(VTC News) - Đừng nhìn cái điện thoại chỉ như tội đồ ẩn chứa nguy cơ phát tán thông tin, vi phạm quy chế mà phải thấy nó là tài sản, là những ước mơ của không ít thân phận học trò…
Gần 20 mùa thi làm giám thị, tôi đã chứng kiến nhiều “sự cố” mà thủ phạm là cái điện thoại. Phần lớn chỉ là vi phạm vô tình, là thói quen chứ rất hiếm có trường hợp chủ động sử dụng điện thoại như một phương thức gian lận trong thi cử.
Một kỳ thi quan trọng, có khi quyết định số phận cuộc đời mà ẩn chứa những nguy cơ hồn nhiên, những rủi ro giản đơn quá mức.
Có trường hợp điện thoại kêu reng reng khi chỉ ít phút nữa là kết thúc môn thi, là “tin nhắn tình yêu” hay bố mẹ sốt ruột gọi vì thấy đã nhiều thí sinh nộp bài sớm ra rồi mà chưa thấy con mình.
Lại có trường hợp thí sinh vào làm bài một lúc mới chợt sực nhớ ra là còn mang điện thoại, tự giác mang lên gửi giám thị cũng vẫn bị đình chỉ thi vì quy chế là như thế…
Dù các hội đồng thi đã nhắc nhở nhiều lần, nhưng vẫn cứ có người vi phạm. Cũng khó trách các em. Thời buổi công nghệ hiện đại, điện thoại di động là vật bất ly thân: từ gọi điện, nhắn tin, đọc báo, xem phim…
Các thí sinh ở lứa tuổi 18, 19, nhu cầu giao tiếp càng nóng bỏng. Nhiều em lần đầu xa nhà, không có người thân đi cùng, khi không mang điện thoại theo người thì biết gửi ở đâu.
Cái điện thoại vừa là tài sản quan trọng vừa là cầu nối thông tin với gia đình giữa nơi phố thị xa lạ, khi nhiều thí sinh từ nông thôn ra thủ đô dự thi 2-3 ngày chỉ có vài ba trăm nghìn dằn túi làm lộ phí…
Luật trường thi rất nghiêm: mọi tư trang để ở ngoài. Nhiều thí sinh đành ngậm ngùi để điện thoại lại giữa ngổn ngang túi xách, giấy tờ bên ngoài lằn ranh bảo vệ.
Người ra kẻ vào, tài sản không biết của ai, chuyện mất điện thoại không còn là hiếm. Nhà trường tập trung lo bảo đảm quy chế, an toàn thi đã mệt, làm sao có đủ lực lượng và phương tiện để bảo quản tư trang của hàng ngàn thí sinh dồn về một lúc?
Thương những học trò non nớt lỡ nhịp cầu đại học chỉ vì một cái lỗi vụng về, sơ ý, nhưng cũng cảm thông biết bao với những ánh mắt nhà nghèo thất thần khi tan cuộc thi chạy vội ra ngoài tìm lại túi xách, tư trang.
Không loại trừ nhiều em không thể tập trung làm bài khi cái điện thoại bất ly thân hàng ngày giờ nằm chơ vơ, thấp thỏm không có ai trông.
Đã có trường như ĐH Phòng cháy chữa cháy đã tổ chức cho thí sinh gửi điện thoại bằng phiếu gửi, có chỗ chứa, biên nhận cẩn thận.
Một công việc không ai bắt buộc, làm cả hội đồng thi thêm bận rộn, vất vả, nhưng bù lại nó thấm đẫm tình người, thể hiện sự quan tâm, chia sẻ thật sự với những thí sinh, là tương lai của đất nước, của chính trường mình. Trường thi cũng đỡ lộn xộn, mất an toàn khi rất nhiều thí sinh nộp vội bài để chạy ra lục tìm tài sản bất ly thân của mình không biết còn hay mất.
Giá như lực lượng sinh viên tình nguyện, các đội bảo vệ, tự quản có phương án bảo quản tài sản cho các em thì mùa thi sẽ trọn vẹn biết bao nhiêu.
Đừng nhìn cái điện thoại chỉ như tội đồ ẩn chứa nguy cơ phát tán thông tin, vi phạm quy chế mà phải thấy nó là tài sản, là những ước mơ của không ít thân phận học trò…
TS. Đỗ Chí Nghĩa
Gần 20 mùa thi làm giám thị, tôi đã chứng kiến nhiều “sự cố” mà thủ phạm là cái điện thoại. Phần lớn chỉ là vi phạm vô tình, là thói quen chứ rất hiếm có trường hợp chủ động sử dụng điện thoại như một phương thức gian lận trong thi cử.
Một kỳ thi quan trọng, có khi quyết định số phận cuộc đời mà ẩn chứa những nguy cơ hồn nhiên, những rủi ro giản đơn quá mức.
Rất nhiều thí sinh bị đình chỉ thi chỉ vì... cái điện thoại |
Có trường hợp điện thoại kêu reng reng khi chỉ ít phút nữa là kết thúc môn thi, là “tin nhắn tình yêu” hay bố mẹ sốt ruột gọi vì thấy đã nhiều thí sinh nộp bài sớm ra rồi mà chưa thấy con mình.
Lại có trường hợp thí sinh vào làm bài một lúc mới chợt sực nhớ ra là còn mang điện thoại, tự giác mang lên gửi giám thị cũng vẫn bị đình chỉ thi vì quy chế là như thế…
Dù các hội đồng thi đã nhắc nhở nhiều lần, nhưng vẫn cứ có người vi phạm. Cũng khó trách các em. Thời buổi công nghệ hiện đại, điện thoại di động là vật bất ly thân: từ gọi điện, nhắn tin, đọc báo, xem phim…
Các thí sinh ở lứa tuổi 18, 19, nhu cầu giao tiếp càng nóng bỏng. Nhiều em lần đầu xa nhà, không có người thân đi cùng, khi không mang điện thoại theo người thì biết gửi ở đâu.
Cái điện thoại vừa là tài sản quan trọng vừa là cầu nối thông tin với gia đình giữa nơi phố thị xa lạ, khi nhiều thí sinh từ nông thôn ra thủ đô dự thi 2-3 ngày chỉ có vài ba trăm nghìn dằn túi làm lộ phí…
Luật trường thi rất nghiêm: mọi tư trang để ở ngoài. Nhiều thí sinh đành ngậm ngùi để điện thoại lại giữa ngổn ngang túi xách, giấy tờ bên ngoài lằn ranh bảo vệ.
Người ra kẻ vào, tài sản không biết của ai, chuyện mất điện thoại không còn là hiếm. Nhà trường tập trung lo bảo đảm quy chế, an toàn thi đã mệt, làm sao có đủ lực lượng và phương tiện để bảo quản tư trang của hàng ngàn thí sinh dồn về một lúc?
Thương những học trò non nớt lỡ nhịp cầu đại học chỉ vì một cái lỗi vụng về, sơ ý, nhưng cũng cảm thông biết bao với những ánh mắt nhà nghèo thất thần khi tan cuộc thi chạy vội ra ngoài tìm lại túi xách, tư trang.
Không loại trừ nhiều em không thể tập trung làm bài khi cái điện thoại bất ly thân hàng ngày giờ nằm chơ vơ, thấp thỏm không có ai trông.
Đã có trường như ĐH Phòng cháy chữa cháy đã tổ chức cho thí sinh gửi điện thoại bằng phiếu gửi, có chỗ chứa, biên nhận cẩn thận.
Một công việc không ai bắt buộc, làm cả hội đồng thi thêm bận rộn, vất vả, nhưng bù lại nó thấm đẫm tình người, thể hiện sự quan tâm, chia sẻ thật sự với những thí sinh, là tương lai của đất nước, của chính trường mình. Trường thi cũng đỡ lộn xộn, mất an toàn khi rất nhiều thí sinh nộp vội bài để chạy ra lục tìm tài sản bất ly thân của mình không biết còn hay mất.
Giá như lực lượng sinh viên tình nguyện, các đội bảo vệ, tự quản có phương án bảo quản tài sản cho các em thì mùa thi sẽ trọn vẹn biết bao nhiêu.
Đừng nhìn cái điện thoại chỉ như tội đồ ẩn chứa nguy cơ phát tán thông tin, vi phạm quy chế mà phải thấy nó là tài sản, là những ước mơ của không ít thân phận học trò…
TS. Đỗ Chí Nghĩa
Bình luận