Vai trò này được tiết lộ sau khi các thông tin chi tiết về thỏa thuận vũ khi trị giá 100 triệu USD giữa Triều Tiên và một công ty ở Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) xuất hiện tuần trước.
Trên thực tế, thương vụ này từng bị New York Times mang ra mổ xẻ vào năm 2015 sau khi các email có chứa thông tin liên quan tới thỏa thuận nói trên bị rò rỉ.
Tới ngày 25/7, Triều Tiên tiếp tục bị tờ The Hill tố có mối quan hệ nguy hiểm với Qatar. Washinton Post nhận định, đây là điều dễ hiểu bởi Qatar đang sử dụng nguồn lao động lên tới 3.000 người tới từ quốc gia Đông Bắc Á.
Theo tờ báo Mỹ, trong những năm gần đây, cả hai phía trong cuộc khủng hoảng ngoại giao đều bị cáo buộc có quan hệ kinh tế bất hợp pháp với Bình Nhưỡng. Những thương vụ bí mật này đã cung cấp cho Triều Tiên một nguồn tiền không nhỏ để phát triển chương trình hạt nhân của mình.
Nhưng giới phân tích cho rằng, không phải ngẫu nhiên mà cái tên Triều Tiên lại được nhắc tới trong cuộc khủng hoảng vùng Vịnh. Theo ông Theodore Karasik, cố vấn cao cấp của Trung tâm phân tích các nước vùng Vịnh, việc quan hệ giữa Qatar hay UAE với Bình Nhưỡng bị khơi ra vào thời điểm này có thể là nhằm gây ảnh hưởng tới giới làm luật và công chúng ở Mỹ bởi ai cũng hiểu rằng Washington không ưa Triều Tiên.
Video: Ngẩn ngơ trước những nhan sắc như hoa hậu của nữ cảnh sát Triều Tiên
Dù vậy, bà Andrea Berger, chuyên gia cấp cao của Viện Nghiên cứu quốc tế Middlebury nhận định, việc hai bên lần lượt tố nhau có quan hệ với Triều Tiên chưa chắc đã là quyết định đúng đắn bởi bản thân UAE hay Qatar rất có thể sẽ phải đối mặt với các lệnh trừng phạt từ phía Mỹ nếu Washington đánh giá mức độ nghiêm trọng về mối liên hệ của hai quốc gia này với đất nước Đông Bắc Á.
Nhưng nếu Mỹ làm vậy, họ chắc chắn sẽ phải để mắt tới một cái tên khác là Kuwait, đồng minh quan trọng của Washington dù không liên quan tới khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh nhưng lại là nền kinh tế có quan hệ mật thiết nhất với Triều Tiên trong khu vực.
Bình luận