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước và các tổ chức sử dụng vốn nhà nước, các đối tượng khác vẫn còn bỏ ngỏ.
Trong khi đó, các đối tượng không sử dụng ngân sách nhà nước đang chiếm tỉ trọng lớn và ngày càng phát triển mạnh. Thói quen sử dụng tiền mặt trong các giao dịch có giá trị lớn của các đối tượng này đang gây khó khăn trong việc giảm gánh nặng trong các máy ATM, phòng, chống tham nhũng, trốn thuế, rửa tiền, tiền giả.
Theo Vietnamnet
Theo Dự thảo nghị định thanh toán bằng tiền mặt, người dân không được dùng tiền mặt thanh toán cho giao dịch mua, bán, chuyển nhượng chứng khoán, ô tô (bất kể giá trị giao dịch). Cá nhân giao dịch bất động sản, xe máy, xe điện vượt hạn mức cũng không được dùng tiền mặt thanh toán.
Các cơ quan chức năng có thể sẽ ban hành quy định các giao dịch bất động sản phải thanh toán qua ngân hàng; quy định bổ sung giấy tờ chứng minh thanh toán qua ngân hàng vào hồ sơ kê khai lệ phí trước bạ.
Các tổ chức không được dùng tiền mặt giao dịch bất động sản, chứng khoán, tàu bay, tàu thủy, ô tô (bất kể giá trị giao dịch). Ngoài các giao dịch này thì khi tổ chức thanh toán cho tổ chức, cá nhân khác số tiền vượt hạn mức thì không được dùng tiền mặt.
Tại Dự thảo báo cáo tổng kết tình hình thanh toán bằng tiền mặt, Ngân hàng Nhà nước nhận định: Đối tượng và phạm vi áp dụng trong nghị định này có giới hạn nên hiệu lực về hạn mức thanh toán bằng tiền mặt chỉ tập trung vào các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước và các tổ chức sử dụng vốn nhà nước, các đối tượng khác vẫn còn bỏ ngỏ.
Trong khi đó, các đối tượng không sử dụng ngân sách nhà nước đang chiếm tỉ trọng lớn và ngày càng phát triển mạnh. Thói quen sử dụng tiền mặt trong các giao dịch có giá trị lớn của các đối tượng này đang gây khó khăn trong việc giảm gánh nặng trong các máy ATM, phòng, chống tham nhũng, trốn thuế, rửa tiền, tiền giả.
Theo Vietnamnet
Bình luận