• Zalo

Cách về đích sớm nhất khi ôn luyện môn Ngữ văn

Giáo dụcThứ Ba, 03/04/2018 10:42:00 +07:00Google News

Để giúp thí sinh tránh học tủ, học lệch, thầy giáo Cao Chí Bằng (giáo viên tại TP. HCM) chia sẻ bài viết hướng dẫn thí sinh ôn thi hiệu quả, về đích sớm nhất khi ôn luyện môn Ngữ văn.

Năm 2018, kiến thức ôn thi THPT Quốc gia rộng và nhiều nhưng thí sinh chưa được trang bị phương pháp ôn luyện hiệu quả.

Mới đây, thầy giáo nổi tiếng Cao Chí Bằng (Tác giả bộ sách Bứt phá điểm thi THPT Quốc gia 2018 môn Ngữ văn" gửi tới VTC News bài viết về cách ôn luyện môn Ngữ văn nhằm giúp các sỹ tử tránh học tủ, học lệch, về đích sớm nhất.

1

 Thầy Chí Bằng giao lưu với độc giả và tư vấn ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn trong buổi ra mắt sách mới tại hội sách lần thứ X, TP.HCM.

Cụ thể bài viết:

"Đề minh họa là dạng đề gì?

Thực ra, tên đúng của dạng đề trong đề minh họa là: Nghị luận về nhân vật văn học, một dạng con của dạng Nghị luận về một đoạn trích/tác phẩm văn xuôi.

Tuy nhiên, để đề có tính phân hóa, đề minh họa có thêm một vế nâng cao và để đảm bảo không học lệch, người ra đề chọn cách liên hệ với tác phẩm lớp 11 theo đúng giới hạn ôn thi năm nay.

Để tiện gọi tên, tôi gọi là dạng đề liên hệ. Riêng môn Ngữ văn, liên hệ đã trở thành từ khóa nóng nhất năm 2018.

Đề liên hệ khác đề so sánh văn học. Vì nó liên hệ để bình luận (thao tác bình luận) là đánh giá, nhận xét về một vấn đề nào đó.

Vì bình luận là phải đánh giá, nhận xét. Thao tác này khó hơn giải thích, phân tích, chứng minh nhưng nó tương đương thao tác so sánh, bác bỏ.

Như vậy, nếu nhìn từ góc độ này, người ra đề phải lựa chọn thêm từ khóa bình luận, đánh giá, nhận xét vào vế thứ 2 của đề thi, mà chủ yếu là câu nghị luận văn học.

Nên ôn những dạng đề nào?

Câu trả lời chính xác nhất là: Dạng đề nào có độ phân hóa tốt và phù hợp với khoảng thời gian thi môn Ngữ văn thì đều có thể xuất hiện.

Việc này tránh được học tủ, học lệch.

Những dạng đề nào có thể phù hợp để ra đề có vế liên hệ đây?

– Nghị luận về một đoạn thơ/bài thơ (có thể trích thơ sẵn trong đề).

– Nghị luận về một đoạn trích/tác phẩm văn xuôi. Mà chủ yếu là nghị luận về một đoạn trích, nhân vật, tình huống truyện… Còn nghị luận về một chi tiết đặc sắc rất khó nên thường phù hợp để liên hệ.

– Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học cũng rất phù hợp.

Ví dụ, khi bàn về nhân vật Tràng trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân (Ngữ văn 12), có ý kiến cho rằng: "Tràng là một gã trai quê nông nổi, thiếu suy nghĩ nhưng cũng đầy khát khao và có trách nhiệm với cuộc đời”. Bằng hiểu biết của anh/chị về truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Từ đó, liên hệ với nhân vật Chí Phèo trong đoạn kết thúc truyện để nhận xét về số phận người nông dân qua hai truyện ngắn này.

– Dạng so sánh văn học khả năng ra rất thấp vì dạng đề này vừa khó vừa cần nhiều thời gian. Đồng thời, nếu so sánh thì tỉ lệ kiến thức không phù hợp với định hướng của Bộ GD-ĐT – 30% kiến thức lớp 11 và 70% kiến thức lớp 12.

Do vậy, để chuẩn bị tốt nhất, thí sinh buộc phải nắm được cách làm các dạng đề khác nhau.

Thực ra, để nhớ cách làm từng dạng đề không khó, nó không phải vấn đề nếu chúng ta đã nắm được nội dung tác phẩm.

Nên tập trung vào 12 hay 11 ? Tỷ lệ bao nhiêu?

Từ phân tích đề minh họa môn Ngữ văn và tất cả các môn khác như Toán, Tiếng Anh… tỷ lệ kiến thức chương trình lớp 11 xuất hiện chỉ khoảng 20 – 30%, còn 70 – 80% còn lại là kiến thức thuộc chương trình lớp 12.

Do vậy, nên ôn luyện tập trung vào lớp 12. Sau đó liên hệ sang lớp 11. Đó là phương án ôn tập tốt nhất cho đến thời điểm hiện tại.

Năm 2019, giới hạn kiến thức ra đề gồm cả ba năm cấp học. Như vậy, người học không thể học tất cả kiến thức trong chương trình cả ba năm.

Do vậy, cách liên hệ như trong đề minh họa, theo tôi cho rằng, đó là phương án tối ưu nhất giúp các em về đích sớm nhất môn Ngữ văn.

Video: Những mốc thời gian thi THPT Quốc gia 2018 thí sinh cần nhớ?

Thầy Cao Chí Bằng
Bình luận
vtcnews.vn