Đầy hơi, ngộ độc, hóc dị vật rất dễ xảy ra trong ngày Tết. Đứng trước những tình huống nguy hiểm này, bạn cần làm gì để bảo vệ sức khỏe người thân?
Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm là triệu chứng rất có thể gặp trong các ngày Tết do ăn uống phải những món bị nhiễm độc, ôi thiu hoặc biến chất… Người bị ngộ độc thường có các biểu hiện tiêu chảy; nôn mửa; chóng mặt, sốt, đau bụng... Tình trạng này để lâu sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ và có thể dẫn đến tử vong.
Khi gặp những trường hợp trên cần có biện pháp xử lý như sau:
Trường hợp ngộ độc sớm: Dùng lông gà ngoáy vào họng, uống nước muối (pha khoảng 2 thìa muối với một cốc nước ấm), hoặc uống thật nhiều nước để gây nôn.
Chú ý: Nếu là trẻ em, khi gây nôn, nên đặt chúng nằm thấp và nghiêng sang một bên để móc thức ăn trong họng ra. Lau chùi cho trẻ bằng khăn mềm sạch sẽ. Tất cả các trường hợp ngộ độc đều phả iđược chữa trị kịp thời.
Nếu ngộ độc thức ăn xảy ra sau 6 giờ, chất độc đã hấp thụ phần nào vào cơ thể, khi đó nên xử lý như sau:
Cách 1: Dùng chất trung hoà. Nếu bị ngộ độc do các chất acid thì có thể dùng các chất kiềm như nước xà phòng 1%, nước magie oxyt 4%, cách 5 phút cho người bệnh uống 15 ml. Đặc biệt chú ý không được sử dụng thuốc muối vì có thể dẫn đến tình trạng thủng dạ dày, nhất là với bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày.
Cách 2: Dùng chất bảo vệ niêm mạc dạ dày như bột mì, bột gạo, sữa, lòng trắng trứng gà, nước cháo để uống…, tránh tình trạng hấp thu của dạ dày, ruột đối với chất độc.
Cách 3: Nếu bị ngộ độc kim loại như chì hoặc thủy ngân, dùng chất kết tủa như lòng trắng trứng, sữa hoặc 4-10 g muối natri sunfat.
Lưu ý: Tất cả các trường hợp ngộ độc đều phải đưa tới cơ sở y tế để được bác sĩ có phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời.
Ngộ độc rượu
Không giống như thực phẩm, có thể mất thời gian để tiêu hóa, rượu được hấp thu nhanh chóng trước hầu hết các chất dinh dưỡng khác.
Ngộ độc rượu gây hậu quả khá nghiêm trọng, thậm chí chết người nếu lượng tiêu thụ lớn trong một thời gian ngắn. Uống quá nhiều, quá nhanh có thể ảnh hưởng đến hô hấp, nhịp tim và có khả năng dẫn đến hôn mê rồi tử vong.
Uống nhanh hoặc nhiều đồ uống trong một ngày là nguyên nhân chính của ngộ độc rượu. Ngộ độc rượu cũng có thể xảy ra khi vô tình ăn sản phẩm gia dụng có chứa rượu.
Các dấu hiệu và triệu chứng của ngộ độc rượu gồm: ói mửa, động kinh; thở chậm (ít hơn tám hơi thở một phút); không thường xuyên hít thở; da xanh; thân nhiệt thấp; bất tỉnh; lẫn lộn trạng thái…
Nếu nghi ngờ một người bị ngộ độc rượu, ngay cả khi không thấy các dấu hiệu và triệu chứng cổ điển, vẫn phải xử lý sự cố này ngay lập tức bởi một người bất tỉnh hoặc không thể đánh thức được đều có nguy cơ tử vong.
Trong trường hợp khẩn cấp, cần làm theo các gợi ý:
Nếu một người bất tỉnh, thở ít hơn 8 lần/phút hoặc nôn ói không kiểm soát được, cần đưa đi cấp cứu ngay. Ngay cả khi một người nào đó bất tỉnh hoặc đã ngừng uống, rượu vẫn tiếp tục được phát hành vào máu và mức độ của rượu trong cơ thể tiếp tục tăng. Không bao giờ giả định rằng họ sẽ ngủ trong ngộ độc rượu.
Nếu người đó vẫn còn ý thức, có thể nhận hướng dẫn xử lý của những người có chuyên môn qua điện thoại hoặc trực tiếp đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
Luôn sẵn sàng cung cấp thông tin với nhân viên cấp cứu về các loại rượu uống, số lượng và khi nào.
Không để người bất tỉnh một mình. Trong khi chờ đợi để được giúp đỡ, không cố gắng để làm cho người đó nôn mửa. Người bị ngộ độc rượu sẽ giảm phản xạ và có thể sặc chất nôn của chính họ, thậm chí, có thể vô tình hít chất nôn vào phổi, gây ra chấn thương tại đây và tử vong.
Hóc dị vật, nguy cơ tử vong cao
Dị vật mắc vào đường thở (hóc) là một tai nạn có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ cao nhất ở trẻ 2-4 tuổi. Trong những ngày Tết, tình trạng này có nguy cơ gia tăng bởi các loại bánh kẹo, hạt, thạch… được bày la liệt trước mắt chúng. Nếu không được cấp cứu kịp thời, trẻ có thể bị bất tỉnh, ngừng tim và dẫn đến tử vong.
Khi nạn nhân bị hóc, có thể bị nghẽn đường thở không hoàn toàn hoặc hoàn toàn. Nếu bị tắc nghẽn không hoàn toàn, nạn nhân thường có triệu chứng ho và cố ho, khạc để tống dị vật ra ngoài, có thể có biểu hiện khó thở hoặc thở bất thường.
Nếu bị tắc nghẽn đường thở hoàn toàn, nạn nhân không nói được, tay ôm lấy cổ, khó thở, cố gắng thở, mắt trợn ngược, vẻ mặt hoảng hốt. Mặt của nạn nhân đỏ bừng, mạch máu ở cổ nổi phồng; môi và lưỡi bị tím tái dần.
Việc xử trí dị vật đường thở phải thực hiện thật khẩn trương nếu không sẽ nguy hiểm tính mạng, do vậy lập tức thực hiện các biện pháp vỗ lưng, ép ngực hay ép bụng tùy độ tuổi.
Trẻ nhỏ dưới một tuổi:
Biện pháp vỗ lưng: Người sơ cứu ngồi hoặc đứng, chân đưa ra phía trước. Đặt trẻ nằm sấp dọc theo mặt trước cẳng tay của người sơ cứu trong tư thế cổ ngửa, đầu thấp rồi vỗ 5 lần (lực vừa phải) vào lưng của trẻ ở vị trí giữa hai xương bả vai. Nếu dị vật chưa thoát ra thì lập tức dùng biện pháp ép ngực.
Biện pháp ép ngực: Lật trẻ nằm ngửa dọc theo cẳng tay trong tư thế cổ ngửa, đầu thấp, dùng 2 ngón trỏ và giữa của bàn tay kia ấn vào điểm giao nhau giữa xương ức và đường nối hai núm vú 5 lần (lực ấn vừa phải). Nên làm luân phiên 2 biện pháp vỗ lưng và ép ngực cho đến khi dị vật đường thở được tống ra ngoài.
Trẻ từ 1-8 tuổi:
Biện pháp vỗ lưng: Người sơ cứu quỳ, cho trẻ đứng, cúi đầu thấp, miệng há ra. Người sơ cứu quỳ một bên trẻ, một tay đỡ ngực, một tay vỗ 5 lần vào lưng trẻ ở vị trí giữa hai xương bả vai, nếu dị vật chưa ra thì phối hợp dùng biện pháp ép bụng.
Biện pháp ép bụng: Cho trẻ đứng, đầu cúi thấp, miệng há ra. Người sơ cứu quỳ ở phía sau trẻ, vòng 2 tay về phía trước bụng của trẻ, một tay người sơ cứu nắm lại như nắm đấm đặt vào vị trí điểm giữa rốn và mũi ức, bàn tay còn lại nắm bọc ra ngoài bàn tay kia cho chặt lại. Sau đó ép bụng đột ngột 5 lần. Nếu dị vật đường thở chưa được tống ra ngoài, cần làm xen kẽ hai biện pháp cho đến khi dị vật được tống ra ngoài.
Đầy hơi
Những ngày lễ tết, nếp sống sinh hoạt bị đảo lộn, bữa cơm dinh dưỡng cũng thay đổi theo, điều này khiến bạn dễ bị đầy bụng khó tiêu. Để tránh các dấu hiệu khó tiêu, bạn nên ăn chậm, nhai kĩ. Bữa ăn phải luôn cân đối giữa các chất đường, béo, đạm, vitamin…
Ăn quá nhiều đạm trong ngày Tết cũng là nguyên nhân gây khó tiêu nên cần bổ sung nhiều rau xanh, củ, quả, đặc biệt là gừng, tỏi, hành, rau diếp cá… Uống ít nước ngọt, cà phê, rượu bia và các chất kích thích cũng là cách chống khó tiêu hiệu quả.
Trong trường hợp đã mắc triệu chứng khó chịu này, cần uống thuốc đầy hơi khó tiêu như Carbomint, Carbophos, Seltzer… và phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Khi sử dụng thuốc, nếu có dấu hiệu bất thường như chóng mặt buồn nôn, đau đầu, dị ứng, cần ngừng ngay việc uống thuốc và đi khám bác sĩ. Ngoài ra, có thể khắc phục bằng cách dùng tay xoa quanh rốn xuôi theo kim đồng hồ.
Nguồn: Zing
Ngộ độc thực phẩm là triệu chứng rất có thể gặp trong các ngày Tết do ăn uống phải những món bị nhiễm độc, ôi thiu hoặc biến chất… Người bị ngộ độc thường có các biểu hiện tiêu chảy; nôn mửa; chóng mặt, sốt, đau bụng... Tình trạng này để lâu sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ và có thể dẫn đến tử vong.
Khi gặp những trường hợp trên cần có biện pháp xử lý như sau:
Trường hợp ngộ độc sớm: Dùng lông gà ngoáy vào họng, uống nước muối (pha khoảng 2 thìa muối với một cốc nước ấm), hoặc uống thật nhiều nước để gây nôn.
Chú ý: Nếu là trẻ em, khi gây nôn, nên đặt chúng nằm thấp và nghiêng sang một bên để móc thức ăn trong họng ra. Lau chùi cho trẻ bằng khăn mềm sạch sẽ. Tất cả các trường hợp ngộ độc đều phả iđược chữa trị kịp thời.
Nếu ngộ độc thức ăn xảy ra sau 6 giờ, chất độc đã hấp thụ phần nào vào cơ thể, khi đó nên xử lý như sau:
Cách 1: Dùng chất trung hoà. Nếu bị ngộ độc do các chất acid thì có thể dùng các chất kiềm như nước xà phòng 1%, nước magie oxyt 4%, cách 5 phút cho người bệnh uống 15 ml. Đặc biệt chú ý không được sử dụng thuốc muối vì có thể dẫn đến tình trạng thủng dạ dày, nhất là với bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày.
Cách 2: Dùng chất bảo vệ niêm mạc dạ dày như bột mì, bột gạo, sữa, lòng trắng trứng gà, nước cháo để uống…, tránh tình trạng hấp thu của dạ dày, ruột đối với chất độc.
Cách 3: Nếu bị ngộ độc kim loại như chì hoặc thủy ngân, dùng chất kết tủa như lòng trắng trứng, sữa hoặc 4-10 g muối natri sunfat.
Lưu ý: Tất cả các trường hợp ngộ độc đều phải đưa tới cơ sở y tế để được bác sĩ có phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời.
Ngộ độc rượu
Không giống như thực phẩm, có thể mất thời gian để tiêu hóa, rượu được hấp thu nhanh chóng trước hầu hết các chất dinh dưỡng khác.
Ngộ độc rượu gây hậu quả khá nghiêm trọng, thậm chí chết người nếu lượng tiêu thụ lớn trong một thời gian ngắn. Uống quá nhiều, quá nhanh có thể ảnh hưởng đến hô hấp, nhịp tim và có khả năng dẫn đến hôn mê rồi tử vong.
Uống nhanh hoặc nhiều đồ uống trong một ngày là nguyên nhân chính của ngộ độc rượu. Ngộ độc rượu cũng có thể xảy ra khi vô tình ăn sản phẩm gia dụng có chứa rượu.
Các dấu hiệu và triệu chứng của ngộ độc rượu gồm: ói mửa, động kinh; thở chậm (ít hơn tám hơi thở một phút); không thường xuyên hít thở; da xanh; thân nhiệt thấp; bất tỉnh; lẫn lộn trạng thái…
Nếu nghi ngờ một người bị ngộ độc rượu, ngay cả khi không thấy các dấu hiệu và triệu chứng cổ điển, vẫn phải xử lý sự cố này ngay lập tức bởi một người bất tỉnh hoặc không thể đánh thức được đều có nguy cơ tử vong.
Trong trường hợp khẩn cấp, cần làm theo các gợi ý:
Nếu một người bất tỉnh, thở ít hơn 8 lần/phút hoặc nôn ói không kiểm soát được, cần đưa đi cấp cứu ngay. Ngay cả khi một người nào đó bất tỉnh hoặc đã ngừng uống, rượu vẫn tiếp tục được phát hành vào máu và mức độ của rượu trong cơ thể tiếp tục tăng. Không bao giờ giả định rằng họ sẽ ngủ trong ngộ độc rượu.
Nếu người đó vẫn còn ý thức, có thể nhận hướng dẫn xử lý của những người có chuyên môn qua điện thoại hoặc trực tiếp đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
Luôn sẵn sàng cung cấp thông tin với nhân viên cấp cứu về các loại rượu uống, số lượng và khi nào.
Không để người bất tỉnh một mình. Trong khi chờ đợi để được giúp đỡ, không cố gắng để làm cho người đó nôn mửa. Người bị ngộ độc rượu sẽ giảm phản xạ và có thể sặc chất nôn của chính họ, thậm chí, có thể vô tình hít chất nôn vào phổi, gây ra chấn thương tại đây và tử vong.
Hóc dị vật, nguy cơ tử vong cao
Dị vật mắc vào đường thở (hóc) là một tai nạn có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ cao nhất ở trẻ 2-4 tuổi. Trong những ngày Tết, tình trạng này có nguy cơ gia tăng bởi các loại bánh kẹo, hạt, thạch… được bày la liệt trước mắt chúng. Nếu không được cấp cứu kịp thời, trẻ có thể bị bất tỉnh, ngừng tim và dẫn đến tử vong.
Khi nạn nhân bị hóc, có thể bị nghẽn đường thở không hoàn toàn hoặc hoàn toàn. Nếu bị tắc nghẽn không hoàn toàn, nạn nhân thường có triệu chứng ho và cố ho, khạc để tống dị vật ra ngoài, có thể có biểu hiện khó thở hoặc thở bất thường.
Nếu bị tắc nghẽn đường thở hoàn toàn, nạn nhân không nói được, tay ôm lấy cổ, khó thở, cố gắng thở, mắt trợn ngược, vẻ mặt hoảng hốt. Mặt của nạn nhân đỏ bừng, mạch máu ở cổ nổi phồng; môi và lưỡi bị tím tái dần.
Việc xử trí dị vật đường thở phải thực hiện thật khẩn trương nếu không sẽ nguy hiểm tính mạng, do vậy lập tức thực hiện các biện pháp vỗ lưng, ép ngực hay ép bụng tùy độ tuổi.
Xử lý sự cố hóc dị vật đúng cách sẽ mang lại cơ hội sống cho nhiều người. Ảnh: Dieutri.vn. |
Biện pháp vỗ lưng: Người sơ cứu ngồi hoặc đứng, chân đưa ra phía trước. Đặt trẻ nằm sấp dọc theo mặt trước cẳng tay của người sơ cứu trong tư thế cổ ngửa, đầu thấp rồi vỗ 5 lần (lực vừa phải) vào lưng của trẻ ở vị trí giữa hai xương bả vai. Nếu dị vật chưa thoát ra thì lập tức dùng biện pháp ép ngực.
Biện pháp ép ngực: Lật trẻ nằm ngửa dọc theo cẳng tay trong tư thế cổ ngửa, đầu thấp, dùng 2 ngón trỏ và giữa của bàn tay kia ấn vào điểm giao nhau giữa xương ức và đường nối hai núm vú 5 lần (lực ấn vừa phải). Nên làm luân phiên 2 biện pháp vỗ lưng và ép ngực cho đến khi dị vật đường thở được tống ra ngoài.
Trẻ từ 1-8 tuổi:
Biện pháp vỗ lưng: Người sơ cứu quỳ, cho trẻ đứng, cúi đầu thấp, miệng há ra. Người sơ cứu quỳ một bên trẻ, một tay đỡ ngực, một tay vỗ 5 lần vào lưng trẻ ở vị trí giữa hai xương bả vai, nếu dị vật chưa ra thì phối hợp dùng biện pháp ép bụng.
Biện pháp ép bụng: Cho trẻ đứng, đầu cúi thấp, miệng há ra. Người sơ cứu quỳ ở phía sau trẻ, vòng 2 tay về phía trước bụng của trẻ, một tay người sơ cứu nắm lại như nắm đấm đặt vào vị trí điểm giữa rốn và mũi ức, bàn tay còn lại nắm bọc ra ngoài bàn tay kia cho chặt lại. Sau đó ép bụng đột ngột 5 lần. Nếu dị vật đường thở chưa được tống ra ngoài, cần làm xen kẽ hai biện pháp cho đến khi dị vật được tống ra ngoài.
Đầy hơi
Những ngày lễ tết, nếp sống sinh hoạt bị đảo lộn, bữa cơm dinh dưỡng cũng thay đổi theo, điều này khiến bạn dễ bị đầy bụng khó tiêu. Để tránh các dấu hiệu khó tiêu, bạn nên ăn chậm, nhai kĩ. Bữa ăn phải luôn cân đối giữa các chất đường, béo, đạm, vitamin…
Ăn quá nhiều đạm trong ngày Tết cũng là nguyên nhân gây khó tiêu nên cần bổ sung nhiều rau xanh, củ, quả, đặc biệt là gừng, tỏi, hành, rau diếp cá… Uống ít nước ngọt, cà phê, rượu bia và các chất kích thích cũng là cách chống khó tiêu hiệu quả.
Trong trường hợp đã mắc triệu chứng khó chịu này, cần uống thuốc đầy hơi khó tiêu như Carbomint, Carbophos, Seltzer… và phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Khi sử dụng thuốc, nếu có dấu hiệu bất thường như chóng mặt buồn nôn, đau đầu, dị ứng, cần ngừng ngay việc uống thuốc và đi khám bác sĩ. Ngoài ra, có thể khắc phục bằng cách dùng tay xoa quanh rốn xuôi theo kim đồng hồ.
Nguồn: Zing
Bình luận