(VTC News) - Đây quả là một “khoảnh khắc kỳ diệu” đối với Chris James, một bệnh nhân người Anh 54 tuổi- khi anh có thể nhìn thấy lại được bằng đôi mắt của mình sau 10 năm bị mù.
Để có được thành quả kì diệu đó, các bác sĩ đã phải cấy vào bên trong mắt James một con chip điện tử cách đây 6 tuần.
Anh chia sẻ: “Sau một thập niên chìm trong trong bóng tối, rồi đột nhiên bạn nhìn thấy ánh sáng- nó giống như một chiếc đèn flash bừng sáng lên vậy”.
Lúc này anh đã có thể nhận thấy được hình dáng và ánh sáng. Và Jams đang hy vọng rằng: thị giác của anh và cách thức mà bộ não giải mã những gì con chip đang hiển thị- sẽ tiếp tục được cải thiện.
Lúc này James đã trở thành 1 trong 2 bệnh nhân người Anh đầu tiên đang dần dần khôi phục lại thị giác từng phần bằng việc cấy ghép võng mạc mang tính tiên phong này.
Trường hợp kia chính là Robin Millar, một trong những nhà sản xuất âm nhạc thành công nhất của Anh, cũng đã chịu cảnh mù lòa suốt 25 năm qua.
Cả 2 đều bị mất thị lực do mắc phải căn bệnh viêm võng mạc sắc tố- khi đó các tế bào tiếp nhận ánh sáng ở phía sau mắt không còn hoạt động nữa.
James đã phải trải qua cuộc phẫu thuật kéo dài trong vòng 10 tiếng đồng hồ tại Oxford University Eye Hospital cách đây 6 tuần, và 3 tuần trước con chip bắt đầu hoạt động.
“Tôi không biết những gì sẽ diễn ra nhưng có một ánh đèn flash trong mắt mình. Nó giống như một ai đó đang chụp hình với đèn flash và tôi biết rằng thị giác của mình vẫn còn đang tiếp tục hoạt động”- James chia sẻ.
Con chíp này đã có tới 1500 điểm nhạy cảm ánh sáng, đảm nhận chức năng của cơ quan kích thích ánh sáng hình que và hình quạt bên trong võng mạc.
Bài kiểm tra đầu tiên là thử xem bệnh nhân có nhận biết được một chiếc đĩa và chiếc tách màu trắng trong một cái nền màu đen hay không.
Jams cho biết: “phải mất một khoảng thời gian để não bộ của tôi có thể điều chỉnh cái gì đang hiện diện trước mắt mình, tuy nhiên tôi có thể cảm nhận được về đường cong và đường viền của chúng”.
Về phần mình, Millar- người đàn ông 60 tuổi với 25 năm sống trong bóng tối, cũng không giấu được niềm vui sướng khi ông đang tràn trề hy vọng có thể nhìn thấy lại được những màu sắc sống động lần đầu tiên trong suốt 25 năm qua.
Tim Jackson- bác sĩ nhãn khoa tại King’s College Hospital và Robert MacLaren, đến từ trưòng ĐH Oxford tỏ ra vô cùng hào hứng trước thành công ngoài sự mong đợi này.
“Thật khó có thể nói hết về những kết quả mà mỗi bệnh nhân sẽ đạt được bởi tất cả còn đang ở giai đoạn đầu.”- Jackson thận trọng.
Tuy nhiên, ai cũng hiểu rằng có một sự kỳ vọng rất lớn đang được đặt trên vai các nhà khoa học tài ba này.
Phương Hiền
Để có được thành quả kì diệu đó, các bác sĩ đã phải cấy vào bên trong mắt James một con chip điện tử cách đây 6 tuần.
Anh chia sẻ: “Sau một thập niên chìm trong trong bóng tối, rồi đột nhiên bạn nhìn thấy ánh sáng- nó giống như một chiếc đèn flash bừng sáng lên vậy”.
Con chip này đã giúp bệnh nhân mù cải thiện thị lực |
Lúc này anh đã có thể nhận thấy được hình dáng và ánh sáng. Và Jams đang hy vọng rằng: thị giác của anh và cách thức mà bộ não giải mã những gì con chip đang hiển thị- sẽ tiếp tục được cải thiện.
Lúc này James đã trở thành 1 trong 2 bệnh nhân người Anh đầu tiên đang dần dần khôi phục lại thị giác từng phần bằng việc cấy ghép võng mạc mang tính tiên phong này.
Trường hợp kia chính là Robin Millar, một trong những nhà sản xuất âm nhạc thành công nhất của Anh, cũng đã chịu cảnh mù lòa suốt 25 năm qua.
Cả 2 đều bị mất thị lực do mắc phải căn bệnh viêm võng mạc sắc tố- khi đó các tế bào tiếp nhận ánh sáng ở phía sau mắt không còn hoạt động nữa.
James đã phải trải qua cuộc phẫu thuật kéo dài trong vòng 10 tiếng đồng hồ tại Oxford University Eye Hospital cách đây 6 tuần, và 3 tuần trước con chip bắt đầu hoạt động.
“Tôi không biết những gì sẽ diễn ra nhưng có một ánh đèn flash trong mắt mình. Nó giống như một ai đó đang chụp hình với đèn flash và tôi biết rằng thị giác của mình vẫn còn đang tiếp tục hoạt động”- James chia sẻ.
Con chíp này đã có tới 1500 điểm nhạy cảm ánh sáng, đảm nhận chức năng của cơ quan kích thích ánh sáng hình que và hình quạt bên trong võng mạc.
Bài kiểm tra đầu tiên là thử xem bệnh nhân có nhận biết được một chiếc đĩa và chiếc tách màu trắng trong một cái nền màu đen hay không.
Jams cho biết: “phải mất một khoảng thời gian để não bộ của tôi có thể điều chỉnh cái gì đang hiện diện trước mắt mình, tuy nhiên tôi có thể cảm nhận được về đường cong và đường viền của chúng”.
Về phần mình, Millar- người đàn ông 60 tuổi với 25 năm sống trong bóng tối, cũng không giấu được niềm vui sướng khi ông đang tràn trề hy vọng có thể nhìn thấy lại được những màu sắc sống động lần đầu tiên trong suốt 25 năm qua.
Tim Jackson- bác sĩ nhãn khoa tại King’s College Hospital và Robert MacLaren, đến từ trưòng ĐH Oxford tỏ ra vô cùng hào hứng trước thành công ngoài sự mong đợi này.
“Thật khó có thể nói hết về những kết quả mà mỗi bệnh nhân sẽ đạt được bởi tất cả còn đang ở giai đoạn đầu.”- Jackson thận trọng.
Tuy nhiên, ai cũng hiểu rằng có một sự kỳ vọng rất lớn đang được đặt trên vai các nhà khoa học tài ba này.
Phương Hiền
Bình luận