• Zalo

Cảm động người phụ nữ 15 năm chăm sóc cậu bé 'vảy cá'

Thế giớiThứ Tư, 20/06/2012 06:00:00 +07:00Google News

(VTC News) - Đó là chuyện về người phụ nữ Anh nỗ lực cứu giúp một em bé Việt Nam mắc di chứng chất độc da cam suốt 15 năm trời.

(VTC News) - Đó là chuyện cảm động về người phụ nữ Anh 78 tuổi nỗ lực cứu giúp một em bé Việt Nam mắc căn bệnh ‘vảy cá’ quái ác suốt 15 năm trời.

Đã 15 năm kể từ khi bà Branda Smith cùng chồng đến từ Benfleet, Essex lần đầu gặp em bé mồ côi khuyết tật Minh Anh tại một trại trẻ mồ côi năm 1995, khi em mới lên 3 tuổi.

Bà Brenda Smith với Minh Anh trong lần viếng thăm gần đây 

Minh Anh được những đứa trẻ mồ côi đồng trang lứa tại làng Hòa bình Từ Dũ gọi là ‘Cá’ bởi em mắc phải chứng bệnh hiếm gặp ‘vảy cá’, di chứng của chất độc màu da cam trong chiến tranh chống Mỹ.

Tờ Daily Mail của Anh dẫn nguồn tin chưa được kiểm chứng nói, cậu bé thường bị cột chặt vào giường hàng giờ đồng hồ, bởi các nhân viên trại trẻ không thể ngăn cậu gãi lên lớp da luôn tróc vảy và ngứa ngáy.

Trong suốt 15 năm, năm nào bà Brenda cũng bay tới Việt Nam để thăm Minh Anh và đưa cậu ra ngoài dạo chơi 

Trở về nước, cặp đôi quyết tâm giúp đỡ những đứa trẻ tội nghiệp này. Tuy nhiên, chồng bà đã qua đời sau đó ở tuổi 55 trong một cơn đau tim.

Kể lại những ngày đó, Brenda nói dù lòng đầy đau đớn, nhưng bà vẫn tới Việt Nam lần nữa để hoàn thành tâm nguyện của chồng.

“Minh Anh đã lấp đầy khoảng trống trong cuộc sống cô đơn của bà, mang tới mục đích sống mới và là lý do để tôi luôn muốn trở lại đất nước Đông Nam Á xinh đẹp”, Brenda nói.

Cứ hàng năm kể từ lần gặp gỡ ‘định mệnh’, người phụ nữ này lại rời căn nhà của mình ở Anh và dành 3 tháng tới Việt Nam để thăm Minh Anh và đưa em rong ruổi trên những chuyến đi bằng xe máy.
Minh Anh tỏ ra rất vui khi được mẹ nuôi dẫn đi chơi

Hai người đã tìm được cách giao tiếp riêng, dù cậu bé Minh Anh – giờ đã là chàng trai 18 tuổi, không nói được tiếng Anh, còn bà Brenda thì không biết tiếng Việt.

Bà nhớ lại: “Khi tôi lần đầu gặp cậu bé tại bệnh viện Từ Dũ, cậu bị trói từ sáng tới tối để không tự cào vào da mình. Các nhân viên bệnh viện không biết làm cách nào để giúp cậu ấy”.

Bà đưa ‘người bạn nhỏ tuổi’ thăm quan các cửa hiệu và nhà hàng, mua cho cậu đồ ăn, quần áo, đồ chơi, và đối xử với cậu ân cần như một đứa con nuôi.

Người phụ nữ này nói, bà vẫn không ngừng nỗ lực tìm kiếm những biện pháp chữa trị để sớm giúp Minh Anh có một cuộc sống tốt hơn, và cũng để hàn gắn vết thương trong lòng bà.


Cực nóng, cực độc, cực ấn tượng về Euro 2012 

Xem thêm tại đây

 
Thúy Hạnh

Bình luận
vtcnews.vn