Câu chuyện Ngân hàng TMCP Đông Nam Á-SeABank từ chối bảo lãnh tín dụng cho Cty CP Vinaconex-Viettel luôn là bài học “cay đắng” cho nhiều khách hàng sau này.
“Bốc hơi” 150 tỷ đồng
Vì tin tưởng vào uy tín của lãnh đạo Ngân hàng SeABank, Công ty tài chính CP Vinaconex-Viettel (VVF) đã đầu tư mua 150 tỷ đồng trái phiếu của Công ty CP tập đoàn Vina Megastar. Khi Megastar mất khả năng trả nợ, VVF đã yêu cầu SeABank thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, lúc này SeaBank lại “đá bóng” trách nhiệm cho cá nhân.
Theo thông tin từ VVF, tháng 8/2011, một Phó Tổng giám đốc của SeABank đã mời VVF mua trái phiếu doanh nghiệp của một khách hàng của SeABank. Sau khi nghiên cứu tính khả thi, cũng như tin tưởng vào uy tín của một ngân hàng lớn là SeABank đã đứng ra bảo lãnh, nên VVF đã đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp 150 tỷ đồng.
Cũng theo VVF, hết thời hạn 01 năm, doanh nghiệp phát hành trái phiếu gặp khó khăn về tài chính và chưa thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Lúc này, VVF đã yêu cầu SeABank thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thanh toán theo chứng thư bảo lãnh thanh toán trái phiếu doanh nghiệp do SeABank đã phát hành.
Cái lý của người cầm “chuôi”
Phản bác lại yêu cầu của VVF, SeABank không chấp nhận yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo chứng thư bảo lãnh phát hành ngày 24/10/2011 do bà Nguyễn Thị Hương Giang, Phó Tổng giám đốc ký bảo lãnh phát hành trái phiếu cho Tập đoàn Vina Megastar vì chứng thư bảo lãnh này trái pháp luật. SeABank cho rằng, bà Hương Giang ký bảo lãnh phát hành trái phiếu của Tập đoàn Vina Megastar là không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật và quy định của SeABank.
Khách hàng luôn là người "cầm dao đằng lưỡi" khi giao dịch với SeABank (ảnh minh họa).
Ngày 24/10/2011, bà Lê Thu Thủy, Quyền Tổng giám đốc SeABank ký giấy ủy quyền cho bà Hương Giang, Phó Tổng giám đốc được ký chứng thư bảo lãnh đối với đợt phát hành trái phiếu của CTCP Tập đoàn Vina Megastar cho Cty Vinaconex –Viettel. Giấy ủy quyền đã nêu rõ việc ký thư bảo lãnh phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật và quy định của SeABank.
Theo quy định của SeABank, được thể hiện trong Quyết định số 693/2011/QĐ-HĐQT ngày 16/5/2011 của Hội Đồng quản trị Ngân hàng về phân quyền phán quyết đối với Hội đồng tín dụng Hội sở và Ban Tổng Giám đốc thì Tổng Giám đốc được phê duyệt các giao dịch với khách hàng của SeABank, trong đó có việc phê duyệt, ký chứng thư bảo lãnh (bao gồm cả bảo lãnh phát hành trái phiếu) với mức tối đa không quá 30 tỷ đồng và bà Nguyễn Thị Hương Giang với cương vị là Phó TGĐ được ký chứng thư bảo lãnh không quá 30 tỷ đồng.
Đối với các khoản vay, bảo lãnh, mở L/C có hạn mức tín dụng từ trên 30 tỷ đồng thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng tín dụng và trên 70 tỷ đồng phải được sự phê duyêt của HĐQT. Do đó, để ký chứng thư bảo lãnh với số tiền bảo lãnh trên 70 tỷ đồng phải có sự phê duyệt của HĐQT ngân hàng.
SeABank lý giải rằng, việc bà Hương Giang ký chứng thư bảo lãnh phát hành trái phiếu của Tập đoàn Vina Megastar là không có giá trị vì bà Nguyễn Thị Hương Giang không thực hiện đúng các trình tự, thủ tục và quy trình phát hành chứng thư bảo lãnh của SeABank, cụ thể:
Theo Quyết định số 503/2007/QĐ-HĐQT ngày 12/11/2007 của HĐQT SeABank ban hành Quy chế bảo lãnh của SeABank và Quyết định 3505/2011/QĐ-TGĐ ngày 18/8/2011 của Tổng Giám đốc SeABank thì việc phát hành chứng thư bảo lãnh phải được thực hiện theo quy trình chặt chẽ, gồm: hồ sơ đề nghị bảo lãnh của khách hàng, hợp đồng cấp bảo lãnh và qua các cấp phê duyệt của người có thẩm quyền. Sau khi có các tài liệu trên, người được giao quyền của SeABank mới được ký chứng thư bảo lãnh.
Theo hồ sơ quản lý hiện tại của SeABank liên quan đến chứng thư bảo lãnh ngày 24/10/2011 do bà Hương Giang ký thì ngân hàng không có hồ sơ đề nghị bảo lãnh và hợp đồng cấp bảo lãnh với Tập đoàn Vina Megastar, giao dịch bảo lãnh cho Tập đoàn Vina Megastar không tồn tại trong hệ thống quản lý của SeABank. Do đó, việc bà Hương Giang ký chứng thư bảo lãnh phát hành trái phiếu cho Cty Vinaconex - Viettel là vượt thẩm quyền và không đúng quy định của Ngân hàng.
Theo đề nghị của SeABank, ngày 5/12/2012, Công an TP.Hà Nội đã ra quyết định khởi tố đối với bà Nguyễn Thị Hương Giang, nguyên Phó TGĐ NH SeABank vì lạm quyền trong thi hành công vụ. Theo cơ quan điều tra, bà Giang bị cáo buộc là có hành vi tự ý ký và phát hành 12 chứng thư bảo lãnh vượt quá thẩm quyền quy định của ngân hàng.
Khách hàng nuôi vịt... "giời”
Việc SeABank “phủi” trách nhiệm trong việc bảo lãnh 150 tỷ đồng khiến VVF có nguy cơ mất trắng. Bởi, với khả năng của 1 cá nhân, thì việc khắc phục hậu quả dường như bất khả thi. Chưa nói đến việc, ngoài ký bảo lãnh cho VVF, bà Hương Giang còn ký cho 11 đơn vị khác.
Ngân hàng từ chối bảo lãnh, cá nhân vào tù, mới đây Chủ tịch Công ty Vina Megastar Nguyễn Hoàng Long cũng bị Phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT và chức vụ, CA TP.Hà Nội (PC46) khởi tố bị can, bắt tạm giam ông về hành vi “lừa đảo, chiếm đoạt tài sản”.
Như vậy, VVF coi như hết đường cầu cứu, đành ôm hận và ngậm quả đắng khi quá tin tưởng vào uy tín của SeABank. Nhiều người cho rằng, nếu bảo lãnh thành công, người hưởng lợi sẽ là SeABank nhưng nếu xảy ra rủi ro thì cá nhân và khách hàng phải chịu trách nhiệm. Câu hỏi đặt ra bây giờ là cá nhân nào phải chịu trách nhiệm trước việc “bốc hơi” 150 tỷ đồng nguồn vốn đầu tư là của Nhà nước?
Theo GDVN
“Bốc hơi” 150 tỷ đồng
Vì tin tưởng vào uy tín của lãnh đạo Ngân hàng SeABank, Công ty tài chính CP Vinaconex-Viettel (VVF) đã đầu tư mua 150 tỷ đồng trái phiếu của Công ty CP tập đoàn Vina Megastar. Khi Megastar mất khả năng trả nợ, VVF đã yêu cầu SeABank thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, lúc này SeaBank lại “đá bóng” trách nhiệm cho cá nhân.
Vì quá tin tưởng vào uy tín của SeABank nên Công ty tài chính CP Vinaconex-Viettel phải ngậm "quả đắng" (ảnh minh họa). |
Theo thông tin từ VVF, tháng 8/2011, một Phó Tổng giám đốc của SeABank đã mời VVF mua trái phiếu doanh nghiệp của một khách hàng của SeABank. Sau khi nghiên cứu tính khả thi, cũng như tin tưởng vào uy tín của một ngân hàng lớn là SeABank đã đứng ra bảo lãnh, nên VVF đã đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp 150 tỷ đồng.
Cũng theo VVF, hết thời hạn 01 năm, doanh nghiệp phát hành trái phiếu gặp khó khăn về tài chính và chưa thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Lúc này, VVF đã yêu cầu SeABank thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thanh toán theo chứng thư bảo lãnh thanh toán trái phiếu doanh nghiệp do SeABank đã phát hành.
Cái lý của người cầm “chuôi”
Phản bác lại yêu cầu của VVF, SeABank không chấp nhận yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo chứng thư bảo lãnh phát hành ngày 24/10/2011 do bà Nguyễn Thị Hương Giang, Phó Tổng giám đốc ký bảo lãnh phát hành trái phiếu cho Tập đoàn Vina Megastar vì chứng thư bảo lãnh này trái pháp luật. SeABank cho rằng, bà Hương Giang ký bảo lãnh phát hành trái phiếu của Tập đoàn Vina Megastar là không đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật và quy định của SeABank.
Khách hàng luôn là người "cầm dao đằng lưỡi" khi giao dịch với SeABank (ảnh minh họa).
Ngày 24/10/2011, bà Lê Thu Thủy, Quyền Tổng giám đốc SeABank ký giấy ủy quyền cho bà Hương Giang, Phó Tổng giám đốc được ký chứng thư bảo lãnh đối với đợt phát hành trái phiếu của CTCP Tập đoàn Vina Megastar cho Cty Vinaconex –Viettel. Giấy ủy quyền đã nêu rõ việc ký thư bảo lãnh phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật và quy định của SeABank.
Khách hàng luôn là người "cầm dao đằng lưỡi" khi giao dịch với SeABank (ảnh minh họa). |
Theo quy định của SeABank, được thể hiện trong Quyết định số 693/2011/QĐ-HĐQT ngày 16/5/2011 của Hội Đồng quản trị Ngân hàng về phân quyền phán quyết đối với Hội đồng tín dụng Hội sở và Ban Tổng Giám đốc thì Tổng Giám đốc được phê duyệt các giao dịch với khách hàng của SeABank, trong đó có việc phê duyệt, ký chứng thư bảo lãnh (bao gồm cả bảo lãnh phát hành trái phiếu) với mức tối đa không quá 30 tỷ đồng và bà Nguyễn Thị Hương Giang với cương vị là Phó TGĐ được ký chứng thư bảo lãnh không quá 30 tỷ đồng.
Đối với các khoản vay, bảo lãnh, mở L/C có hạn mức tín dụng từ trên 30 tỷ đồng thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng tín dụng và trên 70 tỷ đồng phải được sự phê duyêt của HĐQT. Do đó, để ký chứng thư bảo lãnh với số tiền bảo lãnh trên 70 tỷ đồng phải có sự phê duyệt của HĐQT ngân hàng.
SeABank lý giải rằng, việc bà Hương Giang ký chứng thư bảo lãnh phát hành trái phiếu của Tập đoàn Vina Megastar là không có giá trị vì bà Nguyễn Thị Hương Giang không thực hiện đúng các trình tự, thủ tục và quy trình phát hành chứng thư bảo lãnh của SeABank, cụ thể:
Theo Quyết định số 503/2007/QĐ-HĐQT ngày 12/11/2007 của HĐQT SeABank ban hành Quy chế bảo lãnh của SeABank và Quyết định 3505/2011/QĐ-TGĐ ngày 18/8/2011 của Tổng Giám đốc SeABank thì việc phát hành chứng thư bảo lãnh phải được thực hiện theo quy trình chặt chẽ, gồm: hồ sơ đề nghị bảo lãnh của khách hàng, hợp đồng cấp bảo lãnh và qua các cấp phê duyệt của người có thẩm quyền. Sau khi có các tài liệu trên, người được giao quyền của SeABank mới được ký chứng thư bảo lãnh.
Theo hồ sơ quản lý hiện tại của SeABank liên quan đến chứng thư bảo lãnh ngày 24/10/2011 do bà Hương Giang ký thì ngân hàng không có hồ sơ đề nghị bảo lãnh và hợp đồng cấp bảo lãnh với Tập đoàn Vina Megastar, giao dịch bảo lãnh cho Tập đoàn Vina Megastar không tồn tại trong hệ thống quản lý của SeABank. Do đó, việc bà Hương Giang ký chứng thư bảo lãnh phát hành trái phiếu cho Cty Vinaconex - Viettel là vượt thẩm quyền và không đúng quy định của Ngân hàng.
Theo đề nghị của SeABank, ngày 5/12/2012, Công an TP.Hà Nội đã ra quyết định khởi tố đối với bà Nguyễn Thị Hương Giang, nguyên Phó TGĐ NH SeABank vì lạm quyền trong thi hành công vụ. Theo cơ quan điều tra, bà Giang bị cáo buộc là có hành vi tự ý ký và phát hành 12 chứng thư bảo lãnh vượt quá thẩm quyền quy định của ngân hàng.
Khách hàng nuôi vịt... "giời”
Việc SeABank “phủi” trách nhiệm trong việc bảo lãnh 150 tỷ đồng khiến VVF có nguy cơ mất trắng. Bởi, với khả năng của 1 cá nhân, thì việc khắc phục hậu quả dường như bất khả thi. Chưa nói đến việc, ngoài ký bảo lãnh cho VVF, bà Hương Giang còn ký cho 11 đơn vị khác.
Cá nhân nào phải bồi thường cho Nhà nước 150 tỷ đồng? |
Ngân hàng từ chối bảo lãnh, cá nhân vào tù, mới đây Chủ tịch Công ty Vina Megastar Nguyễn Hoàng Long cũng bị Phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT và chức vụ, CA TP.Hà Nội (PC46) khởi tố bị can, bắt tạm giam ông về hành vi “lừa đảo, chiếm đoạt tài sản”.
Như vậy, VVF coi như hết đường cầu cứu, đành ôm hận và ngậm quả đắng khi quá tin tưởng vào uy tín của SeABank. Nhiều người cho rằng, nếu bảo lãnh thành công, người hưởng lợi sẽ là SeABank nhưng nếu xảy ra rủi ro thì cá nhân và khách hàng phải chịu trách nhiệm. Câu hỏi đặt ra bây giờ là cá nhân nào phải chịu trách nhiệm trước việc “bốc hơi” 150 tỷ đồng nguồn vốn đầu tư là của Nhà nước?
Theo GDVN
Bình luận