Thủ khoa ngành kinh tế của các đại học lớn nhưng nhiều bạn vẫn đang thất nghiệp bởi một thực tế các công ty lớn thì đòi hỏi kinh nghiệm, doanh nghiệp nhỏ không dám tuyển vì sợ trả lương cao.
Bên cạnh niềm vinh dự khi đạt được danh hiệu thủ khoa, Lan Anh còn cảm thấy khá áp lực khi nhiều bạn bè cùng lớp đã bắt đầu đi làm, còn cô vẫn thất nghiệp.
Trong quá trình nộp hồ sơ, một thực tế khiến cô gái này lo lắng đó là: “Do bằng tốt nghiệp loại xuất sắc nên có thể nhiều công ty vừa và nhỏ không gọi mình đi phỏng vấn vì sợ chỉ làm một thời gian ngắn. Vì thế, có thể họ sẽ chọn những ứng viên bằng cấp thấp hơn nhưng gắn bó lâu dài với công ty”.
Lan Anh còn cho rằng: “Cũng có thể các nhà tuyển dụng nghĩ rằng chưa cần tuyển người tốt nghiệp bằng giỏi vào vị trí này nên không gọi mình đi phỏng vấn”.
Chính vì vậy, khi gửi hồ sơ xin việc, cô rất chú trọng thay đổi sao cho phù hợp với yêu cầu của từng công ty. Nhiều khi, Lan Anh còn nhấn mạnh kinh nghiệm làm thêm, quá trình thực tập… hơn là tấm bằng loại ưu.
Không chỉ riêng Lan Anh, thủ khoa đại học Ngoại thương Đỗ Thị Hồng Đông (điểm tổng kết 8,75/10) cũng gặp phải khó khăn tương tự.
Mặc dù đang hoàn thành nốt chương trình học văn bằng 2 tại khoa Tài chính Quốc tế nhưng Đông đã bắt đầu nộp hồ sơ xin việc. Khi hỏi về tình hình công việc của bản thân, cô nói đùa: "Mình vẫn đang quan sát thị trường lao động”.
Cũng giống như Lan Anh, thủ khoa đại học Ngoại thương lo ngại: “Mặc dù tốt nghiệp loại giỏi nhưng mình gặp khá nhiều khó khăn khi xin việc. Bởi một số công ty lớn, chế độ đãi ngộ tốt lại đòi hỏi kinh nghiệm, không đánh giá cao bằng cấp. Còn các công ty nhỏ có thể nghĩ rằng mình sẽ đòi lương cao nên cũng chưa thấy nơi nào gọi phỏng vấn”.
Chính vì thế, cô gái này băn khoăn liệu thời gian tới khi đi xin việc có nên cho bằng khen thủ khoa vào hồ sơ hay không.
Hãy quên mình là thủ khoa khi đi xin việc!
Nhớ lại buổi gặp mặt “GS Cù Trọng Xoay” trong chuỗi hoạt động vinh danh thủ khoa vừa qua, Lan Anh rất tâm đắc lời khuyên: “Sau khi nhận được giấy khen này xong các em sẽ về treo tấm bằng ở một nơi rất trang trọng và ngày hôm sau hãy quên nó đi bắt đầu một cuộc sống mới”.
“Vì vậy, mình đừng nên mang tấm bằng này đi “khoe” với các nhà tuyển dụng để mong được nhận. Bởi đó là điều không thể”, thủ khoa đại học Ngân hàng khẳng định.
Cô cũng chia sẻ: “Khi đi phỏng vấn, mình hoàn toàn không nhấn mạnh đến việc đạt thành tích học tập như thế nào mà chủ yếu đề cập đến những kinh nghiệm, công việc có thể làm của bản thân”.
Cả hai thủ khoa đều cho rằng dù đạt bằng giỏi nhưng các bạn cũng giống như hầu hết các sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm nên đã chuẩn bị sẵn tâm lý vất vả, lương thấp trong vài năm đầu.
Theo tìm hiểu của Lan Anh, với công việc của sinh viên mới tốt nghiệp ngành kế toán, thu nhập có thể dao động từ 3-5 triệu. Đây cũng là mức lương mà Lan Anh sẵn sàng đi làm khi được tuyển dụng.
Còn cô thủ khoa đại học Ngoại thương cũng cho rằng: “Nhà trường chỉ trang bị hành trang ban đầu, nên dù là thủ khoa nhưng chưa chắc mình đã làm việc giỏi bằng các bạn khác. Vì thế, mình không thể đòi hỏi mức lương cao hơn. Hiện tại, mình mong muốn có một công việc năng động, được học hỏi, còn không đặt nặng vấn đề thu nhập”.
Bên cạnh đó, hai thủ khoa cũng đều khẳng định, tấm bằng đẹp chỉ có tác dụng khi xem xét hồ sơ, còn việc các công ty có tuyển dụng mình hay không phụ thuộc chủ yếu vào năng lực làm việc của bản thân.
Đồng tình với quan điểm này, Trần Thị Hồng Nhung - thủ khoa Kinh tế Đối ngoại, đại học Ngoại thương - hiện là nhân viên kế toán của Công ty Nước giải khát Quốc tế PepsiCo Việt Nam tại Hà Nội, cho biết: “Để có được công việc này, mình cũng phải trải qua các vòng sơ tuyển như mọi ứng viên mà không hề được ưu tiên dù tốt nghiệp thủ khoa”.
Thủ khoa vẫn không được gọi phỏng vấn
Mới nghe tưởng chừng đây là điều vô lý, bởi các thủ khoa đều là những sinh viên xuất sắc của các trường đại học, học viện. Nhưng thực tế này lại là điều khiến nhiều bạn đau đầu khi nộp hồ sơ xin việc.
Trần Thị Lan Anh - thủ khoa học viện Ngân hàng với số điểm tổng kết đáng ngưỡng mộ 9/10 - hiện tại vẫn đang trong quá trình gửi đơn xin việc.
Do tốt nghiệp chuyên ngành kế toán, công việc đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm, nên Lan Anh chưa thể nộp hồ sơ vào các công ty lớn. Thay vào đó, cô bắt đầu nộp hồ sơ vào các công ty vừa và nhỏ. Nhưng đã một tháng kể từ ngày nhận bằng tốt nghiệp, Lan Anh vẫn chưa được gọi đi phỏng vấn.
Trần Thị Lan Anh - Thủ khoa học viện Ngân hàng. |
Trong quá trình nộp hồ sơ, một thực tế khiến cô gái này lo lắng đó là: “Do bằng tốt nghiệp loại xuất sắc nên có thể nhiều công ty vừa và nhỏ không gọi mình đi phỏng vấn vì sợ chỉ làm một thời gian ngắn. Vì thế, có thể họ sẽ chọn những ứng viên bằng cấp thấp hơn nhưng gắn bó lâu dài với công ty”.
Lan Anh còn cho rằng: “Cũng có thể các nhà tuyển dụng nghĩ rằng chưa cần tuyển người tốt nghiệp bằng giỏi vào vị trí này nên không gọi mình đi phỏng vấn”.
Chính vì vậy, khi gửi hồ sơ xin việc, cô rất chú trọng thay đổi sao cho phù hợp với yêu cầu của từng công ty. Nhiều khi, Lan Anh còn nhấn mạnh kinh nghiệm làm thêm, quá trình thực tập… hơn là tấm bằng loại ưu.
Không chỉ riêng Lan Anh, thủ khoa đại học Ngoại thương Đỗ Thị Hồng Đông (điểm tổng kết 8,75/10) cũng gặp phải khó khăn tương tự.
Mặc dù đang hoàn thành nốt chương trình học văn bằng 2 tại khoa Tài chính Quốc tế nhưng Đông đã bắt đầu nộp hồ sơ xin việc. Khi hỏi về tình hình công việc của bản thân, cô nói đùa: "Mình vẫn đang quan sát thị trường lao động”.
Cũng giống như Lan Anh, thủ khoa đại học Ngoại thương lo ngại: “Mặc dù tốt nghiệp loại giỏi nhưng mình gặp khá nhiều khó khăn khi xin việc. Bởi một số công ty lớn, chế độ đãi ngộ tốt lại đòi hỏi kinh nghiệm, không đánh giá cao bằng cấp. Còn các công ty nhỏ có thể nghĩ rằng mình sẽ đòi lương cao nên cũng chưa thấy nơi nào gọi phỏng vấn”.
Chính vì thế, cô gái này băn khoăn liệu thời gian tới khi đi xin việc có nên cho bằng khen thủ khoa vào hồ sơ hay không.
Hãy quên mình là thủ khoa khi đi xin việc!
Nhớ lại buổi gặp mặt “GS Cù Trọng Xoay” trong chuỗi hoạt động vinh danh thủ khoa vừa qua, Lan Anh rất tâm đắc lời khuyên: “Sau khi nhận được giấy khen này xong các em sẽ về treo tấm bằng ở một nơi rất trang trọng và ngày hôm sau hãy quên nó đi bắt đầu một cuộc sống mới”.
“Vì vậy, mình đừng nên mang tấm bằng này đi “khoe” với các nhà tuyển dụng để mong được nhận. Bởi đó là điều không thể”, thủ khoa đại học Ngân hàng khẳng định.
Cô cũng chia sẻ: “Khi đi phỏng vấn, mình hoàn toàn không nhấn mạnh đến việc đạt thành tích học tập như thế nào mà chủ yếu đề cập đến những kinh nghiệm, công việc có thể làm của bản thân”.
Các bạn đều nằm trong danh sách thủ khoa xuất sắc được vinh danh tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám vừa qua. |
Theo tìm hiểu của Lan Anh, với công việc của sinh viên mới tốt nghiệp ngành kế toán, thu nhập có thể dao động từ 3-5 triệu. Đây cũng là mức lương mà Lan Anh sẵn sàng đi làm khi được tuyển dụng.
Còn cô thủ khoa đại học Ngoại thương cũng cho rằng: “Nhà trường chỉ trang bị hành trang ban đầu, nên dù là thủ khoa nhưng chưa chắc mình đã làm việc giỏi bằng các bạn khác. Vì thế, mình không thể đòi hỏi mức lương cao hơn. Hiện tại, mình mong muốn có một công việc năng động, được học hỏi, còn không đặt nặng vấn đề thu nhập”.
Bên cạnh đó, hai thủ khoa cũng đều khẳng định, tấm bằng đẹp chỉ có tác dụng khi xem xét hồ sơ, còn việc các công ty có tuyển dụng mình hay không phụ thuộc chủ yếu vào năng lực làm việc của bản thân.
Đồng tình với quan điểm này, Trần Thị Hồng Nhung - thủ khoa Kinh tế Đối ngoại, đại học Ngoại thương - hiện là nhân viên kế toán của Công ty Nước giải khát Quốc tế PepsiCo Việt Nam tại Hà Nội, cho biết: “Để có được công việc này, mình cũng phải trải qua các vòng sơ tuyển như mọi ứng viên mà không hề được ưu tiên dù tốt nghiệp thủ khoa”.
An Hoàng /Theo Tri Thức
Bình luận