• Zalo

Cấm CĐV cổ vũ bằng loa điện: Fan chân chính hãy học cách cổ vũ văn minh

Bạn đọc viếtThứ Sáu, 20/05/2016 09:32:00 +07:00Google News

VPF kiên quyết cấm sử dụng loa điện trong hoạt động cổ vũ cũng nhằm mục đích đảm bảo an ninh, an toàn và chuyên môn của các trận đấu.

(VTC News)-  VPF kiên quyết cấm sử dụng loa điện trong hoạt động cổ vũ cũng nhằm mục đích đảm bảo an ninh, an toàn và chuyên môn của các trận đấu, bất chấp sự phản ứng của một số CĐV Than Quảng Ninh.

* Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một công chức sống tại Hà Nội.

Mới đây, việc BTC V.League đưa hình thức cổ vũ bằng loa công suất lớn vào danh sách cấm đang khiến CĐV của Than Quảng Ninh lo rằng “chảo lửa” Cẩm Phả bị mất đi bản sắc. Tuy nhiên, người hâm mộ đất Mỏ hẳn sẽ vui lòng chọn cách tiếp lửa khác nếu biết điều đó giúp họ tránh được những hiểm hoạ khó lường.
CĐV Than Quảng Ninh
 (Ảnh chỉ mang tính chất minh họa)
Không phải ngẫu nhiên mà BTC V.League quyết định áp dụng chặt chẽ các quy định của AFC, FIFA về các dụng cụ hỗ trợ cho việc cổ vũ của CĐV, cụ thể là không cho phép sử dụng loa công suất lớn khi vào sân theo dõi các trận đấu.

Theo các nghiên cứu khoa học, loa công suất lớn nếu dùng vào việc cổ vũ trong sân vận động có thể gây ra những bệnh về thính giác nặng nề cho CĐV. Nếu nghe liên tục ở mức cường độ âm 90 dB chỉ an toàn trong 4 giờ đầu tiên. Con số này là một giờ ở mức 100 dB, 15 phút ở mức 110 dB và khi đạt quá mức 115 dB, tai của bạn sẽ lập tức bị tổn thương, có thể dẫn đến hiện tượng thính giác giảm không thể hồi phục hoàn toàn.

Cần phải biết rằng tiếng còi của trọng tài chỉ có cường độ âm là 5.2 dB. Vì thế, sự tập trung của cầu thủ trong khi thi đấu và chất lượng chuyên môn của trận đấu sẽ bị ảnh hưởng rất lớn nếu CĐV sử dụng các dụng cụ cổ vũ phát ra âm thanh có cường độ lớn trên khán đài.

Bảo vệ thính giác của khán giả và các yếu tố chuyên môn của trận đấu mới chỉ là một phần nguyên nhân dẫn đến quy định khắt khe của FIFA về việc “chỉ BTC mới được dùng loa công suất lớn” để thông báo thông tin, hướng dẫn khán giả trong quá trình tổ chức trận đấu. Nguyên nhân quan trọng hơn là vấn đề đảm bảo an toàn trong các trường hợp xảy ra sự cố (hỏa hoạn, thiên tai, an ninh trật tự…).
 

Hãy thử tưởng tượng sự hỗn loạn, mất phương hướng của hàng ngàn người sẽ lên đến mức nào khi sự cố xảy ra mà các hệ thống âm thanh trên sân “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” do không được điều khiển nhất quán bởi thành viên có trách nhiệm và được đào tạo về chuyên môn của BTC giải.

Chẳng ai muốn những thảm hoạ như thế xảy ra ở V.League nên chuyện BTC giải quyết định siết chặt quản lý về “chuyện loa đài” là điều hợp lý, rất cần được hoan nghênh và tuân thủ.

Những người hâm mộ Việt Nam cũng cần phải học cách chấp nhận với những thay đổi hướng tới sự văn minh, lành mạnh hơn trên khán đài.


Cát Tường
Bình luận
vtcnews.vn